HS mô tả được một hiện tượng hoặc một thí nghiệm chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ sát.
- Giải thích được một số hiện tượng nhiễm điện do cọ sát trong thực tế( chỉ ra các vật cọ sát với nhau là biểu hiện của sự nhiễm điện).
- kỹ năng:làm thí nghiệm nhiễm điện cho một vật bằng cách cọ sát.
II- Chuẩn bị:
38 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1231 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 19 - Bài 17 - Sự nhiễm điện do cọ sát (tiếp), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương III - điện học
Ngày soạn: 7/1 /2008
Ngày dạy: 7/1 /2008
Tiết 19- bài 17
Sự nhiễm điện do cọ sát
I- Mục tiêu:
- HS mô tả được một hiện tượng hoặc một thí nghiệm chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ sát.
- Giải thích được một số hiện tượng nhiễm điện do cọ sát trong thực tế( chỉ ra các vật cọ sát với nhau là biểu hiện của sự nhiễm điện).
- kỹ năng:làm thí nghiệm nhiễm điện cho một vật bằng cách cọ sát.
II- Chuẩn bị:
- Đối với mỗi nhóm học sinh: thước nhựa dẹt, Thanh thủy tinh, 2 giải ni lông( 5x20cm), mảnh phim nhựa, các mảnh giấy vụn, quả cầu nhựa bằng xốp,mảnh vải khô,mảnh lụa, mảnh len,mảnh kim lọai, bút thử điện,phích nước nóng,cốc...
III- Tổ chức các hoạt động dạỵ và học
HĐ1:Tổ chức tình huống học tập.
*Yêu cầu h/s nêu một số hiện tượng điện trong đời sống hàng ngày.
*GV giới thiệu mục tiêu (trọng tâm) của chương III.
*Đặt vấn đề vào bài như sgk...
*HS:Nêu được một số hiện tượng điện trong thực tế.
*Nắm được mục tiêu của chương và vấn đề cần nghiên cứu
HĐ2: Làm thí nghiệm1 đphát hiện nhiều vật bị cọ xát có tính chất mới.
*Yêu cầu h/s đọc sgk, nêu các bước tiến hành thí nghiệm.
Giáo viên tóm tắt lại các bước tiến hành thí nghiệm lưu ý cách cọ xát các vật, rồi yêu cầu các h/s tiến hành thí nghiệm...ghikết quả vào bảng..
Yêu cầu h/s căn cứ vào kết quả thí nghiệm , điền từ thích hợp vào chổ trống trong kết luận 1.
I-Vật nhiễm điện:
Thí nghiệm 1:
*HS:
-Đọc sgk, nêu các bước tiến hành TN
-Nghe và quan sát hướng đẫn của gv
-Làm TN,....rút ra kết luận 1...
Kết luận 1: Nhiều vật sau khi bị cọ xát,có khả năng hút các vật khác.
HĐ3:Thí nghiệm 2 - phát hiện vật bị cọ xát bị nhiễm điện (mang điện tích)
*GV: Vì sao nhiều vật sau khi bị cọ xát lại có khả năng hút các vật khác..?
GV:-Yêu cầu h/s đưa ra dự đoán và nêu cách
kiểm tra dự đoán đó...
-Yêu cầu h/s làm thí nghiệm kiểm tra
(trong đó có thí nghiệm 2)
-Yêu cầu h/s hoàn thánh kết luận 2.
GV: thông báo khái niệm về vật nhiễm điện hay vật mang điện tích (hoặc yêu cầu h/s đọc thông báo sgk.
Thí nghiệm 2
HS: -Nêu dự đoán về nguyên nhân làm các vật sau khi bị cọ xát có khả năng hút các vật khác, nêu phương án kiểm tra...
-Làm thí nghiệm kiểm tra...
-Rút ra kết luận 2:"Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng làm sáng bóng đèn của bút
thử điện"
-Ghi nhớ kết luận 2 và khái niệm về vật nhiễm điện.
