Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 8 - Bài 8 - Gương cầu lõm

Kiến thức:

Nhận biết được ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm, nêu được tính chất cảu ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm, nêu được tác dụng của gương cầu lõm trong cuộc sống và kĩ thuật.

 * Kỹ năng:

Bố trí được thí nghiệm để quan sát được ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm, quan sát được tia sáng đi qua gương cầu lõm.

 

doc2 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1201 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 8 - Bài 8 - Gương cầu lõm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 8 Bài 8. GƯƠNG CẦU LÕM Ngày soạn:2009 Ngày giảng: 2009 A. Mục tiêu * Kiến thức: Nhận biết được ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm, nêu được tính chất cảu ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm, nêu được tác dụng của gương cầu lõm trong cuộc sống và kĩ thuật. * Kỹ năng: Bố trí được thí nghiệm để quan sát được ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm, quan sát được tia sáng đi qua gương cầu lõm. 3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận trong khi sử dụng các dụng cụ B. Chuẩn bị. Mỗi nhóm: 1 gương cầu lõm có giá đỡ thẳng đứng, 1 gương lõm trong, 1 gương phẳng có cùng đường kính với gương cầu lõm, 1 cây nến, diêm, 1 màn chắn có giá đỡ di chuyển. D. Tiến trình lên lớp: I. Ổn định.(1') Vắng: II. Kiểm tra bài củ.(5') ? Nêu đặc điểm của ảnh tạo bởi gương cầu lồi. ? Vẽ vùng nhìn thấy của gương cầu lồi. III. Bài mới. * Đặt vấn đề (1'): -Trong thực tế khoa học kỹ thuật đã giúp con người sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời vào việc chạy ôtô, đun bếp, làm pin … bằng cách dùng gương cầu lõm. Vậy gương cầu lõm là gì ? gương cầu lõm có những tính chất gì? Hoạt động của thầy và trò Nội dung 10’ Hoạt động 1: Nghiên cứu ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm. Giới thiệu gương cầu lõm là gương có mặt phản xạ là mặt trong của một phần mặt cầu. -Yêu cầu HS đọc thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm. Từ thí nghiệm đó học sinh rút ra nhận xét. -Yêu cầu HS làm thí nghiệm đê so sánh ảnh của vật trong gương phẳng và gương cầu lõm. -Khi ánh sáng đến gương cầu lõm thì có tia phản xạ không? I. Ảnh tạo bởi gương cầu lõm. *Thí nghiệm: C1: Vật đặt ở mọi vị trí trước gương +Gần gương: Ảnh lón hơn vật +Xa gương : Ảnh nhỏ hơn vật +Ảnh không hứng được trên màn *Kết luận: -Ảnh nhìn thấy được là ảnh ảo, lớn hơn vật. C2: Ảnh quan sát được ở gương cầu lõm lơn hơn ảnh quan sát được ở gương phẳng (khi vật đạt sát gương). 15’ Hoạt động 2: Nghiên cứu sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm. HS đọc yêu cầu thí nghiệm và nêu phương án. -GV làm thí nghiệm với ánh sáng mặt trời học sinh quan sát hiện tượng và rút ra kết luận. -Yêu cầu học sinh quan sát hìn 8.3 và trả lời câu hỏi C4 -Yêu cầu HS đọc thí nghiệm và trả lời C5 II. Sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm 1. Đối với chùm tia song song C3: Kết luận: Chiếu một chùm tia sáng song song lên một gương cầu lõm ta thu được một chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm trước gương. C4: Vì mặt trời ở rất xa: chùm tia tới gương là chùm ánh sáng // do đó chùm sáng phản xạ hội tụ tại vật -> vật nóng lên 2.Đối với chùm sáng phân kì: -Chùm sáng phân kì ở mọt vị trí thích hợp tới gương -> hiện tượng chùm phản xạ song song C5: Chùm sáng ra khỏi đèn hội tụ tại 1 điểm -> đến gương cầu lõm thì phản xạ song song. 6’ Hoạt động 3: Vận dụng. Yêu cầu học sinh tìm hiểu đèn pin rồi trả lời câu hỏi C6 và C7 III. Vận dụng: C6: Bóng đèn pin ở vị trí tạo chùm tia phân kì tới gương -> chùm phản xạ // -> tậo trung ánh sáng đi xa. C7: Bóng đèn ra xa -> tạo chùm tới gương là chùm // -> chùm ánh sáng phản xạ tập trung ánh sáng tại một điểm. IV. Củng cố. (5') -Ảnh ảo của một vật trước gương cầu lõm có tính chất gì? -Ánh sáng chiếu tới gương cầu lõm phản xạ lại có tính chất gì? V. Dặn dò.(2') Về nhà các em xem lại nội dung bài học, làm bài tập 8.1-> 8.3 SBT, đồng thời ôn lại lí thuyết ở phần tổng kết chương và làm các bài tập ở phần tổng kết chương hôm sau tìm hiểu. * Rút kinh nghiệm:....................................................................................................... ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… –***—

File đính kèm:

  • doct8.doc