Kiến thức
Nhận biết được âm to có biên độ dao động lớn, âm nhỏ có biên độ dao động nhỏ.
Đơn vị đo độ to của âm và độ to của một số âm
Kỹ năng
Nêu được thí dụ về độ to của âm.
9 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1450 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 13 - Độ to của âm (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG
Tên bài dạy: ĐỘ TO CỦA ÂM
Tiết theo PPCT: 13
Thời gian (tiết): 45 phút
Môn dạy:vật lý
Lớp:7
Họ và tên giáo viên:
Trường THCS:KIM ĐỒNG
Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức
Nhận biết được âm to có biên độ dao động lớn, âm nhỏ có biên độ dao động nhỏ.
Đơn vị đo độ to của âm và độ to của một số âm
Kỹ năng
Nêu được thí dụ về độ to của âm.
Thái độ
Ham thích nghiên cứu khoa học ,có thái độ học tập nghiêm túc
II. CÂU HỎI QUAN TRỌNG:
Biên độ dao động là gì?
Độ to của âm phụ thuộc vào biên độ dao động như thế náo?
Đơn vị độ to của âm là gì ? Đước viết kí hiệu như thế nào ?
Nêu được thí dụ về độ to của âm.
III. ĐÁNH GIÁ:
Bằng chứng đánh giá
* Trong bài giảng:
- Yêu cầu học sinh cả lớp cùng làm bài tập nối câu sau
Câu 1: Âm do một vật phát ra càng nhỏ khi nào?
Câu 2: Vật dao động lệch khỏi vị trí cân bằng càng nhiều , thì biên độ dao động càng…………….âm phát ra càng…………………
Câu 3:Dùng một cái dùi gõ mạnh vào thùng thiếc ta nghe tiếng phát ra rất to, nhưng nếu gõ mạnh vào mặt bàn thì âm phát ra nhỏ hơn, hãy giải thích
Câu 4: Đặt câu với các cụm từ sau: Dao động, biên độ lớn,biên độ nhỏ,to, nhỏ
Câu 5: Nối cột A với cột B để có câu hoàn chỉnh
CỘT A
CỘT B
1.Độ to của âm có đơn vị là
1-
130 dB
2.Đơn vị của tần số là
2-
Âm phát ra càng to
3.Biên độ dao động càng lớn thì
3-
Héc(Hz)
4. Tiếng máy bay phản lực cách 4 m
4-
Đề xi ben(dB)
* Sau bài giảng:
Nêu thí dụ về độ to của âm.
IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Đèn chiếu,máy tính cá nhân,giá thí nghiệm,trống, dùi trống, quả cầu bấc, thanh kim loại mỏng, phần mềmActivInspire,phần mềm ImindMapV4
V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Nội dung
Mô tả hoạt động của thầy và trò
Tư liệu, phương tiện, đồ dùng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Họat động 1Kiểm tra bài cũ thời gian: (3 phút)
Mục tiêu:kiểm tra kiến thức đã học
Phương pháp: Đàm thoại
Yêu cầu 1 học sinh hoàn thành bài tập trên bảng tương tác
Câu 1: Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu dưới đây
A Tần số dao động có đơn vị là ………….
B. Một vật dao động có tần số 20 Hz thì dao động ………….hơn so với vật dao động có tần số 200 Hz
C. Khi con lắc dây có chiều dài càng dài thì con lắc dao động càng…………..và tần số dao động càng …………
D. Khi tần số dao động càng …………thì âm phát ra càng……………
Câu 2: Ta biết âm thanh phát ra được nhờ dao động. Khi con chim bay cánh chim dao động nhưng tại sao ta không nghe được âm thanh phát ra khi chim bay.
Sách giáo khoa , sách bài tập
phần mềmActivInspire
Giáo viện nhận xét kết quả và chấm điểm
Họat động 2: Đặt vấn đề cho bài học thời gian: (2 phút )
Mục tiêu: Tạo tình huống để lôi cuốn học sinh vào bài học
Phương pháp: Đàm thoại
……………….
