Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 1 - Tuần 1 - Nhận biết ánh sáng – nguồn sáng và vật sáng

Kiến thức :

- Nêu được một số thí dụ về nguồn sáng

- Phát biểu được định luật về sự truyền thẳng của ánh sáng.

- Nhận biết được các loại chùm sáng : hội tụ, phân kì, song song.

- Vận dụng định luật về sự truyền thẳng của ánh sáng để giải thích một số hiện tượng đơn giản (ngắm đường thẳng, sự tạo thành bóng đen, bóng mờ, nhật thực, nguyệt thực).

- Nắm được định luật phản xạ ánh sáng

 

doc3 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 889 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 1 - Tuần 1 - Nhận biết ánh sáng – nguồn sáng và vật sáng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I : QUANG HỌC Mục tiêu 1 . Kiến thức : - Nêu được một số thí dụ về nguồn sáng - Phát biểu được định luật về sự truyền thẳng của ánh sáng. - Nhận biết được các loại chùm sáng : hội tụ, phân kì, song song. - Vận dụng định luật về sự truyền thẳng của ánh sáng để giải thích một số hiện tượng đơn giản (ngắm đường thẳng, sự tạo thành bóng đen, bóng mờ, nhật thực, nguyệt thực). - Nắm được định luật phản xạ ánh sáng - Biết xác định ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm . 2 . Kĩ năng : - Vận dụng định luật phản xạ vẽ được tia tới, tia phản xạ, xác định góc tới, góc phản xạ. - Vẽ được ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng. 3 . Thái độ : - Nêu được một số thí dụ về ứng dụng của gương cầu lồi và gương cầu lõm trong thực tế. - Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, liên hệ thực tế. NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG – NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG Tuần 1 Tiết : 1 Ngày dạy: 27/08/08 I . MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Bằng thí nghiệm khẳng định được rằng ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta, nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta . 2 . Kĩ năng: Học sinh lắp và làm được thí nghiệm. 3 . Thái dộ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, trung thực. II . CHUẨN BỊ - GV: Giáo án, bảng phụ ghi phần kết luận III, đèn pin. Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS: 1 hộp kín bên trong dán sẵn một mảnh giấy trắng, bóng đèn pin, pin, dây nối, công tắc. - HS: Tập, SGK, SBT, thước, viết. Tìm hiểu xem ta nhìn thấy một vật, mắt ta nhận biết được ánh sáng khi nào? III . PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Phương pháp trực quan. Phương pháp hợp tác nhóm nhỏ. Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề. IV . TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1 Ổn định tổ chức GV: kiểm diện sĩ số HS của lớp HS: lớp trưởng báo cáo sĩ số HS của lớp 2 Kiễm tra bài cũ Không 3 Giảng bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1 : Tổ chức tình huống học tập D GV: Một người mắt không bị tật, bệnh có khi nào mở mắt mà không nhìn thấy vật đặt trước mắt không ? Ä HS: trả lời D GV: Vậy ta nhìn thấy một vật khi nào? . Bài học hôm nay giúp chúng ta trả lời câu hỏi đó. D GV: ghi tựa bài lên bảng , HS ghi vở Hoạt động 2 :Tìm hiểu khi nào ta nhận biết được ánh sáng. D GV: Dùng đèn pin, đưa đèn pin ra bật và tắt đèn cho HS