Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết: 12 - Độ cao của âm (tiết 5)

- Kiến thức:

+ Nêu được mối liên hệ giữa độ cao và tần số của âm.

- Kĩ năng:

+ Tiến hành được các thí nghiệm để tìm mối liên hệ giữa độ cao và tần số của âm.

+ Sử dụng được thuật ngữ âm cao (âm bổng), âm thấp (âm trầm) và tần số khi so sánh hai âm.

 

doc2 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1049 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết: 12 - Độ cao của âm (tiết 5), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 12. ĐỘ CAO CỦA ÂM I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: - Kiến thức: + Nêu được mối liên hệ giữa độ cao và tần số của âm. - Kĩ năng: + Tiến hành được các thí nghiệm để tìm mối liên hệ giữa độ cao và tần số của âm. + Sử dụng được thuật ngữ âm cao (âm bổng), âm thấp (âm trầm) và tần số khi so sánh hai âm.. - Tình cảm, thái độ: Có hứng thú trong học tập, cẩn thận trong thí nghiệm. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Bài giảng - Học sinh: + 1 giá thí nghiệm. + 1 con lắc đơn có chiều dài 20 cm, 40 cm. + 1 bộ thí nghiện về âm cao, âm thấp hình 11.2, 11.3 SGK. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Kiểm tra -Tổ chức tình huống học tập(7’) HS1 : C¸c nguån ©m cã chung nhau ®Æc ®iÓm g× ? H·y lÊy vÝ dô vÒ nguån ©m ? BT 11.2 SBT GV. ĐVĐ vào bài phần mở bài SGK để giới thiệu nội dung chính của bài. Một học sinh lên bảng trả lời HS. Hoạt động cá nhân: - Nghe GV nêu vấn đề. Hoạt động 2: Dao động nhanh, chậm – Tần số(10’) GV. Hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin SGK. GV. Tổ chức HS làm thí nghiệm hình 11.1 SGK. GV. Giới thiệu các dụng cụ làm thí nghiệm. GV. Nêu vấn đề câu C1, hướng dẫn HS cả lớp thực hiện. GV. Hướng dẫn HS làm thí nghiệm tính dao động của từng con lắc trong 1 giây. GV. Thông báo về tần số, đơn vị tần số. I. Dao động nhanh, chậm – Tần số. HS. Hoạt động nhóm: -Tìm hiểu TN1 SGK. -Tiến hành TN và trả lời các câu hỏi C1. Con Lắc Con lắc nào Dao động Nhanh, chậm Số dao động trong 10 giây Số dao động trong 10 giây a Chậm 5 1/2 b Nhanh 10 1 -Tần số là số dao động trong 1 giây. -Đơn vị tần số là héc, kí hiệu: Hz. Hoạt động 3: II. Âm cao (âm bổng), âm thấp (âm trầm). GV. Hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin SGK. GV. Tổ chức HS làm thí nghiệm hình 11.2, 11.3 SGK. GV. Giới thiệu các dụng cụ làm thí nghiệm. GV. Hướng dẫn HS làm thí nghiệm. GV. Hướng dẫn HS thực hiện câu C3, C4: GV. Yêu cầu vài HS phát biểu các câu trả lời. GV. Tổ chức thảo luận chung câu C3,C4 và rút ra câu trả lời chính xác. GV. Tổ chức thảo luận chung các thí nghiệm, các câu trả lời và rút ra kết luận. II. Âm cao (âm bổng), âm thấp (âm trầm). HS. Hoạt động nhóm: -Tìm hiểu TN2 SGK. - Tiến hành TN và trả lời các câu hỏi C3. C3: - Phần tự do của thước dài dao động chậm âm phát ra thấp. - Phần tự do của thước ngắn dao động nhanh âm phát ra cao. C4: - Khi đĩa quay chậm, góc miếng bìa dao động chậm, âm phát ra thấp. - Khi đĩa quay nhanh, góc miếng bìa dao động nhanh, âm phát ra cao. Kết luận: Dao động càng nhanh (hoặc càng chậm), tần số dao động càng lớn (hoặc càng nhỏ), âm phát ra càng cao (hoặc càng thấp). Hoạt động 4:Vận dụng(10’) GV. Hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin SGK. GV. Hướng dẫn HS thực hiện câu C5, C6, C7: GV. Yêu cầu vài HS phát biểu các câu trả lời. GV. Tổ chức thảo luận chung câu C5, C6, C7 và rút ra câu trả lời chính xác. HS. Hoạt động cá nhân: -Tìm hiểu câu hỏi SGK và trả lời. C5: - Vật có tần số 70 Hz dao động nhanh hơn. - Vật có tần số 70 Hz phát ra âm thấp hơn. C6: Khi vặn cho dây đàn căng ít ( dây chùng) thì âm phát ra thấp (trầm), tần số dao động nhỏ. Khi vặn cho dây đàn căng nhiều thì âm phát ra cao (bổng), tần số dao động lớn. C7: Âm phát ra cao hơn khi chạm miếng bìa vào góc vành đĩa. Hoạt động 5:Củng cố - HDVN (5’) GV. +Khắc sâu lại các kiến thức cơ bản của bài đã học. + Yêu cầu HS học ghi nhớ SGK. + Yêu cầu HS đọc thêm phần có thể em chưa biết trong SGK. + Làm bài tập ở nhà trong SBT. HS. + Hoạt động cá nhân nghe GV củng cố bài học. + Thực hiện các yêu cầu của GV. + Xem trước bài mới ở nhà. + Học và là bài tập ở nhà.

File đính kèm:

  • docTiet 12 Ly 7.doc