Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 11 - Nguồn âm (tiết 6)

- Hs nêu được đặc điểm chung của các nguồn âm.

 - Nhận biết được 1 số nguồn âm thường gặp trong thực tế.

 - Có kỹ năng quan sát TN kiểm chứng để rút ra các đặc điểm của nguồn âm là dao động.

 - Giáo dục Hs ý thức học tập, làm việc nghiêm túc, yêu thích môn học.

B CHUẨN BỊ :

 - Đồ dùng :

 

doc4 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 915 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 11 - Nguồn âm (tiết 6), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương II : Âm học Tiết11 Nguồn âm S : G : A- Mục tiêu : - Hs nêu được đặc điểm chung của các nguồn âm. - Nhận biết được 1 số nguồn âm thường gặp trong thực tế. - Có kỹ năng quan sát TN kiểm chứng để rút ra các đặc điểm của nguồn âm là dao động. - Giáo dục Hs ý thức học tập, làm việc nghiêm túc, yêu thích môn học. B Chuẩn bị : - Đồ dùng : + Gv: 1 ống nghiệm, vải dải lá chuối, bộ đàn ống nghiệm (7 ống) đã được đổ đầy nước đến các mực khác nhau. (Hoặc 1 cốc có nước, 1 cốc không có nước) + Mỗi nhóm Hs: 1 sợi dây cao su mảnh 1 thìa và 1 cốc thuỷ tinh mỏng 1 âm thoa và 1 búa cao su. - Những điểm cần lưu ý : + Dao động âm làm cho các lớp không khí xung quanh bị nén, giãn gây ra sự biến thiên áp suất không khí ở vùng này. Sự biến thiên áp suất này lan truyền đến tai người tạo ra cảm giác âm. + SGK không đưa ra định nghĩa dao động, không kết luận “Dao động là nguồn gốc của âm”. Hs dựa vào những kinh nghiệm và TN đơn giản rút ra kết luận “Các vật phát ra âm đều dao động”. - Kiến thức bổ xung : C- Các hoạt động trên lớp : I- ổn định tổ chức : Sĩ số: . . . Vắng: . . . II- Kiểm tra bài cũ : Không ĐVĐ: Cho Hs cả lớp nhắm mắt, Gv dùng thìa gõ nhẹ vào cốc thuỷ tinh. - Tiếng động phát ra từ đâu? Hs: Quan sát tranh vẽ (27) – Gv giới thiệu chương II Hàng ngày ta vẫn thường nghe thấy tiếng cười nói, tiếng ồn ào xung quanh . . . chúng ta đang sống trong thế giới âm thanh. Âm thanh được tạo ra mhư thế nào? -> vào bài. III- Bài mới : Phương pháp Nội dung Gv: Cả lớp các em hãy ngồi im lặng, lắng tai nghe . . . - Em hãy nêu những âm thanh mà em nghe được và tìm xem chúng phát ra từ đâu? - Gọi vài Hs trả lời -> nhận xét -> kết luận. Hs: Trả lời C2: Hãy kể tên 1 vài nguồn âm? Gv: Các nguồn âm có chung đặc điểm gì? -> II, Hs: Nghiên cứu TN Gv: Phát đồ dùng cho Hs Hs: Hoạt động nhóm làm TN theo hình 10.1; 10.2. Lần lượt trả lời C3; C4. Gv: Điều khiển Hs làm TN - Địa diện nhóm trả lời Hs: Nhận xét – bổ xung. Gv: Ta có thể quan sát được sự dao động của dây cao su, nhưng làm thế nào để kiểm tra được thành cốc có dao động? Hs: Làm TN 3 : Dùng búa cao su gõ nhẹ vào âm thoa (1 nhánh). Quan sát, lắng nghe -> trả lời C5. - Âm thoa có giao động không? Hãy tìm cách kiểm tra: Yêu cầu Hs đưa ra các phương án kiểm tra sự dao động của âm thoa. Gv: Đưa ra 3 phương án kiểm tra - Phân công nhóm vận dụng phương án kiểm tra hoặc các phương án khác: + Đặt con lắc bấc sát 1 nhánh của âm thoa khi âm thoa phát ra âm -> quan sát – nhận xét. + Dùng tay giữ chặt 2 nhánh của âm thoa -> không nghe thấy âm phát ra nữa. - Giải thích tại sao? - Qua các TN trên em hãy rút ra kết luận về đặc điểm chung của nguồn âm ? - Đại diện nhóm phát biểu. Gv: Chốt lại Hs: Đọc C6: Hãy làm cho tờ giấy, lá chuối phát ra âm. Gv: Phát cho các nhóm 1 số dải lá chuối. Hs: Hoạt động nhóm - trả lời. Hs: Trả lời C7 Hs: Đoc – Trả lời C8 - Nêu phương án kiểm tra sự dao động của cột không khí trong ống sáo. Gv: Giới thiệu làm nhạc cụ đàn ống nghiệm theo hình 10.4 - Lưu ý: 7 ống nghiệm giống nhau, mực nước trong mỗic ống khác nhau. - Làm TN: Dùng thìa gõ nhẹ vài mỗi ống nghiệm. Hs: Lắng tai nghe – trả lời. - Bộ phận nào dao động phát ra âm? - ống nào phát ra âm trầm nhất? Bổng nhất? - Cho Hs lần lượt thổi mạnh vào các miệng ống nghiêm. - Cái gì dao động phát ra âm? - ống nào phát ra âm trầm nhất? Âm bổng nhất? Gv: Chốt lại. I- Nhận biết nguồn âm C1: Vật phát ra âm gọi là nguồn âm. C2: II- Các nguồn âm có chung đặc điểm gì? C3: Dây cao su rung động (Dao động) phát ra âm. C4: Cốc thuỷ tinh phát ra âm thanh, thành cốc thuỷ tinh có rung động. C5 : Âm thoa có dao động. Có thể kiêm tra dao động của âm thoa bằng cách : - Các phương án kiểm tra : + Phương án 1: Sờ nhẹ tay vào 1 nhánh của âm thoa -> nhận xet. + Phương án 2: Buộc 1 que tăm vào nhánh âm thoa khi âm thoa phát ra âm -> nhúng đầu tăm xuống mặt nước trong cốc -> mặt nước dao động. + Phương án 3: Đặt những dải giấy mảnh sát âm thoa -> nhận thấy những dải giấy mảnh dao động. * Kết luận: Khi phát ra âm các vật đều dao động. III- Vận dụng C6: Cuộn lá chuối thành kèn thổi C7: - Dây đàn ghi ta dao động phát ra âm. - Mặt trống dao động phát ra âm. C8: . . . Có thể kiểm tra sự dao độngcủa cột không khí bằng cách đặt ở miệng ống vài tua giấy mỏng -> thấy tua giấy rung đông. C9: a, ống nghiệm và nước trong ống nghiệm dao động phát ra âm. b, ống có nhiều nước nhất phát ra âm trầm nhất. - ống có ít nước nhất phát ra âm bổng nhất. c, Cột không khí trong ống dao độngphát ra âm. d, ống có ít nước nhấtphát ra âm trầm nhất. - ống có nhiều nước nhất phát ra âm bổng nhất. IV- Củng cố : +Khái quát nội dung bài. + Hs đọc phần ghi nhớ. V- Hướng dẫn học ở nhà : + Học thuộc kết luận. + Làm bàt tập: 10.3 -> 10.5 (10; 11 – SBT) + Đọc trước bài “Độ cao của âm”. D- Rút kinh nghiệm : ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docT11.doc