Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 15 - Bài 14 - Phản xạ âm – tiếng vang (tiết 5)

I:Kiến thức: mô tả và giải thích được 1 số hiện tượng liên quan đến tiếng vang (tiếng vọng).

 - Nhận biết được 1 số vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém.

 - Kể tên 1 số ứng dụng của phản xạ âm.

 II.Kỹ năng: vận dụng được vào giải thích 1 số hiện tượng trong thực tế

 III.Thái độ- Rèn cho khả năng tư duy từ các hiện tượng thực tế.

 

doc4 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1136 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 15 - Bài 14 - Phản xạ âm – tiếng vang (tiết 5), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết15-bài 14 Phản xạ âm – tiếng vang A- Mục tiêu : I:Kiến thức: mô tả và giải thích được 1 số hiện tượng liên quan đến tiếng vang (tiếng vọng). - Nhận biết được 1 số vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém. - Kể tên 1 số ứng dụng của phản xạ âm. II.Kỹ năng: vận dụng được vào giải thích 1 số hiện tượng trong thực tế III.Thái độ- Rèn cho khả năng tư duy từ các hiện tượng thực tế. B Chuẩn bị : I.Giáo viên: Đồ dùng:1 giá TN, 1tấm gương, 1 nguồn phát âm dùng vi mạch, 1 bình nước. II.Học sinh:Mỗi nhóm một bộ như của giáo viên C- Các hoạt động trên lớp : I- ổn định tổ chức-kiểm tra sĩ số (1’): Sĩ số: . . . Vắng: . . . II- Kiểm tra bài cũ (5’): Phát biểu các kết luận về môi trường truyền âm. So sánh vận tốc truyền âm trong các môi trường: rắn, lỏng, khí. Trả lời bài tập 13.3. Trả lời bài tập 13.4 (Kết quả: Bài 13.3 : Ta nhìn thấy chớp trước khi nghe thấy tiếng sét vì vận tốc ánh sáng truyền trong không khí > vận tốc âm truyền trong không khí Vận tốc ánh sáng = 300 000 000 m/s ; Vận tốc âm = 340 m/s - Bài 13.4 : Khoảng cách từ nơi mình đứng đến chỗ sét đánh là : 340 m/s . 3s = 1020 m ~ 1 km) ĐVĐ : Về mùa mưa trong cơn dông, khi có tia chớp thường kèm theo tiếng sấm. Sau đó còn nghe tiếng ầm ĩ kéo dài gọi là sấm rền. Tại sao lại có sấm rền -> vào bài. III- Bài mới : Hoạt động của học sinh và giáo viên Nội dung Hoạt động 1:nghiên cứu âm phản xạ,tiếng vang (12’) GV: Yêu cầu hs đọc – nghiên cứu SGK – lần lượt trả lời các câu hỏi. - Em đã nghe thấy tiếng vọng lại lời nói của mình ở đâu? - Trong nhà của mình em có nghe rõ tếng vang không? - Vậy tiếng vang có khi nào? GV: Nhấn mạnh âm phản xạ.Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C1,C2 HS: Lần lượt trả lời C1; C2. - Âm phản xạ và tiếng vang có gì giống và khác nhau? -Tại sao trong phòng kín ta thường nghe thấy âm to hơn so với khi ta nghe chính âm đó ở ngoài trời? - Khi nói to trong phòng rất lớn thì nhe thấy tiếng vang. Nhưng nói to như vậy trong phòng nhỏ thì lại không nghe thấy tiếng vang? Vì sao? - Khoảng cách từ người nói đến bức tường được tính như thế nào? GV:Yêu cầu học sinh phát biểu hoàn chỉnh kết luận. HS:Hoạt động cá nhân Hoạt động 2:Nghiên cứu những vật phản xã âm tốt và kém (10’) GV- Yêu cầu hs đọc – nghiên cứu SGK. Quan sát hình vẽ 14.2 mô tả TN. HS:Nghiên cứu