quan sát . Ä HS: nhận xét D GV: Đưa đèn pin ngang trước mặt và tiến hành bật và tắt đèn để HS giải đáp thắc mắc giữa Thanh và Hải . D GV nhấn mạnh: khi dùng đèn pin đã bật sáng mà ta cũng không nhìn thấy được ánh sáng từ đèn pin phát ra . vậy khi nào ta nhận biết được ánh sáng ? D GV: gọi 1 HS đọc 4 trường hợp ở SGK Ä HS: Thảo luận nhóm để tìm trong 4 trường hợp đó trường hợp nào mắt ta nhận biết được ánh sáng . Ä HS: thảo luận nhóm để trả lời câu C1 vào vở bài tập. Ä HS các nhóm khác nhận xét: D GV: gọi cá nhân HS điền vào chỗ trống phần kết luận . Ä HS: điền vào chỗ trống Ä HS khác nhận xét: D Gv nhận xét Hoạt động 3: Nghiên cứu trong điều kiện nào ta nhìn thấy một vật. D GV: hướng dẫn HS cách bố trí thí nghiệm như hình 1.2a . Ä HS: nhận dụng cụ,ï lắp ráp và tiến hành làm thí nghiệm theo nhóm. Ä HS trả lời câu C2 . Ä HS khác nhận xét Ä Cá nhân HS hoàn thành phần kết luận . D GV: nhận xét D GV: để biết dây tóc bóng đèn đang sáng , mảnh giấy gọi là gì ? Ta sang phần III. Hoạt động 4 : Phân biệt nguồn sáng và vật sáng. Ä HS: đọc câu C3 . Ä HS: trả lời câu C3 . D GV: nhận xét Ä Cá nhân HS điền vào chỗ trống phần kết luận . Hãy lấy vài VD về nguồn sáng trong thực tế ? Hãy lấy 2 VD về vật sáng ? Ä HS: trả lời D GV: nhận xét Hoạt động 5 : vận dụng Gọi 1 – 2 HS đọc câu C4 , C5 Ä HS: suy nghĩ và trả lời câu C4 ,C5 Ä HS khác nhận xét D GV: nhận xét Gọi 1 – 2HS đọc ghi nhớ Ä HS ghi vở I .Nhận biết ánh sáng C1 . Điều kiện giống nhau là có áng sáng truyền vào mắt ta . * Kết luận: Mắt ta nhân biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta . II . Nhìn thấy một vật C2 . Đèn sáng. Vì đèn chiếu sáng mảnh giấy và mảnh giấy hắt lại ánh sángtruyền vào mắt ta . * Kết luận: Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta . III .Nguồn sáng và vật sáng C3 .Dây tóc bóng đèn tự nó phát ra ánh sáng còn mảnh giấy trắng hắt lại ánh sáng do vật khác chiếu vào nó . * Kết luận: Dây tóc bóng đèn tự nó phát ra ánh sáng gọi là nguồn sáng . Dây tóc bóng đèn phát ra ánh sáng và mảnh giấy trắng hắt lại ánh sáng từ vật khác chiếu vào nó gọi chung là vật sáng. IV . Vận dụng C5 . Bạn thanh đúng, vì tuy đèn có bật sáng nhưng không chiếu thẳng vào mắt ta , không có ánh sáng từ đèn truyền vào mắt ta nên ta không nhìn thấy . C5 . Khói gồm nhiều hạt nhỏ li ti, các hạt khói được đèn chiếu sáng trở thành các vật sáng . Các vật sáng nhỏ li ti xếp lại gần nhau tạo thành một vệt sáng mà ta nhìn thấy được . * Ghi nhớ: (SGK/5) 4 . Củng cố và luyện tập : Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi nào ? Mắt ta nhìn thấy một vật khi nào ? Nguồn sáng là gì ? cho 2 VD ? Đáp án Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta Mắt ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta . Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng VD : Mặt Trời , ngọn nến đang cháy . 5 . Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : Về nhà : Học ghi nhớ Xem lại câu trả lời C1 –C5 Làm BT 1.1 – 1.5 SBT/3 Chuẩn bị mỗi nhóm một đèn pin. Xem trước bài : sự truyền ánh sáng. Tìm hiểu đường truyền của ánh sáng như thế nào ? Tìm hiểu tia sáng , chùm sáng , có bao nhiêu loại chùm sáng ? V. RÚT KINH NGHIỆM :

File đính kèm:

  • docbai 1(1).doc