HĐ4: vận dụng, củng cố, hướng dẩn về nhà:
*Yêu cầu h/s đọc ghi nhớ sgk
*Yêu cầu h/s vận dụng giải các bài tậpC1,C2,C3
(làm viẹc cá nhân),hướng dẫn h/s thảo luận để thống nhất đáp án...
*Dặn h/s về nhà học thuộc ghi nhớ,trả lời lại các bài tập trong sgk,đọc thêm mục có thể em chưa biết, làm các bài tập trong sbt...
II. Vận dụng:
HS nêu tóm tắt ghi nhớ.
HS:- làm việc cá nhân, thảo luận C1,C2,C3.
-Ghi đáp án thống nhất:
C1: ...Lược nhựa và tóc đều bị nhiễm điện do cọ xát vào nhau, do đó tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra...
C2:Khi thổi bụi trên mặt bàn luồng gió tác dụng lực đẩy làm các hạt bụi bay đi.
Khi quay, cánh quạt bị nhiễm điện do cọ xát với không khí nên hút các hạt bụi trong không khí, làm các hạt bụi bám vào nó. Mép cánh quạt cọ xát với không khí mạnh hơn nên nhiễm điện mạnh hơn,làm bụi bị hút bám vào đó nhiều hơn...
C3: ...Gương, kính, màn hình ti vi bị nhiễm điện do cọ xát với khăn. vì thế chúng hút các sợi vải bông nhẹ...
HS ghi nhớ công việc về nhà
Trả lời các bài tập trong SBT
17.1... Vỏ bút bi nhựa, lược nhựa bị nhiễm điện. Các vật còn lại không bị nhiễm điện.
( muốn biết vì sao chiếc thìa kim loại.. lại không nhiễm điện khi bị cọ xát hãy học tiếp các bài sau...)
17.2 D/. ống bằng nhựa
17.3: a/ Khi chưa cọ xát,... tia nước chảy thẳng.khi cọ xát thước nhựa,tia nước bị thước nhựa hút nên cong về phía thước nh
b/ Thước nhựa sau khi bị cọ xát.. đã nhiễm điện( tức mang điện tích)
17.4 ...áo len (dạ hay sợi tổng hợp) bị cọ xát nên đã nhiễm điện( tương tự như các đám mây dông bị nhiểm điện). Khi đó giữa các phần bị nhiễm điện trên áo len hoặc giứa áo len vấo bên trong xuất hiện các tia lửa điện là các tia chớp sáng li ti, các tia lửa điện làm không khí nóng lên, giản nở và phát ra tiếng nổ lách tách nhỏ.
Bài tập khác:
1. Làm thế nào để tạo ra một vật nhiểm điện và kiểm tra xem một vật có nhiễm điện hay không?
2. Vật nhiễm điện là gì? vật nhiễm điện có tính chất gì khác so với các vật thông thường?
Tư nhận xét:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 7/1 /2008
Ngày dạy: 15/1 /2008
Tiết 20 - bài 18 Hai loại điện tích
I. Mục tiêu:
*Biết chỉ có 2 loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm. Hai diện tích cùng dấu thì đẩy nhau, hai điện tích khác dấu thì hút nhau.
*Nêu được cấu tạo nguyên tử gồm:hạt nhân mang điện tích dương và các êlectrôn mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân, nguyên tử chung hòa về điện.
* Biết vật mang điện âm nhận thêm êlectron, vật mang điên dương mất bớt êlectron.
II. Chuẩn bị:
*Đối với cả lớp: Hình vẽ to mô hình đơn giản của nguyên tử.
*Đối với mỗi nhóm h/s:
3 mảnh ni lông màu trắng đục(cỡ 13x25cm), 1 bút chì vỏ gỗ còn mới,1 kẹp nhựa,2 thanh nhựa sẫm giống nhau dài 20cm, 1 mảnh len, một mảnh dạ, 1 thanh thủy tinh, trục quay.
III. Hoạt động dạy và học
HĐ1: kiểm tra, tổ chức tình huống học tập.
*KT: 1.làm thế nào để tạo ra một vậtnhiễm điện và để kiểm tra xem một vật có nhiễm điện hay không?