thí nghiệm hình 14.2 và trả lời câu hỏi của gv - Qua đó em thấy âm truyền như thế nào? - Vật như thế nào phản xạ âm tốt? Vật như thế nào phản xạ âm kém? HS: Vận dụng trả lời C4. GV:Chuẩn hoá đáp án Hoạt động 3:Vận dụng (12’) GV:Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi từ C5 đến C8 HS: Vận dụng lần lượt trả lời C5; C6; C7. - Tránh hiện tượng âm bị hoà lẫn do tiếng vang kéo dài thì làm như thế nào? HS: Quan sát hình 14.3 - Em thấy tay khum có tác dụng gì? - Lưu ý: t là thời gian âm đi từ mặt nước xuống đáy biển chỉ có 1/2s tránh nhầm lẫn t = 1s. I- Âm phản xạ - tiếng vang - Âm dội lại khi gặp vật chắn gọi là âm phản xạ. - Âm phản xạ và tiếng vang giống nhau đều là âm phản xạ. - Khác nhau: Tiếng vang là âm phản xạ nghe từ khoảng âm phát ra ít nhất khoảng 1/15s. C1: Nghe thấy tiếng vang ở giếng, ngõ hẹp dài, phòng rộng vì ta phân biệt được âm phát ra trực tiếp và âm phản xạ. C2: Trong phòng kín khoảng cách nhỏ, thời gian âm phát ra nghe được cách âm dội lại nhỏ hơn 1/15s -> âm phát ra trùng với âm phản xạ -> âm to. Ngoài trời âm phát ra không gặp chướng ngại vật nên không phản xạ lạiđược, tai chỉ nghe âm phát ra -> âm nhỏ hơn. C3: - Phòng to: Âm phản xạ đến tai nghe sau âm phát ra -> nghe thấy tiếng vang. - Phòng nhỏ: Âm phản xạ và âm phát ra hoà cùng với nhau -> không nghe thấy tiếng vang. a, Phòng nào cũng có âm phản xạ. b, S = V.t . Biết vận tốc không khí = 340 m/s. - Khoảng cách ngắn nhất: S = 340 m/s . 1/15s = 22,6 m * Kết luận: Có tiếng vang khi ta nghe thấy âm phản xạ cách với âm phát ra 1 khoảng thời gian ít nhất là 1/15s. II- Vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém. - TN - Kết quả TN: Mặt gương -> âm nghe rõ hơn. Tấm bìa -> âm nghe không rõ. - Âm truyền đến vật chắn rồi phản xạ đến tai, gương phản xạ âm tốt, bìa phản xạ âm kém. - Vật cứng có bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém). - Vật mềm, xốp có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém. C4: - Phản xạ âm tốt: Mặt gương, mặt đá hoa, tấm kim loại, tường gạch. - Phản xạ âm kém: Miếng xốp, … III- Vận dụng C5: Làm tường sần sùi, treo rèm nhung để hấp thụ âm tốt hơn, nên giảm tiếng vang âm nghe được rõ hơn. C6: Mỗi khi khó nghe người ta thường đặt bàn tay khum lại sát vành tai để hướng âm phản xạ từ tay đến tai giúp nghe âm to hơn. C7: Âm truyền từ tàu đến đáy biển trong 1/2s. Độ sâu của biển là: S = V.t = 1500m/s . 0,5s = 750 (m). IV- Củng cố (3’): -Khái quát nội dụng bài học – liên hệ thực tế: Để tránh tiếng vang trong xây dựng cần chú ý như xây rạp hát, hội trường -Yêu cầu học sinh trả lời 1- Khi nào thì có âm phản xạ? Tiếng vang là gì? 2- Có phải cứ có âm phản xạ thì có tiếng vang không? 3- Vật nào phản xạ âm tốt, âm kém? V- Hướng dẫn học ở nhà (2’): - Học thuộc phần ghi nhớ. - Vận dụng làm bài tập: 14.1 -> 14.6 (15 – SBT).Nghiên cứu trước bài 15 - Hướng dẫn bài 14.4 - Đọc trước bài “Chống ô nhiễm tiếng ồn”. D- Rút kinh nghiệm : ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docT15.doc