Giáo viên giao cho học sinh một đàn ghi ta và yêu cầu học sinh tạo ra một tiếng đàn to và một tiếng đàn nhỏ .
Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách làm
Giáo viên dựa vào tình huống thược hiện của học sinh để giới thiệu bài học
Học sinh thực hiện và trả lời theo sự hiểu biết của mình
Họat động 3: Tìm hiểu Âm to – âm nhỏ biên độ dao động (20 phút)
Mục tiêu : Nhận biết được âm to có biên độ dao động lớn, âm nhỏ có biên độ dao động nhỏ.
Phương pháp: thực nghiệm kết hợp đàm thoại
I. Âm to – âm nhỏ biên độ dao động
Thí nghiệm:1
kết luận: sgk
Giáo viên chiếu hình 12.1 lên màn hình và trình bày phương án làm thí nghiệm
Giáo viên giới thiệu dụng cụ thí nghiệm và phát cho các nhóm
Giáo viên yêu cầu các nhóm tiến hành làm thí nghiệm
Giáo viên gọi đại diện một số nhóm nêu kết quả thí nghiệm vào bảng 1
Cách làm thước dao động
Đầu thước dao động mạnh hay yếu
Âm phát ra to hay nhỏ
a.Nâng đầu thước lệch nhiều
b.Nâng đầu thước lệch ít
Giáo viên chiếu hình ảnh đầu thước dẹt dao động và hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm về biên độ dao động
Giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thành bài tập câu C2
Giáo viên chiếu hình 12.2 lên màn hình và trình bày phương án làm thí nghiệm
Giáo viên giới thiệu dụng cụ thí nghiệm và phát cho các nhóm
Giáo viên yêu cầu các nhóm tiến hành làm thí nghiệm
Giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thành bài tập câu C3
Giáo viên lần lượt gọi học sinh lên bảng hoàn thành bài tập câu kết luận
Giáo viến chiếu một đoạn phim tư liệu biểu diễn trống truyền thống của Nhật
Học sinh theo dõi
Học sinh tiến hành làm thí nghiệm
Học sinh hoàn thành kết quả thí nghiệm vào bảng1
Mạnh/to.
Yếu/nhỏ
Học sinh theo dõi giáo viên phân tích hình ảnh để tìm hiểu về biên độ dao động
Học sinh trả lời câu C2
Đáp án :
-Nhiều (ít)
-Lớn (nhỏ)
-To (nhỏ)
Học sinh quan sát hình ảnh trên màn hình và theo dõi giáo viên hướng dẫn
Học làm thí nghiệm
Học sinh hoàn thành câu C3 theo yêu cầu của giáo viên
Đáp an:
-nhiều(ít)
-lớn(nhỏ)
-to(nhỏ)
Học sinh hoàn thành câu kết luận theo yêu cầu của giáo viên
Đáp an:
To
Biên độ
Học sinh một tiết mục biểu diễn đánh trống của Nhật
Giá thí nghiệm,
Thước thép, hộp gỗ, trống, dùi trống, quả cầu bấc, đèn chiếu, sách giáo khoa
phần mềmActivInspire
Hình ảnh minh họa thí nghiệm
Đoạn phim minh họa
Họat động 4: Tìm hiểu Độ to của một số âm - thời gian: (10 phút)
Mục tiêu: Nêu được đơn vị độ to của âm và biết được độ to của một số âm
Phương pháp: đàm thoại
II. Độ to của một số âm:
*Đơn vị đo độ to của âm :sgk
*Độ to của một số âm :sgk
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin về độ to của âm trong sgk
Giáo viên yêu cầu học sinh đơn vị đo độ to của âm
Giáo viên giới thiệu một số máy đo độ to của âm
Giáo viên chiếu bài tập về tìm độ to của một số âm lên và yêu cầu học sinh thực hiện
Cột A
Nối A-B
CộtB
1.tiếng nói thì thầm
a.120dB
2.tiếng nói chuyện bình thường
b.100dB
3.Tiếng nhạc to
c.80dB
4.Tiếng ồn rất to ở ngoài phố
d.60dB
5.Tiếng ồn của máy móc…..
