Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 1 - Gương phẳng - Định luật phản xạ ánh sáng

- Ôn tập giúp HS hiểu rõ được định luật phản xạ ánh sáng, biết vận dụng định luật vào cách vẽ ảnh và giải thích các hiện tượng tự nhiên.

 - Nắm chắc được đặc điểm của ảnh tạo bởi gương phẳng từ đó biết cách vẽ ảnh của gương phẳng và là nền tảng cho vẽ tia tới, tia phản xạ của các gương khác.

 

doc10 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1147 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 1 - Gương phẳng - Định luật phản xạ ánh sáng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 7 -> 9 Ngày soạn: 6- 10- 2007 Tiết : 1 -> 3 Chủ đề 1: Chủ đề bám sát Gương phẳng - Định luật phản xạ ánh sáng I. mục tiêu: - Ôn tập giúp HS hiểu rõ được định luật phản xạ ánh sáng, biết vận dụng định luật vào cách vẽ ảnh và giải thích các hiện tượng tự nhiên. - Nắm chắc được đặc điểm của ảnh tạo bởi gương phẳng từ đó biết cách vẽ ảnh của gương phẳng và là nền tảng cho vẽ tia tới, tia phản xạ của các gương khác. II. chuẩn bị: - Giáo án (kiến thức + bài tập) - Kiến thức về GP, định luật phản xạ ánh sáng III. hoạt động dạy và học: 1, ổn định lớp. 2, Bài mới. * Giới thiệu bài: Để hiểu sâu và rõ hơn về các đặc điểm của ảnh tạo bởi GP, định luật phản xạ ánh sáng. Từ đó biết vận dụng vẽ ảnh, tia tới, tia phản xạ, xác định vùng nhìn thấy của ảnh tạo bởi GP, đồng thời cũng là nền tảng để chúng ta học tốt hơn về GC lõm, GC lồi. Chủ đề này sẽ giúp chúng ta giải quyết vấn đề này. Hoạt động 1: Tóm tắt kiến thức Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV cho HS nhắc lại các kiến thức liên quan đến: - Định luật phản xạ ánh sáng - Các đặc điểm của ảnh tạo bởi GP GV nhận xét -> chốt lại các ý chính cần nhớ. HS nhắc lại kiến thức: * Định luật phản xạ ánh sáng - Tia phản xạ nằm trong mp chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới. Góc phản xạ bằng góc tới. * Các đặc điểm của ảnh tạo bởi GP - ảnh tạo bởi GP là ảnh ảo, ảnh tạo bởi GP không hứng được trên màn chắn và bằng vật. - Khoảng cách từ 1điểm của vật đến GP bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương. - Các tia sáng từ điểm sáng S tới GP cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S’. Hoạt động 2: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm * GV: chuẩn bị các câu hỏi và bài tập để đưa ra cho HS giải quyết. Gọi HS lên trả lời, làm -> GV nhận xét, từ đó củng cố kiến thức cho HS. * HS: + Trả lời câu hỏi, và lên bảng làm bài tập. + Chép bài tập, làm vào vở. 1, Góc tới là: A. góc tạo bởi tia tới và pháp tuyến của gương tại điểm tới. B. góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ. C. góc tạo bởi tia phản xạ và pháp tuyến của gương tại điểm tới. D. góc phụ với góc tạo bởi tia tới và phản xạ. 2, Kết luận nào sau đây là đúng khi so sánh góc tới và góc phản xạ? A. Góc tới bằng góc phản xạ. B. Góc tới lớn hơn góc phản xạ. C. Góc tới bé hơn góc phản xạ. D. Góc tới phụ với góc phản xạ. 3, Kết luận nào sau đây sai khi nói về tia tới và tia phản xạ? A. Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến. B. Tia tới nằm trong mặt phẳng chứa tia phản xạ và đường pháp tuyến. C. Tia tới và tia phản xạ nằm trên một mặt phẳng. D. Tia tới và tia phản xạ nằm trên mặt phẳng gương. 4, Chiếu một tia sáng tới mặt phẳng gương với góc tới bằng 450, góc phản xạ nhận được giá trị nào trong các giá trị sau đây? A. 350 B. 450 C. 550 D. 650 5, Chiếu một tia sáng tới mặt phẳng gương với góc tới bằng 250, góc tạo bởi tia phản xạ và tia tới nhận được giá trị nào trong các giá trị sau đây? A. 250 B. 450 C. 500 D. 650 6, Mặt phẳng được xem là GP khi A. mặt rất phẳng B. bề mặt hấp thụ toàn bộ ánh sáng chiếu đến nó. C. bề mặt lồi lõm. D. bề mặt nhẵn bóng và phản xạ tốt ánh sáng chiếu đến nó. 7, Mặt phẳng nào được xem là gương phẳng trong các mặt phẳng sau? A. Mặt nước phẳng lặng khi không có gió. B. Mặt nước đang gợn sóng. C. Mặt phẳng của bức tường nhẵn. D. Mặt bảng từ của lớp học. 8, Chùm sáng phản xạ của chùm sáng song song chiếu tới một GP sẽ là: A. chùm hội tụ. B. chùm phân kì. C. chùm song song. D. cả ba phương án trên đều đúng. 9, Chiếu một tia sáng đến một GP, tia tới và tia phản xạ vuông góc với nhau. Góc tạo bởi tia tới và mặt phẳng gương nhận được giá trị nào trong các giá trị sau? A. 350 B. 450 C. 900 D. 600 10, Trường hợp nào sau đây cho tia phản xạ trùng với tia tới? A. Góc tới bằng 600 B. Góc tới bằng 00 C. Góc tới bằng 900 D. Góc tới bằng 400 11, Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng ? ảnh tạo bởi gương phẳng. A hứng được trên màn và lớn bằng vật. B. không hứng được trên màn và lớn hơn vật. C. không hứng được trên màn và bằng vật. D. hứng được trên màn và nhỏ hơn vật 12, Kết luận nào sau đây đúng khi so sánh khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng và khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương phẳng ? A. Hai khoảng cách đó khác nhau. B. Khoảng cách từ vật đến gương phẳng lớn hơn. C. Khoảng cách từ ảnh đến gương phẳng lớn hơn . D. Hai khoảng cách đó bằng nhau. 13, Hình vẽ ảnh của vật AB nào đúng trong các hình vẽ sau đây? A B C D 14, Kết luận nào sau đây đúng ? A. ảnh và vật luôn đối xứng nhau qua gương phẳng . B. ảnh và vật luôn song song với nhau. C. ảnh và vật nằm về cùng một phía so với gương phẳng. D. Cả 3 phương án trên đều sai. S Q N 15, Hình vẽ bên vẽ ảnh của 1 điểm sáng S tạo bởi gương phẳng, kết luận nào sau đây sai ? A. SM = S’M M I P B. SI = S’I C. góc SIQ = góc QIN D. góc SIM = góc QIN S’ 16, Cho hai điểm M,N và gương phẳng như * M hình vẽ bên. Hãy vẽ tia tới từ M tới gương * N phẳng và tia phản xạ của nó qua N. Cách vẽ nào sau đấy đúng ? A. Kéo dài M với Ncắt gương phẳng tại I, tia tới là tia MI, tia phẳn xạ là tia IN. B. Kẻ một tia tới bất kỳ tới gương phẳng tại I, tại phản xạ là tia IN C. Lấy điểm M’ đối sứng với M qua gương phẳng, nối N với M’cắt gương phẳng tại I. Nối M