/Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nêu được đặc điểm chung của nguồn âm.
2. Kĩ năng: Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp trong cuộc sống.
3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chu đáo, thực tế, yêu thích bộ môn.
3 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1093 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 11: Nguồn âm (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 27/10/2012
Ngày giảng : 1/11/2012
TIẾT 11: NGUỒN ÂM
I/Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nêu được đặc điểm chung của nguồn âm.
2. Kĩ năng: Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp trong cuộc sống.
3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chu đáo, thực tế, yêu thích bộ môn.
II/Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
+ 7 ống nghiệm có đổ nước.
+ Lá chuối, lá dừa.
2.Học sinh: mỗi nhóm
+ 1 sợi dây cao su mãnh.
+ 1 thìa và một cốc thuỷ tinh mỏng.
+ 1 âm thoa và một búa cao su.
+ trống và dùi trống
III/Tiến trình giảng dạy:
1)Ổn định lớp:
2)Kiểm tra bài cũ: giới thiệu chương mới
3) Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Giới thiệu chương II (SGK).
- Đọc thông báo đầu chương II.
- Giáo viên nêu 5 vấn đề cần nghiên cứu trong chương.
* Giới thiệu bài: HS đọc phần mở bài.
- Vậy âm thanh được tạo ra như thế nào ? (âm có đặc điểm gì ? )
Hoạt động 2: Tìm hiểu về nguồn âm
- Nhận biết nguồn âm ? – HS đọc C1 và trả lời C1
=> Tiếng còi ôtô, tiếng nói chuyện . . . . . . .
* Gv: Vậy vật phát ra âm gọi là nguồn âm.
- HS cho VD 1 số nguồn âm ?
=>Còi xe máy, trống, đàn . . . . . . . .
* Tất cả các vật phát ra âm đều được gọi là nguồn âm. Vậy các nguồn âm có chung đặc điểm
gì ? chúng ta cùng nghiên cứu sang phần II
Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm chung của nguồn âm.
a- HS đọc và làm thí nghiệm 1 theo nhóm
- Vị trí cân bằng của dây CS là gì ?
+ HS quan sát sự rung động của dây cao su và lắng nghe âm phát ra.
=> C3: Dây cao su rung động(dao động) thì âm phát ra.
b- Thí nghiệm 2 (theo nhóm): Gõ vào cốc thuỷ tinh hoặc mặt trống.
- Phải kiểm tra như thế nào để biết mặt trống rung động ? (để mãnh giấy nhẹ lên mặt trống à giấy nảy lên ; để quả bóng sát mặt trống à quả bóng nảy lên)
=> C4: Cốc thuỷ tinh phát ra âm, thành cốc thuỷ tinh có rung động – nhận biết như trên.
c- Thí nghiệm 3 (theo nhóm): HS đọc thí nghiệm, làm thí nghiệm, lắng nghe, quan sát và trả lời C5
=> C5 Âm thoa có dao động
Kiểm tra bằng cách:
- Đặt con lắc bấc sát 1 nhánh.
-Dùng tay giữ chặt 2 nhánh âm thoa
-Dùng 1 tờ giấy đặt trên nước. Khi âm thoa phát âm ta chạm 1 nhánh âm thoa vào mép tờ giấy thì thấy nước bắn tung toé lên.
- Vậy làm thế nào để vật phát ra âm ?
- Làm thế nào để kiểm tra xem vật có dao động
không ? à HS rút ra kết luận.
Hoạt động 4: Vận dụng (cho HS hoạt động cá nhân)
=> C6 => Kèn lá chuối, lá dừa à phát ra âm.
=> C7 => Dây đàn ghita à dây đàn dao độngà phát ra âm ( cả không khí trong hộp đàn dao động cũng phát ra nốt nhạc)
* Khi thổi sáo: cột không khí trong sáo dao động à phát ra âm
- Nếu các bộ phận đó đang phát ra âmmà muốn dừng lại thì phải làm thế nào ? (giữ cho vật đó không dao động)
=> C8 : Thổi nắp viết hoặc 1 lọ nhỏ à phát ra âm (huýt được sáo)
=> C9:
+ Ống nghịêm và nước trong ống nghiệm dao động
+ Ống có nhiều nước nhất phát ra âm trầm nhất, ống có ít nước phát ra âm bổng nhất.
+ Cột không khí trong ống dao động.
+ Ống có cột khí dài nhất (ít nước) phát ra âm trầm nhất. Ống có cột khí ngắn nhất (nhiều nước) phát ra âm bổng nhất.
I/ Nhận biết nguồn âm:
Vật phát ra âm gọi là nguồn âm.
II/ Các nguồn âm có chung đặc điểm gì ?
Vị trí cân bằng của dây cao su là vị trí đứng yên, nằm trên đường thẳng
- Sự rung động (chuyển động) qua lại vị trí cân bằng của dây cao su, thành cốc gọi là dao động.
- Khi phát ra âm, các vật đều dao động (rung động)
III/ Vận dụng:
C6, C7, C8, C9
4) Củng cố:
Các vật phát ra âm có chung đặc điểm gì ? (các vật phát ra âm đều dao động)
HS đọc mục : có thể em chưa biết
Bộ phận nào trong cổ phát ra âm ? (dây âm thanh dao động)
Phương án kiểm tra: Đặt tay sát cổ họng thấy rung.
5)Hướng dẫn về nhà:
Học bài, hoàn chỉnh từ câu C1 -> C9 vào vở bài tập
Làm bài tập 10.1 à 10.5 sách bài tập.
Đọc thêmcó thể em chưa biết.
File đính kèm:
- Giao an ly 7 tuan 11.doc