Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 17 - Tổng kết chương II (tiếp)

A- Mục tiêu :

 I.Kiến thức- Ôn tập củng cố lại về âm thanh.

 - Hệ thống hoá lại kiến thức của chương I và II.

 II.Kỹ năng.- Luyện tập cách vận dụng kiến thức về âm thanh vào cuốcống.

III.TháI độ:Trung thực ,cẩn thận,đoàn kết

B Chuẩn bị :

 I.Giáo viên: Nội dung bài ôn tập.

 

doc3 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 852 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 17 - Tổng kết chương II (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : Ngày giảng: Tiết17 Tổng kết chương II A- Mục tiêu : I.Kiến thức- Ôn tập củng cố lại về âm thanh. - Hệ thống hoá lại kiến thức của chương I và II. II.Kỹ năng.- Luyện tập cách vận dụng kiến thức về âm thanh vào cuốcống. III.TháI độ:Trung thực ,cẩn thận,đoàn kết B Chuẩn bị : I.Giáo viên: Nội dung bài ôn tập. II.Học sinh: Làm đề cương ôn tập phần câu hỏi tự kiểm tra, phần vận dụng bài tổng kết chương II. - Những điểm cần lưu ý: + Tiến hành bài học trong khoảng thời gian 25 phút. + Thời gian dành kiểm tra trắc nghiệm 20 phút. - Kiến thức bổ xung: C- Các hoạt động trên lớp : I- ổn định tổ chức –Kiểm tra sĩ số (1’): Sĩ số: . . . Vắng: . . . II- Kiểm tra bài cũ : (kết hợp ôn tập kiểm tra) - Kiểm tra sự chuẩn bị đề cương ôn tập của Hs. III- Ôn tập : Hoạt động của học sinh và giáo viên Nội dung Hoạt động 1:Hệ thống lại nội dung lí thuyết theo phần tự kiểm tra (10’) G: Lần lượt nêu câu hỏi.Yêu cầu học sinh trả lời cá nhân H: Dựa trên đề cương đã làm – trả lời. H: Bổ xung - Đặt câu với các cụm từ: a, Tần số, lớn, bổng. b, Tần số, nhỏ trầm. c, Dao động, biên độ lớn, to. d, Dao động, biên độ nhỏ, nhỏ. - Âm có thể truyền qua những môi trường nao? - Âm phản xạ là gì? Liệt kê 1 số vật liệu cách âm tốt? G.Sau mỗi câu hỏi hướng dẫn học sinh thảo luận chuẩn hoá đáp án Hoạt động 2:Vận dụng (22’) G.Yêu cầu học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi phần vận dụng H: Dựa vào đáp án đã làm lần lượt trả lời các câu hỏi vận dụng. H. Nhận xét – bổ xung - Dao động của các sợi dây đàn khác nhau như thế nào khi phát ra tiếng to? Tiếng nhỏ? - Chú ý: Âm phát ra to, nhỏ liên quan tới biên độ dao động. + Âm phát ra cao, thấp liên quan tới tần số dao động. - Vì sao trong đêm yên tĩnh khi đi bộ ở ngõ hẹp giữa 2 bên tường cao, ngoài tiếng chân còn nghe thấy 1 âm thanh khác giống như có người đang theo sát? - Hãy đề ra biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn cho 1 bệnh viện nằm gần quốc lộ? Còn thời gian gv cho học sinh tổ chức trò chơi ô chữ G: Treo bảng kẻ sẵn các ô H: Đọc – lần lượt lên điền từ theo hàng ngang. G: Gợi ý để hs điền đúng. - Tìm từ hàng dọc I- Tự kiểm tra 1- a, Các nguồn phát âm đều dao động. b, Số dao động trong 1 giây là tần số. Đơn vì tần số là Héc: Hz. c, Độ to của âm được đo bằng đơn vị đềxiben: dB. d, Vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s. e, Giới hạn ô nhiễm tiếng ồn là 70 dB 2- a, Tần số dao động càng lớn, âm phát ra càng bổng. b, Tần số dao động càng nhỏ, âm phát ra trầm. c, Dao động càng mạnh, biên độ lớn, âm phát ra càng to. d, Dao động yếu, biên độ nhỏ, âm phát ra nhỏ. 3- Không khí, rắn, lỏng đều cho âm truyền qua. 4- Âm phản xạ là âm dội ngược trở lại khi gặp (chướng ngại vật) mặt chắn. 5- D- đúng: Âm phản xạ nghe được cách biệt với âm phát ra. 6- a, Các vật phản xạ âm tốt là các vật cứng có bề mặt nhẵn. b, Các vật phản xạ âm kém là các vật mềm, có bề mặt gồ ghề 7- Trường hợp ô nhiễm tiếng ồn là: a, Làm việc tại nơi nổ mìn, phá đá. b, Hát Karaôkê to lúc ban đêm. 8- Một số vật liệu cách âm tốt: Bông, vải, gạch. II- Vận dụng Bộ phận dao động trong các trường hợp: - Đàn ghi ta: Dây đàn. - Kèn lá: Phần lá bị thổi. - Trong sáo: Cột không khí trong sáo. - Trong trống: Mặt trống Câu đúng: C a, Dao động mạnh -> dây lệch nhiều -> phát ra âm thanh to. - Dao động yếu -> dây lệch ít -> phát ra tiếng nhỏ. b, - Dây đàn dao động nhanh -> phát ra âm cao. - Dây đàn dao động chậm -> phát ra âm thấp. - Tiếng nói đã truyền từ miệng người này qua không khí đến 2 cái mũ và ngược lại qua không khí đến tai người ta. - Ban đêm yên tĩnh ta nghe rõ tiếng vang của chân mình phát ra khi phản xạ lại từ 2 bên tường ngõ. Ban ngày tiếng vang bị thân thể người qua lại hấp thụ hoặc bị tiếng ồn trong thành phố át nên chỉ nghe thấy mỗi tiếng chân. Âm phát ra đến tai cùng 1 lúc với âm phản xạ. Biện pháp chống ô nhiễm: Treo biển báo Xây tường chắn Trồng cây xanh Treo rèm ở cửa ra vào. Dùng nhiều đồ dùng mềm có bề mặt xù xì III- Trò chơi ô chữ - Hàng ngang: Chân không Dao động Siêu âm Tiếng vang Tần số Hạ âm Phản xạ âm - Từ hàng dọc: Âm thanh IV- Củng cố : Kiểm tra trắc nghiệm (10’) : 1- Đặc điểm chung của nguồn âm? 2- Âm bổng, âm trầm phụ thuộc vào yếu tố nào? 3- Độ to của âm phu thuộc vào yếu tố nào? V- Hướng dẫn học ở nhà (2’): - Học theo các câu hỏi vừa ôn tập + bài tổng kết chương I. - Chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra học kỳ I. D- Rút kinh nghiệm : ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docT17.doc