với I ta được tia tới qua M và tia phẳn xạ là IN. D. cả 3 cách trên đều sai. 17, Nhìn trên hình vẽ cho biết đặt mắt ở vị trí nào sẽ quan sát được ảnh S’ của điểm S qua gương phẳng? S P Q C D A B S’ A. vùng giới hạn bởi PABQ B. vùng giới hạn bởi SAB C. vùng giới hạn bởi SAC D. vùng giới hạn bởi QBD 18, Một người đứng trước gương phẳng và cách gương phẳng 1 đoạn 50cm. Hỏi ảnh cách người đó 1 đoạn bằng bao nhiêu? A. 50cm B. 100cm C. 20cm D. 150cm 19, Một tia tới chiếu đến gương phẳng tại điểm O, tia phản xạ quay 1 góc bằng bao nhiêu nếu gương quay quanh điểm O G’ một góc 200? 200 A. 200. B. 400. G C. 600. D. 800. O 20, Hình vẽ bên vẽ ảnh A’B’ của AB qua gương phẳng, kết luận nào sau đây sai? A A. AB = A’B’ B B. AM = A’M C. AB = MN M N D. NB = NB’ B’ A’ 4, Củng cố – nhận xét: - GV nhắc lại những nội dung chính HS cần nhớ. - Nhận xét chung về buổi học của chủ đề. Đáp án: 1- A; 2- A; 3- D; 4- B; 5- C; 6- D; 7- A; 8- C; 9- B; 10- B; 11- C; 12- D; 13- C; 14- A; 15- D; 16- C; 17- A; 18- B; 19- B; 20- C. 5, Dặn dò: Về nhà học bài, ôn tập kĩ chương I. Tuần: 11 Ngày soạn: 8- 11- 2007 Tiết : 5 Kiểm tra cuối chủ đề 1 I. mục tiêu: - Kiểm tra, đánh giá kết quả tiếp thu kiến thức chương I của HS - Giúp HS nhận dạng, làm quen các dạng bài tập và câu hỏi trắc nghiệm, biết áp dụng trong thực tế cuộc sống. - Rèn luyện, giáo dục ý thức tự giác học tập. II. chuẩn bị: - GV: Đề bài và đáp án - HS : Kiến thức chương I III. hoạt động dạy và học: 1, ổn định lớp. 2, Bài mới. A. Đề bài: (có bản kèm theo) B. Đáp án Câu 1. Vật Nguồn sáng Vật sáng Mặt trời x x Gương x Mặt Trăng x Bóng điện x x Một ngôi sao x x Một quyển sách x Con đom đóm x x Đèn pha ô tô x x Tờ giấy trắng x Câu 2: Chọn phương án sai. Vì Trăng không thể tự phát ra ánh sáng nên không thể là 1 nguồn sáng. Trăng là 1 vật sáng. Câu 3. B Câu 4. B Câu 5. B Câu 6. B Câu 7. C Câu 8. D Câu 9. B Câu 10. D Câu 11. A Câu 12. D Câu 13. C Câu 14. C Câu 15. C Câu 16. A Câu 17.A Câu 18. A Câu 19. B Câu 20. C 3. Thu bài nhận xét tiết kiểm tra. 4. Dặn dò: Xem chương II. Tuần: 12 -> 14 Ngày soạn: 8- 11- 2007 Tiết : 6 -> 8 Chủ đề 2: Chủ đề bám sát Nguồn âm - độ cao và độ to của âm I. mục tiêu: - Giúp HS hiểu kĩ hơn, hệ thống lại các kiến thức về đặc điểm của nguồn âm, sự phụ thuộc của âm thanh vào tần số, biên độ dao động. - Vận dụng kiến thức vào trả lời, làm các dạng bài tập trắc nghiệm một cách thuần thục. - áp dụng vào giải thích các hiện tượng thường gặp trong thực tế về âm thanh. - Tạo sự say mê, thích thú tìm hiểu, nghiên cứu các hiện tượng vật lý về âm. II. chuẩn bị: - Giáo án (kiến thức + bài tập) - Kiến thức về âm học, các bài 10, 11, 12. III. hoạt động dạy và học: 1, ổn định lớp. 2, Bài mới. * Giới thiệu bài: Để hiểu sâu và kĩ hơn những kiến thức về nguồn âm, độ cao và độ to của âm, từ đó biết áp dụng vào trả lời, làm bài tập, giải thích các hiện tượng liên quan đến âm. Chúng ta cùng vào tìm hiểu chủ đề 2. Hoạt động 1: tóm tắt kiến