Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 12 - Độ cao của âm (tiết 8)

Hs nắm được khái niệm tần số, đơn vị tần số.

 - Nêu được mối quan hệ giữa độ cao và tần số của âm.

 - Sử dụng được thuật ngữ âm : Âm cao (âm bổng), âm thấp (âm trầm) và tần số khi so sánh 2 âm.

 - Hs có kỹ năng làm TN để hiểu tần số là gì. Từ đó thấy được mối quan hệ giữa tần số dao động và độ cao của âm.

 - Giáo dục cho Hs có thái độ nghiêm túc trong học tập. Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế.

 

doc4 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1173 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 12 - Độ cao của âm (tiết 8), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 12 Độ cao của âm S : G : A- Mục tiêu : - Hs nắm được khái niệm tần số, đơn vị tần số. - Nêu được mối quan hệ giữa độ cao và tần số của âm. - Sử dụng được thuật ngữ âm : Âm cao (âm bổng), âm thấp (âm trầm) và tần số khi so sánh 2 âm. - Hs có kỹ năng làm TN để hiểu tần số là gì. Từ đó thấy được mối quan hệ giữa tần số dao động và độ cao của âm. - Giáo dục cho Hs có thái độ nghiêm túc trong học tập. Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế. B Chuẩn bị : -Đồ dùng : Mỗi nhóm Hs: + 1 dây cao su, 1 giá TN. + 1 con lắc đơn có chiều dài 20 cm. + 1 con lắc đơn có chiều dài 40 cm. + 1 đĩa phát âm có 3 hàng lỗ vòng quanh. + 1 mô tơ 3V - > 6V (1 chiều). + 1 miếng phim nhựa, 1 lá thép (0,7.15.300) mm. - Những điểm cần lưu ý: + Độ cao, độ to của âm là 2 đặc tính sinh lý mang tính chủ quan, phụ thuộc vào khả năng cảm thụ âm của tai người. + Độ cao của âm phụ thuộc vào tần số âm. Tần số âm lớn thì âm phát ra càng cao, bổng. Tần số âm nhỏ thì âm phát ra càng thấp, trầm. + Hs làm TN 1, đếm số dao động của 2 con lắc để tạo ra biểu tượng cụ thể về khái niệm tần số. Đồng thời đó là biểu tượng dao động nhanh, chậm. + Hs sử dụng các thuật ngữ cho phù hợp : Dao động gắn với từ nhanh hoặc chậm. Tần số gắn với từ lớn hoặc nhỏ. Âm phát ra gắn với từ cao hoặc thấp. - Kiến thức bổ xung : C- Các hoạt động trên lớp : I- ổn định tổ chức : Sĩ số: . . . Vắng: . . . II- Kiểm tra bài cũ : Hs1: Các nguồn âm có chung đặc điểm gì? - Trả lời bài tập : 10.1; 10.2 (10 – SBT). Gv: ĐVĐ: Cây đàn bầu chỉ có 1 dây, tại sao người nghệ sỹ khi gảy đàn đã khéo léo làm rung lên những âm thanh: Khi thánh thót, khi trầm lắng. Vậy nguyên nhân nào làm âm trầm, bổng khác nhau -> vào bài. III- Bài mới : Phương pháp Nội dung Gv: Giới thiệu dụng cụ – bố trí TN hình 11.1. Lần lượt làm TN. - Hướng dẫn Hs cách xác định 1 dao động. Cách xác số dao động của vật trong thời gian 10 giây -> tính số dao động trong 1 giây. - Gọi Hs lên làm TN : Kéo con lắc (49 cm) ra khỏi vị trí cân bằng. Quan sát đếm số dao động của con lắc trong 10 giây, ghi