Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 15 – Bài 14 : Phản xạ âm – tiếng vang (tiết 3)

1. Kiến thức

- Mô tả và giảI thích được một số hiện tượng liên quan đến tiếng vang.

- Nhận biết được một số vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém.

- Kể tên một số ứng dụng của phản xạ âm.

2. kỹ năng

- Rèn kỹ năng tư duy từ các phản xạ âm.

 

doc8 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1137 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 15 – Bài 14 : Phản xạ âm – tiếng vang (tiết 3), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/11/2009 Ngày dạy: 28/11/2009 Tiết 15 – Bài 14 : Phản xạ âm – Tiếng vang Mục tiêu Kiến thức Mô tả và giảI thích được một số hiện tượng liên quan đến tiếng vang. Nhận biết được một số vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém. Kể tên một số ứng dụng của phản xạ âm. kỹ năng Rèn kỹ năng tư duy từ các phản xạ âm. Chuẩn bị - Tranh hình 14.1; 14.2; 14.3; 14.4/ Sgk III. Tổ chức hoạt động dạy học: Hoạt động của Giáo Viên Hoạt độngcủa học sinh Nội dung ghi bảng HĐ1 : Kiểm tra bài cũ + Âm truyền được trong môi trường nào và không truyền được trong môi trường nào ? - Âm truyền được trong môi trường chất lỏng, chất khí và chất rắn. Âm không truyền được trong môi trường chân không. HĐ 2 : Đặt vấn đề + GV nêu: Trong cơn dông, khi có tia chớp thường kèm theo tiếng sấm. Sau đó còn nghe thấy tiếng ì ầm kéo dài, gọi là sấm rền ( Có hình ảnh trên máy chiếu ). Tại sao lại có tiếng sấm rền? Để trả lời được câu hỏi này cô cùng các con sẽ nghiên cứu bài học hôm nay. ( GV nói và ghi bảng ) HĐ 3 : Bài mới ? Các con hs thường được gđ cho đi tham quan du lịch vào dịp nghỉ hè, nghỉ lễ, nghỉ tết. Vậy trong lớp ta những con nào đã được đi tham quan những hang động lớn rồi nhỉ ? ? Vậy con đã được đi tham quan hang động lớn nào ? - Các con hãy nhớ lại xem khi đứng trong hang động đó mà nói to thì ngay sau đó có hiện tượng gì ? + Các con ạ khi đứng trong các hang động lớn nếu nói to thì ngay sau đó ta sẽ nghe thấy tiếng vọng lại lời nói của chính mình. + GV đưa hình 14.1/SGK lên màn hình và giải thích : Các con hãy quan sát hình ảnh sau. Trong hình khi người con gái nói to thì âm truyền đến vách đá dội lại đến tai người con trai. Mặt khác các nhà khoa học đã xác định được âm dội lại truyền chậm hơn âm trực tiếp một khoảng thời gian ít nhất là 1/15 giây. Khi đó âm dội lại là tiếng vang + Vậy ta nghe được tiếng vang khi nào? + Các con ạ âm dội lại khi gặp một mặt chắn được gọi là âm phản xạ. + Vậy các con hãy phân biệt sự giống và khác nhau giữa âm phản xạ và tiếng vang? + Thế theo con, tiếng vang có phải là âm phản xạ không và ngược lại âm phản xạ có là tiếng vang không ? + GV chốt VĐ : Như vậy từ đầu tiết học đến giờ cô cùng các con đã tìm hiểu về âm phản xạ và tiếng vang. Vậy con đã từng nghe được tiếng vang ở đâu? Vì sao con nghe được tiếng vang đó? + Các con hãy suy nghĩ xem, tại sao trong phòng kín ta thường nghe thấy âm to hơn so với khi ta nghe chính âm đó ở ngoài trời? + GV chuyển ý : Các con đã hiểu đc tại sao khi nói trong phòng kín ta thường nghe thấy âm to hơn so với khi ta nghe chính âm đó ở ngoài trời. + Vậy khi nói to trong phòng rất lớn và nói to như vậy trong phòng nhỏ thì sao ? Vậy cô cùng các con nghiên cứu nội dung câu hỏi sau. + GV đưa câu hỏi C3 lên màn hình + GV chia lớp thành 4 nhóm + GV yêu cầu các nhóm thảo luận với nội dung câu hỏi C3 + Thời gian hoạt