1. Kiến thức :
HS nắm được đặc điểm chung của các nguồn âm, nhận biết được một số nguồn âm thường gặp trong cuộc sống.
2. Kỹ năng :
Rèn luyện kỹ năng nghe, quan sát cho học sinh.
3. Thái độ :
HS có thái độ học tập tích cực, say mê nghiên cứu, yêu thích môn học, tinh thần hợp tác.
2 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1031 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết : 11 - Nguồn âm (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : ...…/……/…..
Ngày dạy:...../........./...........
Chương II ÂM HỌC
Tiết : 11 NGUỒN ÂM
A. Mục tiêu :
1. Kiến thức :
HS nắm được đặc điểm chung của các nguồn âm, nhận biết được một số nguồn âm thường gặp trong cuộc sống.
2. Kỹ năng :
Rèn luyện kỹ năng nghe, quan sát cho học sinh.
3. Thái độ :
HS có thái độ học tập tích cực, say mê nghiên cứu, yêu thích môn học, tinh thần hợp tác.
B. Phương pháp :
Nêu và giải quyết vấn đề
C. Chuẩn bị :
GV : Ống nghiệm, giá đựng ống nghiệm, lá chuối, dụng cụ thí nghiệm như hình 10.4SGK và một số âm thanh khác.
HS : (mổi nhóm) 1 sợi dây cao su, 1 thìa, 1 cốc thuỷ tinh, âm thoa, chuẩn bị một số loại kèn, trống, đàn, …
D. Tiến trình lên lớp :
1. Ổn định tổ chức – Kiểm tra sĩ số :
2. Kiểm tra bài cũ :
Không kiểm tra
3. Bài mới :
a. Đặt vấn đề :
Giới thiệu chương âm học.
Hàng ngày chúng ta cười nói vui vẽ, tiếng cười nói du dương, tiếng chim hót líu lo, tiếng ồn ào ngoài đường phố … Chúng ta sống trong thế giới âm thanh. Vậy em có biết âm thanh được tạo ra như thế nào không?
b. Triển khai bài :
Hoạt động thầy và trò
Nội dung
a-Hoạt động 1 :
GV lần lượt nêu vấn đề như ở câu C1 và C2 SGK, hướng dẫn HS cả lớp thực hiện hai vấn đề đặt ra, yêu cầu HS trả lời câu C1, C2.
HS cùng thực hiện các yêu cầu của GV và trả lời câu C1 và C2.
GV tổ chức cả lớp thảo luận về các câu trả lời.
HS thảo luận đi đến thống nhất chung.
GV dẫn dắt HS đi đến khái niệm nguồn âm.
HS phát biểu khái niệm nguồn âm.
b- Hoạt động 2:
GV phân nhóm HS (2 HS 1 nhóm) tiến hành thí nghiệm về dây cao su, gõ vào thành cốc thuỷ tinh, mặt trống … như ở SGK và trả lời câu C3, C4.
HS làm việc theo bàn, tiến hành thí nghiệm và trả lời câu C3, C4 SGK.
GV tổ chức cả lớp thảo luận về câu trả lời và đi đến thống nhất chung.
HS thảo luận và đi đến thống nhất chung.
GV dẫn dắt HS đi đến khái niệm dao động cơ học.
HS phát biểu được khái niệm dao động cơ học.
GV yêu cầu nhóm HS làm thí nghiệm về âm thao, trả lời câu C5 và rút ra kết luận.
HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm, trả lời câu C5 và rút ra kết luận.
GV tổ chức cả lớp thảo luận về câu trả lời.
HS thảo luận đi đến thống nhất chung.
GV gọi một vài HS nhắc lại kết luận.
HS phát biểu kết luận.
I. Nhận biết về nguồn âm:
Vật phát ra âm gọi là nguồn âm.
*Ví dụ: dây đàn, mặt trống, …
II. Các nguồn âm có chung đặc điểm gì?
1. Thí nghiệm:
* Khái niệm dao động:
Sự dao động (chuyển động) qua lại quanh vị trí cân bằng của dây cao su, thành cốc, mặt trống … gọi là dao động.
2. Kết luận:
Khi phát ra âm các vật đều dao động.
4.Củng cố :
Tổ chức cả lớp trả lời các câu hỏi từ C6 đến C9 SGK.
Nêu một vài nguồn âm mà em biết ở địa phương, chỉ rỏ bộ phận dao động phát ra âm.
Gọi HS đọc phần có thể em chưa biết.
5.Dặn dò :
Học bài, làm bài tập SBT.
Chuẩn bị bài mới: nghiên cứu và chép sẵn bảng 1 SGK.
File đính kèm:
- 11.doc