2. Vật nhiễm điện có tính chất gì khác với vật không nhiễm điện? giải bài tập 7.4?
*ĐVĐ: GV vấn đề như sgk...
HĐ2: Làm TN 2 vật NĐ cùng loại và tìm hiểu tác dụng của chúng (10’)
GV:
-Yêu cầu h/s đọc phương án TN sgk,
-Lưu ý h/s về cách cọ xát...
-Yêu cầu h/s làm thí nghiêm và điền từ
thích hợp vào nhận xét 1
I. Hai loại điện tích
Thí nghiệm1
HS: nêu phương án thí nghiệm,làm t/n theo phương án sgk, thảo luận nhóm và nêu nhận xét 1
Nhận xét 1: Hại vật giống nhau, được cọ xát như nhau thì mang điện tích cùng loại và khi được đặt gần nhau thì chúng đẩy nhau.
HĐ3: Làm TN 2 phát hiện 2 vật nhiễm điện hai vật nhiẽm điện hút nhau và hai điện tích khác loại.
* Cho h/s cọ xát thanh nhựa xẫm màu vào lụa sau đó đưa lại gần thanh thủy tinh quants và nêu hiện tượng xãy ra( .....chúng hút nhau yếu... )
*Yêu cầu h/s làm thí nghiệm 2 theo phương án sgk , quan sát hiện tượng xảy ra rồi điền từ thích hợp vào nhận xét
Thí nghiệm2
HS: Làm thí nghiệm theo phương án giáo viên đưa ra đ...thước nhựa hát thanh thủy tinh một lực yếu
HS: làm t/s 2 theo phương án sgk, quan sát hiện tượng đ nhận xết 2:Thanh nhựa sẫm màu và thanh thủy tinh khi được cọ xát thì chúng hút nhau, do chúng mang điện tích khác lọai...
HĐ4: Rút ra kết luận- vận dụng:
Thông báo quy ước về 2 loại điện tích như
sgk
*Yêu cầu h/s trả lời câu C1.hướng dẫn h/s thảo luận đđáp án
HS:kết luận:Có hai loại điện tích. Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.
Quy ước:Điện tích của thanh thủy tinh cọ xát
vào lụa là điện tích dương(+),Điện tích của thanh nhựa sẫm màu cọ xát vào vải khô là điện tích âm(-)
HS:.. Mảnh vải nhiễm điện dương.vì hai vật nhiễm điện hút nhau thì chúng phải nhiễm điện khác nhau.Do thanh nhựa sẫm màu khi bị cọ xát bằng mảnh vải khô thì mang điện tích âm (theo quy ước). Nên mảnh vải mang điện tích dương
HĐ5: Tìm hiểu sơ lược về cấu tạo nguyên tử
*Đặtvấn đề như sgk( mục II)
*Treo hình vẽ 18.4 trên bảng , thông báo 4 nội dung cơ bản về cấu tạo nguyên tử như sgk, giảng giải, minh họa...
II. Sơ lược về cấu tạo nguyên tử
HS, nghe thông báo đọc sgk, ghi chép...
HĐ6: Củng cố, Vận dụng, hướng dẫn về nhà:
*Cho h/s làm các bài tập C2,C3,C4, thảo luận lớp để thống hất đáp án.
*Yêu cầu h/s đọc ghi nhớ sgk
*Dặn h/s về nhà học thuộc ghi nhớ, làm các bài tập bài 18 trong sbt
III. Vân dụng
HS: làm việc cá nhân, thảo luận đđáp án:
C2: ..Trước khi cọ xát trong mỗi vật đều có cả điện tích âm và điện tích dương.Các điệntích dương ở hạt nhân của nguyên tử, còn các êlectrôn tồn tại ở lớp vỏ nguyên tử.
C3: ..Trước khi bị cọ xát cácvật không hút được các mẫu giấy vụn vì chúng chưa bị nhiễm điện.các điện tích dương và âm trong vật trung hòa lẫn nhau.