động 5 phút + Cô xin thông báo đã hết thời gian thảo luận. GV giải thích thêm C3 + Các con ạ, trong phòng lớn ta nghe được âm phát ra trước âm phản xạ nên có tiếng vang, còn khi nói to ở phòng nhỏ, mặc dù vẫn có âm phản xạ từ tường phòng đến tai nhưng ta không nghe thấy tiếng vang vì âm phản xạ từ tường phòng và âm phát ra đến tai ta gần như cùng một lúc. + Qua các kiến thức vừa nghiên cứu các con hãy hoàn thành câu sau: + Hoàn thành câu sau: Có tiếng vang khi ta nghe thấy ...............cách .................một khoảng thời gian ít nhất là 1/15 giây. + Trở lại câu hỏi nêu ra đầu giờ, con nào có thể giải thích tại sao lại có tiếng sấm rền + GV: Chuyển ý: Các con ạ,khi âm truyền đến mặt chắn bị dội lại thì mặt chắn đó còn được gọi là vật phản xạ. Có những vật phản xạ âm tốt và có những vật phản xạ âm kém. Vậy những vật như thế nào phản xạ âm tốt và những vật như thế nào phản xạ âm kém. Cô cùng các con nghiên cứu phần 2 Con đã được đi tham quan hang Đầu Gỗ ở Hạ Long Con đã được đi tham quan động HươngTích ở Hà Tây Con được đi tham quan Tam Cốc Bích Động ở Ninh Bình. - Khi đứng trong hang động đó con nói to thì ngay sau đó con nghe thấy tiếng vọng lại lời nói của chính mình. - Ta nghe được tiếng vang khi âm truyền đến vách đá dội lại đến tai ta chậm hơn âm truyền trực tiếp đến tai một khoảng thời gian ít nhất là 1/15 giây. - Giống nhau : đều là âm phản xạ. - Khác nhau : tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp một khoảng thời gian ít nhất là 1/15 giây - Tiếng vang cũng là âm phản xạ. - Âm phản xạ là tiếng vang khi âm phản xạ truyền đến tai ta chậm hơn âm truyền trực tiếp đến tai một khoảng thời gian ít nhất 1/15 giây - HS 1: Con đã từng nghe được tiếng vang ở giếng khơi. Con nghe được tiếng vang đó là do âm phản xạ từ thành giếng truyền đến tai sau âm trực tiếp một khoảng thời gian ít nhất 1/15 giây. - HS 2: Con đã từng nghe được tiếng vang ở ngõ hẹp dài hai bên là nhà cao tầng. Con nghe được tiếng vang đó là do âm phản xạ từ các bức tường truyền đến tai sau âm trực tiếp một khoảng thời gian ít nhất 1/15 giây. - Trong phòng kín khoảng cách nhỏ, lúc này âm phản xạ đến tai người nghe gần như cùng một lúc với âm phát ra khi đó ta nghe thấy âm to hơn. - Ngoài trời ta chỉ nghe thấy âm phát ra nên âm nhỏ hơn so với khi nghe chính âm đó trong phòng kín. - HS: đọc C3 Có tiếng vang khi ta nghe thấy âm phản xạ cách âm trực tiếp một khoảng thời gian ít nhất là 1/15 giây. - Trong cơn dông khi có tia chớp thường kèm theo tiếng sấm- tiếng sấm chính là âm phát ra, còn tiếng sấm rền chính là tiếng vang. Sở dĩ có tiếng vang là do tiếng sấm truyền đến các vật chắn ( các dãy núi) dội lại đến tai ta chậm hơn tiếng sấm 1 khỏng thời gian ít nhất là 1/15 s. I. Phản xạ âm – Tiếng vang. - Âm dội lại khi gặp một mặt chắn là âm phản xạ. Có tiếng vang khi ta nghe thấy âm phản xạ cách âm trực tiếp một khoảng thời gian ít nhất là 1/15 giây. Hoạt động 4. Vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém. + GV: Đưa hình 14.2 lên màn hình. + Đây là hình vẽ về một thí nghệm để nghiên cứu âm phản xạ. + Các con quan sát hình 14.2 và cho cô biết người ta đã sử dụng dụng cụ thí nghiệm nào và đã tiến hành thí nghiệm như thế nào? + GV: Qua thí nghiệm ở trên và nhiều thí nghiệm khác người ta đã đi đến kết luận sau: - Những vật cứng có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt( hấp thụ âm kém ). - Những vật mềm, xốp có bề mặt gồ ghề thì phản