thức Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV cho HS nhắc lại các kiến thức liên quan đến: ? Các nguồn âm có đặc điểm gì ? Tần số là gì? Đơn vị, kí hiệu. ? Tính trầm, bổng của âm thanh phụ thuộc ntn vào tần số. ? Thế nào là biên độ dao động. ? Âm thanh phụ thuộc ntn vào biên độ dao động. ? Đơn vị của độ to ? Độ to của âm ở mức nào được gọi là ngưỡng đau? - GV nhận xét -> chốt lại các ý chính cần nhớ. HS nhắc lại kiến thức, ghi vở: 1. Đặc điểm của các nguồn âm - Các vật phát ra âm gọi là nguồn âm - Tất cả các nguồn âm đều dao động 2. Tần số + Số dao động trong 1 giây gọi là tần số + Đơn vị: Héc, kí hiệu: Hz 3. Tính trầm, bổng của âm thanh - Âm phát ra càng cao (càng bổng) khi tần số dao động càng lớn. - Âm phát ra càng thấp (càng trầm) khi tần số dao động càng nhỏ. 4. Biên độ dao động. Độ to của âm + Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó được gọi là biên độ dao động. + Biên độ dao động càng lớn, âm càng to. + Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben (dB). 5. Ngưỡng đau - Khi độ to của âm lên đến 130 dB trở lên, âm thanh làm cho tai nhức nhối, khó chịu và thậm chí có thể làm điếc tai. Người ta gọi độ to của âm ở mức 130 dB là ngưỡng đau. Hoạt động 2: câu hỏi và bài tập trắc nghiệm 1. Câu hỏi và bài tập (Có bản kèm theo) 2. Đáp án: 1. A 8. A 15. A 22. B 2. B 9. A 16. B 23. A 3. B 10. A 17. A 24. D 4. B 11. D 18. D 25. C 5. D 12. B 19. A 26. D 6. C 13. C 20. C 27. nhiều, lớn, to 7. D 14. C 21. D 28. A 3, Củng cố: - GV nhắc lại những nội dung chính HS cần nhớ. - Nhận xét chung về buổi học của chủ đề 2 4, Dặn dò: - Xem nội dung các bài 13, 14, 15. Tuần: 15-> 17 Ngày soạn: 9- 11- 2007 Tiết : 9-> 11 Chủ đề 3: Chủ đề bám sát Môi trường truyền âm – phản xạ âm – tiếng vang Chống ô nhiễm tiếng ồn I. mục tiêu: - Giúp HS hiểu kĩ hơn, hệ thống lại các kiến thức về môi trường truyền âm, vận tốc truyền âm, phản xạ âm, tiếng vang, đặc điểm của các vật phản xạ âm, ô nhiễm tiếng ồn và những biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn . - Vận dụng kiến thức vào trả lời, làm các dạng bài tập trắc nghiệm một cách thuần thục. - áp dụng vào giải thích các hiện tượng thường gặp trong thực tế về MT, phản xạ âm, tiếng vang và chống ồn. - Tạo sự say mê, thích thú tìm hiểu, nghiên cứu các hiện tượng vật lý về âm. II. chuẩn bị: - Giáo án (kiến thức + bài tập) - Kiến thức về âm học, các bài 13, 14, 15 III. hoạt động dạy và học: 1, ổn định lớp. 2, Bài mới. * Giới thiệu bài: Chủ đề 2 chúng ta đã biết áp dụng kiến thức các bài 10 – 12 vào trả lời và làm các bài tập trắc nghiệm có liên quan. Chủ đề 3 này chúng ta sẽ bám sát vận dụng các kiến thức bài 13 – 15 vào làm các bài tập tiếp theo để khắc sâu kiến thức về vấn đề liên quan đến âm học. Hoạt động 1: tóm tắt kiến thức Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV cho HS nhắc lại các kiến thức liên quan đến: ? Những môi trường nào có thể truyền âm, môi trường nào không thể truyền âm. ? Trong 