C4: ...Thước nhựa nhiễm điện âm do nhận thêm
êlêctrôn còn mảnh vải nhiễm điện dương do mất bớt êlectrôn
Trả lời bài tập 18 (sbt)
18.1: câu D
18.3 a: Tóc bị nhiễm điện dương, khi đó êlêctrôn dịch chuyển từ tóc sang lược nhựa(lược nhựa nhận thêm êlectrôn, còn tóc mất bớt ê lec trôn.)
18.4*:Hải và sơn đều có thể đúng ,đều có thể sai.
Để xem ai đúng ta lần lượt đưa các vật ...lại gần các mẫu giấy vụn.. Nếu cả 2 vật đều hút... thì hải đúng..
Tự nhận xét:.
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 21- bài 19
Dòng điện- nguồn điện
Ngày soạn:27/1 /2008;
Ngày dạy:22/1 /2008
I.Mục tiêu:
1.Mô tả thí nghiệm tạo ra dòng điện, nhận biết có dòng điện(bóng đèn bút thử sáng, đèn pin sáng, quạt điện quay...)và nêu được dòng điện là các hạt mang điện tích dòng chuyển dời có hướng.
2.Nêu được tác dụng chung của nguồn điện là tạo ra dòng điện và nhận biết các nguồn điện thường dùng với 2 cực của nó( cực dương và cục âm).
3.Mắc và kiểm tra để đảm bảo một mạch điện kín gồm:pin, bóng đèn pin, công tắc và dây nối hoạt động bình thường.
II.Chuẩn bị:
*Cho cả lớp:Tranh 19.2, 19.2(sgk)
*Cho các nhóm h/s: 1 mảnh phim nhựa, một mảnh kim loại ,1 bút thử điện,1 mảnh len, 1 pin đèn,bóng đèn, công tắc,5 đoạn dây có vỏ cách điện( dài khoảng 30cm).
III. Tổ chức hoạt động dạy và học:
HĐ1: kiểm tra, tổ chức tình huống học tập.
* kiểm tra:
1.Nêu các loại điện tích, Hai vật nhiễm điện đặt gần nhau sẽ tương tác với nhau như thế nào. Trả lời bài tập 18.1
2.Một vật sẽ nhiểm điện dương hoặc nhiễm điện âm khi nào. Trả lời bài tập 18.3.
*Tình huống học tập: như hần đầu bài sgk...
HĐ2: tìm hiểu dòng điện là gì.
*Yêu cầu h/s quan sát H19.1,Trả lời câu hỏi C1.
*Yêu cầu h/s trả lời câu C2,hướng dẫn học sinh thảo luận C2...đ nhận xét...
*GV: từ cơ sở C1C2 hãy nêu lên kết luận về dòng điện.
HĐ3:Tìm hiểu các nguồn điện thường dùng:
*GV: thông báo -Tác dụng của nguồn điện
-Các cực của nguồn điện
*GV: Yêu cầu h/s trả lời C3, hướng dẫn h/s thảo luận C3...
HĐ4:Mắc một mạch điện gồm:pin,bóng đèn...
*GV: Yêu cầu h/s đọc sgk, mắc mạch điện theo hình 19.3( hoặc một mạch điện khác do giáo viên hướng dẫn). Lưu ý h/s để kháo K mở khi mắc song mới được đóng khóa...
Hỏi thêm: mạch điện gồm những bộ phận nào? Khi nào trong mạch điện có dòng điện chạy qua?
HĐ5:Củng cố, vận dụng, dặn về nhà:
*GV:- Dòng điện là gì? Vật để tạo ra dòng điện trong các dụng cụ dùng điện gọi là gì?các nguồn điện có chung đặc đặc điểm gì?
-Mạch điện gồm những bộ phận nào? Khi nào trong mạch điện có dòng điện chạy qua?
*Yêu cầu h/s trả lời các câu hỏi từ C4 đến C6. Hướng dẫn h/s thảo luận đ đáp án... đ
*Hướng dẫn h/s học ở nhà...
HS1: lên bảng làm bài...