e.130dB
6.Tiếng sét
g.40dB
7.Ngưỡng đau
h.20dB
Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Đáp án:
1-H
2-G
3-D
4-C
5-B
6-A
7-E
phần mềm ActivInspire
Họat động 4: Củng cố thời gian: (8 phút)
Mục tiêu: Vận dụng những kiến thức đã học trong bài để giải một số bài tập nhằm khắc sâu kiến thức
Phương pháp: đàm thoại
III. Vận dụng:
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc và trả lời câu C4 và C6 trong sgk
Giáo viên nhận xét phần trả lời của học sinh
Giáo viên chiếu hình ảnh màng loa dao động khi mỏ nhạc to và khi mở nhạc nhỏ
Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi ô số thong minh
Giáo viên lần lượt gọi đại diện các nhóm chọn ô số tùy thích và trả lời câu hỏi trong ô số đã chọn
Câu 1: Âm do một vật phát ra càng nhỏ khi .
Vật dao động càng chậm
Vật dao động càng nhanh.
Biên độ dao động càng nhỏ.
Tần số dao động càng nhỏ.
Câu 2: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu dưới đây
Vật dao động lệch khỏi vị trí cân bằng càng nhiều , biên độ dao động càng (1)……………., âm phát ra càng(2)………………..
Câu 3: ô số may mắn
Câu 4 : Dùng cái dùi gõ mạnh vào thùng thiếc , ta nghe tiếng phát ra rất to, nhưng nếu gõ mạnh vào mặt bàn thì âm phát ra nhỏ hơn. Hãy giải thích
Câu 5: Đặt câu với các cụm từ sau : Dao động, biên độ lớn, biên độ nhỏ, to, nhỏ
Câu 6: Nối cột A với cột B để trở thành câu hoàn chỉnh
Cột A
A-B
Cột B
1.Độ to của âm có đơn vị là
a.130dB
2.Đơn vị của tần số là
b.âm phát ra càng to
3. Biên độ dao động càng lớn thì
c.Hec(Hz)
4.Tiếng máy bay phản lực cách 4 m
d.Đê xi ben(dB)
Giáo viên tổng kết cuộc thi và trao quà cho đội chiến thắng
Giáo viên dùng sơ đồ tư duy để củng cố kiến thức
Học sinh trả lời theo yêu cầu của giáo viên
Đáp án câu C4:Tiếng đàn phát ra to vì biên độ dao động của dây đàn lớn
C6:Biên độ dao động của màng loa lớn khi máy thu thanh phát ra âm to.Biên độ dao động của màng loa nhỏ khi máy thu thanh phát ra âm nhỏ
Đại diện các nhóm trả lời theo yêu cầu của người hướng dẫn
Câu 1: C
Câu 2:
(1)lớn
(2)to
Câu 3:
Phần quà của ban tổ chức
Câu 4:
Vì biên độ dao động của thùng thiếc lớn hơn biên độ dao động của mặt bàn
Câu 5:
-Dao động có biên độ lớn thì âm phát ra to
- Dao động có biên độ nhỏ thì âm phát ra nhỏ
Câu 6:
1-D
2-C
3-B
4-A
Sách giáo khoa ,đèn chiếu
phần mềm
ImindmapV4 và một đoạn phim minh họa dao động của màng loa
Họat động 7: Dặn dò - thời gian: (2 phút)
Mục tiêu: Dặn dò việc chuẩn bị bài ở nhà
Phương pháp: Đàm thoại
Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà học bài phần ghi nhở
Làm các bài tập trong sách bài tập
Đọc và soạn bài môi trường truyền âm
Học sinh ghi nội dung này vào vở
Sách giáo khoa, sách bài tập
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Liệt kê các tài liệu tham khảo trong quá trình chuẩn bị và tiến hành
Sách giáokhoa
Sách giáo viên
Sách bài tập
Sổ sinh học chuyên môn hè
phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin
Internet
Trang bạch kim
File đính kèm:
- giao an ly bai do to cua am.doc