3 môi trường truyền âm, môi trường nào truyền âm tốt, môi trường nào truyền âm kém nhất. ? Khi nào có phản xạ âm ? Tiếng vang là gì. ? Hãy nêu đặc điểm của các vật phản xạ âm. ? Tiếng ồn ntn thì bị coi là ô nhiễm ? Ô nhiễm tiếng ồn có ảnh hưởng ntn. ? Để chống ô nhiễm tiếng ồn người ta cần làm gì. HS nhắc lại kiến thức, ghi vở: 1. Môi trường truyền âm - Chất rắn, lỏng, khí là những môi trường có thể truyền âm. - Chân không không thể truyền âm. 2. Vận tốc truyền âm - Nói chung, vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí. 3. Phản xạ âm, tiếng vang - Âm khi gặp mặt chắn đề bị phản xạ nhiều hay ít. - Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất là 1/15 giây. 4. Đặc điểm của các vật phản xạ âm - Các vật mềm, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém. - Các vật cứng, có bề mặt nhẵn, phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém) 5. Ô nhiễm tiếng ồn - Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to, kéo dài. - Ô nhiễm tiếng ồn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người. 6. Những biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn - Để chống ô nhiễm tiếng ồn cần phải giảm độ to của tiếng ồn phát ra, ngăn chặn đường truyền âm, làm cho âm truyền đi theo hướng khác. - Những vật liệu dùng để làm giảm tiếng ồn truyền đến tai gọi là những vật liệu cách âm. Hoạt động 2: câu hỏi và bài tập trắc nghiệm 1. Câu hỏi và bài tập (Có bản kèm theo) 2. Đáp án: 1. D 8. A 15. C 22. D 2. C 9. chất rắn, chất khí 16. A 23. B 3. A 10. D 17. Sgk/39 24. B 4. B 11. A 18. D 25. D 5. A 12. C 19. A 26. D 6. C 13. B 20. C 27. D 7. A 14. B 21. B 28. B 29. A 3, Củng cố: - GV nhắc lại những nội dung chính HS cần nhớ. - Nhận xét chung về buổi học của chủ đề 3 4, Dặn dò: - Ôn tập chung chủ đề 2 và 3, chuẩn bị làm bài kiểm tra chung của chủ đề. Tuần: 18 Ngày soạn: 12- 11- 2007 Tiết : 12 Kiểm tra cuối chủ đề 2 + 3 I. mục tiêu: - Kiểm tra, đánh giá kết quả tiếp thu kiến thức của HS sau khi học các chủ đề bám sát của chương II. - Giúp HS nhận dạng, làm quen các dạng bài tập và câu hỏi trắc nghiệm, biết áp dụng trong thực tế cuộc sống và chuẩn bị cho bài kiểm tra học kì môn lý được kết quả tốt. - Rèn luyện, giáo dục ý thức tự giác học tập, vận dụng, khắc sâu kiến thức. II. chuẩn bị: - GV: Đề bài và đáp án - HS : Kiến thức chương II III. hoạt động dạy và học: 1, ổn định lớp. 2, Bài mới. A. Đề bài (có bản kèm theo) B. Đáp án 1. C 5. B 9. A 13. D 17. A 2. A 6. B 10. D 14. B 18. B 3. B 7. A 11. A 15. B 19. C 4. B 8. A 12. C 16. A 20. a,b – Sai; c,d - Đúng (Câu 17=> gọi s là khoảng cách từ người đến vách núi, suy ra 2s là quãng đường âm truyền đến vách núi sau đó phản xạ trở lại, 2s cũng chính là quãng đường âm truyền được trong 3s: => 2s = v.t = 340.t -> s = 340t/2 = 510 m. ) 3. Thu bài nhận xét tiết kiểm tra. 4. Dặn dò: Ôn tập kỹ chương II chuẩn bị cho thi học kì I.

File đính kèm:

  • docGiao an chu de tu chon vat ly 7.doc
Giáo án liên quan