Nhắc lại những kiến thức cơ bản có liên quan đến âm thanh.
Luyện tập để chuẩn bị kiểm tra cuối chương.
Cá nhân độc lập suy nghĩ, mạnh dạn nêu ý kiến của mình, học tập nghiêm túc.
II. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên :
- Bảng trò chơi ô chữ ( hình 16.1).
- Đáp án các câu hỏi ôn tập chương 2.
3 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1022 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 17 - Tuần 17 - Bài 16 : Tổng kết chương 2: Âm học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17 Ngày soạn:27/12/06
Tiết 17 Ngày dạy: 29/12/06
Bài 16 : tổng kết chương 2: âm học
I.mục tiêu:
Nhắc lại những kiến thức cơ bản có liên quan đến âm thanh.
Luyện tập để chuẩn bị kiểm tra cuối chương.
Cá nhân độc lập suy nghĩ, mạnh dạn nêu ý kiến của mình, học tập nghiêm túc.
II. chuẩn bị :
1. Giáo viên :
- Bảng trò chơi ô chữ ( hình 16.1).
- Đáp án các câu hỏi ôn tập chương 2.
2. Học sinh : Chuẩn bị trước ở nhà phần tự kiểm tra.
III.Phương pháp :
- Hệ thống hoá kiến thức.
- Suy luận, luyện tập.
- Thảo luận nhóm , đàm thoại....
IV. Tiến trình :
1/. ổn định lớp:
2/. Kiểm tra bài cũ : Lồng ghép trong bài.
3/. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội Dung
* Hoạt động 1: GV kiểm tra phần tự kiểm tra của HS (15p'):.
- GV: Lần lượt gọi HS trả lời những câu hỏi phần tự kiểm tra.
Yêu cầu HS thảo luận về những câu trả lời sai.
- HS:
+ Một số HS trả lời các câu hỏi tự kiểm tra.
+ Những HS khác thảo luận bổ sung khi cần.
* Hoạt động 2: Làm bài tập vận dụng (15p'):
1. Yêu cầu HS làm việc ca nhân phần vận dụng vào vở.
2. Hướng dẫn cả lớp thảo luận và thống nhất câu trả lời.
- HS: Thực hiện dưới sự hướng dẫn của GV.
* Hoạt động 3: Tổ chức cho HS
giải trò chơi ô chữ(13p'):
GV: Lần lượt đọc nội dung của từng hàng từ trên xuống dưới. Trong 15s HS phải đoán từ tương ứng, GV ghi lên bảng. Trả lời đúng mỗi hàng ngang được 2 điểm. Từ hàng dọc được 10 điểm.
Yêu cầu HS thảo luận nhóm rồi cử đại diện nhóm trình bày kết quả.
Tính điểm tổng cộng cho cả nhóm, nhóm nào nhiều điểm hơn là người thắng cuộc.
I.tự kiểm tra:
1. a)...dao động.
b) ...tần số. .... héc(Hz).
c) ... đêxiben (dB).
d) ... 340 m/s.
e) ... 70dB.
2.a/ Tần số dao động càng lớn, âm phát ra càng bổng.
B/ Tần số dao động càng nhỏ, âm phát ra càng trầm.
C/ Dao động mạnh, biên độ lớn, âm phát ra to.
D/ Dao động yếu, biên độ nhỏ, âm phát ra nhỏ.
3. a, c, d (không khí, rắn, lỏng).
4.Âm phản xạ là âm dội nguợc trở lại khi gặp 1 màn chắn.
5. D
6. a, ... cứng ..... nhẵn.
b, ... mềm .... ghồ ghề.
7. b, d.
8. Một số vật liệu cách âm tốt là: bông, vải xốp, gạch, gỗ, bêtông ...
II. vận dụng:
1. Vật dao động phát ra âm trong đàn ghita là dây đàn; trong kèn lá là phần đầu lá chuối bị bẹp; trong sáo là cột không khí trong sáo; trong trống là mặt trống.
2. C.
3.a/ Dao động của các sợi dây đàn mạnh, dây đàn lệch nhiều khi phát ra tiếng to. Dao động của các sợi dây đàn yếu, dây lệch ít khi phát ra tiếng nhỏ.
B/ Dao động của các sợi dây đàn nhanh khi phát ra âm cao. Dao động của các sợi dây đàn chậm khi phát ra âm thấp.
4. Tiếng nói đã truyền từ miệng người này qua không khí đến 2 cái mũ và lại qua không khí đến tai người kia.
5. Vì ban đêm yên tĩnh nên ta nghe rõ tiếng vang của chân mình. Ban ngày tiếng vang bị thân thể người hấp thụ hoặc tiếng ồn trong thành phố lấn át.
6. A.
7. - Treo biển cấp bóp còi gần bệnh viện.
- Xây tường chắn, đóng các cửa phòng để ngăn chặn đường truyền âm.
- Tròng nhiều cây xanh xung quanh bệnh viện để hướng âm truyền đi theo hướng khác.
- Treo rèm ở cửa ra vào để ngăn chặn đường truyền âm cũng như để hấp thụ bớt âm.
- Dùng nhiều đồ dùng mềm, có bề mặt xù xì để hấp thụ bớt âm.
III.trò chơi ô chữ:
c
h
â
k
h
ô
n
g
s
i
ê
u
â
M
T
ầ
n
s
ố
p
H
ả
x
ạ
â
m
d
A
o
đ
ộ
n
g
t
i
ế
N
g
v
a
n
g
h
ạ
â
m
Từ hàng dọc là : âm thanh
4/.Dặn dò(2p')
Ôn tập để tuần sau thi học kì I.
+ Kiến thức : kiến thức trong chương1,2. Chủ yếu chương 2.
+ Bài tập: vẽ ảnh của điểm , của vật qua gương phẳng, tính góc phản xạ.
Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Tiet 17 - bai 16.doc