xạ âm kém + GV: Các con lưu ý: những vật mềm ,xốp có bề mặt gồ ghề thì phản xạ âm kém nhưng chưa chắc đã hấp thụ âm tốt. Ví dụ: Rèm treo cửa phản xạ âm kém và hép thụ âm kém. + GV đưa C4 lên màn hình. C4: Trong những vật sau đây: - Miếng xốp, - Ghế đệm mút - Mặt gương, - Tấm kim loại - áo len, - Cao su xốp - Mặt đá hoa, - Tường gạch Vật nào phản xạ âm tốt, vật nào phản xạ âm kém? + Gv chia lớp thành 2 nhóm + Y/c: Nhóm 1: Liệt kê những vật phản xạ âm tốt. Nhóm 2: Liệt kê những vật phản xạ âm kém. + GV: Các con đổi bài cho nhau và chấm điiểm theo đáp án sau + GV đưa đáp án lên màn hình: Đáp án: - Những vật phản xạ âm tốt: + Mặt gương ( 2,25đ) + Mặt đá hoa ( 2,25đ) + Tường gạch ( 2,25đ) + Tấm kim loại. ( 2,25đ) - Những vật phản xạ âm kém: + + Miếng xốp ( 2,25đ) + Aó len ( 2,25đ) + Ghế đệm mút ( 2,25đ) + Cao su xốp. ( 2,25đ) + GV: Chuyển ý: Để củng cố các kiến thức các con vừa học cô trò ta chuển sang phần 3 - Dụng cụ: Nguồn âm, gương, giá đỡ gương. - Tiến hành thí nghiệm: Nguồn âm phát ra âm, âm truyền đến mặt gương, bị phản xạ đến tai ta. - Nhóm 1: Những vật phản xạ âm tốt: Mặt gương, mặt đá hoa, tường gạch, tấm kim loại. - Nhóm 2: Những vậtphản xạ âm kém: Miếng xốp, áo len, ghế đệm mút, cao su xốp. - HS: Chấm điểm theo đap án. - Những vật cứng có bề mặt nhẵnthì phản xạ âm tốt( hấp thụ âm kém ). - Những vật mềm, xốp có bề mặt gồ ghề thì phản xạ âm III. Vận dụng Hoạt động 5.Vận dụng + GV: Đưa hình ảnh phòng nghe nhìn lên màn hình + Trong nhiều phòng hoà nhạc, phòng chiếu bóng, phòng ghi âm, người ta thường làm tường sần sùi và treo rèm nhung để làm giảm tiếng vang. Hãy giải thích tại sao? + GV: à đúng rồi, một số ví dụ rất gần với các con đó là xung quanh phòng nghe nhìn của trường dều treo rèm nhung, hoặc con nào đã được vào nhà văn hoá huyện các con cũng thấy các bức tường được thiết kế sần sùi + Vậy trong thực tế , Khi muốn nghe rõ hơn người thường làm như sau: + GV: Đưa hình 14.3 lên màn hình. + GV chỉ vào hình vẽ và nói:Đặt bàn tay khum lại, sát vào vành tai, đồng thời hướng tai về phía nguồn âm. Hãy giải thích tại sao? + GV chuyển ý: Để thay đổi không khí lớp học cô có 1 trò chơi mang tên tiếp sức, đồng thời củng cố và khác sâu kiến thức các em vừa học - Trong nhiều phòng hoà nhạc, phòng chiếu bóng, phòng ghi âm, người ta thường làm tường sần sùi và treo rèm nhung để hấp thụ âm tốt ( phản xạ âm kém) nên giảm được tiếng vang. Do đó ta nghe được âm phát ra rõ hơn. - Khi muốn nghe rõ hơn, ngươì ta thường đặt bàn tay khum lại, sát vào vành tai, đồng thời hướng tai về phía nguồn âm vì khi đó âm phản xạ từ tay truyền vào tai ta, lúc đó âm phản xạ và âm phát ra trực tiếp truyền đến tai ta gần như cùng một lúc giúp ta nghe được âm to hơn. Hoạt động 5. GV tổ chức trò chơi tiếp sức + Nội dung trò chơi như sau: Hiện tượng phản xạ âm được sử dụng trong những trường hợp nào dưới đây? Trồng cây xung quanh bệnh viện. Xác định độ sâu của biển. Làm đồ chơi “ Điện thoại dây “ Làm tường phủ dạ, nhung. IV, Củng cố, dặn dò - Về nhà các con học thuộc các kiến thưc sau: + Âm gặp mặt chắn đều bị phản xạ nhiều hay ít. Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất là 1/15 giây. + Các vật mềm, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém. Các vật cứng có bề mặt nhẵn, phản xạ âm tốt ( hấp thụ âm kém ) - Hoàn thiện các câu hỏi trong giờ đã học. Và các bài tập sách bài tập .

File đính kèm:

  • docVat Li 7 bai 14 Phan xa am va tieng vang.doc