kết quả vào bảng -> tính số dao động trong 1 giây. - Làm TN tương tự với con lắc 20 cm. - Lưu ý Hs: Làm TN với góc lệch như nhau. - So sánh số dao động trong 1 giây của 2 con lắc. Gv: Thông báo khái niệm tần số. Hs: Phát biểu lại khái niệm tần số, đơn vị tần số. - Trong TN nghiệm trên con lắc nào có tần số dao động lớn hơn? Hs: Phát biểu nhận xét 1 cách đầy đủ. Gv: Tần số dao động và độ cao, thấp của âm có mối liên hệ như thế nào? -> II, Hs: Hoạt động nhóm làm TN 11.3 trước. - Hướng dẫn : Thay đổi vận tốc đĩa nhựa bằng cách thay đổi số pin. - Khi chạm góc miếng ghim vào đĩa cần úp cong miếng phim ngược chiều quay của đĩa -> âm phát ra to, rõ hơn. - Yêu cầu Hs lắng nhe khi đĩa quay nhanh, chậm -> nhận xét. Trả lời C4. Hs: Hoạt động nhóm làm TN 2, hình 11.2 Yêu cầu giữ chặt 1 đầu lá thép trên mặt bàn. - Quan sát và lắng nghe âm phát ra. Trả lời C3 - Từ kết quả của các TN 1; 2; 3. Hãy phát biểu kết luận 1 cách đầy đủ. Gv: Chốt lại Hs: Đọc – Trả lời C5 Hs: Đọc – Trả lời C6. Thảo luận nhóm. Hs: Làm lại TN hình 11.3 theo C7. Trả lời C7 . - Lưu ý: Có 3 loại âm phát ra : + Tiếng của miếng nhựa chạm : Tách, tách. + Tiếng đĩa chạm vào phim -> cả 2 dao động đó tạo thành cột không khí dao động có độ cao khác nhau. I- Dao động nhanh, chậm. Tần số - TN1 Con lắc Dao động nhanh, chậm Số dao động trong 10s Số dao động trong 1s a (40 cm) Dao động chậm b (20 cm) Dao động nhanh - Số dao động trong 1 giây gọi là tần số. - Đơn vị tần số là Héc : Hz C1: * Nhận xét : Dao động càng nhanh, tần số dao động càng lớn. II- Âm cao (âm bổng). Âm thấp (âm trầm) - TN 2 + Đĩa quay nhanh : Âm bổng + Đĩa quay chậm : Âm trầm C4 : - Khi đĩa quay chậm, góc miếng bìa dao động chậm, âm phát ra thấp. - Khi đĩa quay nhanh, góc miếng bìa dao động nhanh âm phát ra cao. - TN 2 C3 : - Phần tự do của thước dài động chậm âm phát ra thấp. - Phần tự do của thước ngắn dao động nhanh âm phát ra cao. * Kết luận : Dao động càng nhanh tần số dao động càng lớn, âm phát ra càng cao. III- Vận dụng C5 : - Vật có tần số 70 Hz dao động nhanh hơn. - Vật có tần số 50 Hz phát ra âm thấp hơn. C6 : - Dây đàn càng căng -> dao động nhanh -> tần số lớn -> âm cao. - Dây đàn trùng (căng ít) thì ngược lại. C7 : - Chạm miếng phim ở phần vành đĩa xa tâm, không khí sau hàng lỗ dao động nhanh -> tần số lớn -> âm cao. - Chạm miếng phim ở xa vành đĩa gần tâm, không khí sau hàng lỗ dao động chậm -> tần số nhỏ -> âm trầm. IV- Củng cố : - Khái quát bài. - Âm cao, thấp phụ thuộc vào yếu tố nào? (Tần số dao động). - Tần số là gì? Đơn vị? - Hs đọc phần ghi nhớ. V- Hướng dẫn học ở nhà : - Học thuộc phần ghi nhớ. - Làm bài tâpk: 11.3 -> 11.5 (SBT). - Đọc trước bài “Độ to của âm”. D- Rút kinh nghiệm : ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docT12.doc