HS2: lên bảng làm bài...
I.Dòng điện:
*HS -Làm việc cá nhân, trả lời C1
-Thảo luận C1:"a.....nước....;b.....chảy..."
*HS - Làm việc cá nhân câu C2
-Thảo luận C2 "..muốn đè lại sáng ,cần cọ xát để làm nhiễm điện mảnh phim nhựa,rồi chạm bút thử điện vào mảnh tôn đã được áp sát trên mảnh phim nhựa"
Nhận xét:Bóng đèn bút thử sáng khi các điện tích dịch chuyển qua nó.
*HS thảo luận đ
Kết luận: Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng
II. Nguồn điện:
1. Các nguồn điện thường dùng:
*HS: nghe, ghi nhớ: "nguồn điện có chức năng cung cấp dòng điện cho các dụng cụ hoạt động.Mỗi nguồn điện có 2 cực, kí hiệu..."
*HS thảo luận C3 đ" Pin tiểu, pin tròn, pin vuông, pin dạng cúc áo, ắc quy.
Các nguồn điện khác:đi na mô xe đạp...
Các cực của nguồn điện...".
2.Mạch điện có nguồn điện.
HS: -lắp mạch điện theo chỉ dẩn của giáo viên
-Đóng công tắc quan sát, kiểm tra...
HS thảo luận đ" mạch điện gồm nguồn điện, dụng cụ tiêu thụ điện, khóa, dây nối...Khi mạch điện là mạch kín thì trong mạch có dòng điện chạy qua"
III. Vận dụng:
*HS trả lời câu hỏi của giáo viên...
*HS trả lời các câu hỏi C4,C5,C6, thảo luận đđáp án:
C4 Tùy h/s.
C5: tùy h/s
C6:"...để nguồn điện này thắp sáng đèn, cần ấn vào lẫy để núm xoay(bánh xe có răng cưa)của nó tì sát vào vành bánh xe, quay cho bánh xe quay, đồng thời dùng dây điện nối đi na mô với bóng đèn thành mạch kín..."
*HS ghi công việc về nhà
IV:gợi ý giải bài tập (SBT)
19.1 a...... Các điện tích dịch chuyển có hướng...
b......dương và âm....
c...... Hai cực của nguồn điện thành mạch kín.
19.2 Câu C: đồng hồ dùng pin đang chạy
19.3 a/.....máy bơm nước...dây dẫn điện......van nước...quạt điện...dòng nước... các điện tích dịch chuyển.
b/... không có dòng điện chạy qua.
************************************************************
Tiết 22-Bài 20
Chất dẫn điện và chất cách điện-
Dòng điện trong kim loại
Ngày soạn:27/1 /2008;
Ngày dạy:29/1 /2008
I. Mục tiêu:
1. Nhận biết trên thực tế chất dẫn điện là chất cho dòng điện truyền qua,chất chất cách điện là chất không cho dòng điện truyền qua.
2.Kể tên một số vật dẫn điện( hoặc vật liệu dẫn điện), Vật cách điện (hoặc vật liệu cách điên) thường dùng.
3.Nêu được dòng điện trong kim loại là dòng các êlectrôn dịch chuyển có hướng.
II. Chuẩn bị:
*Cho cả lớp: Bóngđèn,công tắc, ổ lấy điện, dây nối các loại, quạt điện...hình 20.1 và 20.3
*Cho mỗi nhóm h/s: -1 bóng đèn, phíc cắm điện có dây nối -bộ pin,bống đèn pin, dây nối,một số vật cách điện và vật cách điện...
III. Tổ chức hoạt động dạy và học:
HĐ1: Kiểm tra, tổ chức tình huống mới.
1.Dòng điện là gì,vật dùng dể tạo ra dòng điện trong các đồ dùng điện gọi là gì, các nguồn điện có chung đặc điểm gì?Trả lời bài tập 19.1
2. Mạch điện gồm những bộ phận nào, chức năng của mỗi bộ phận đó là gì, mạch điện kín hay hở thì có dòng điện chạy qua? Trả lời bài tập 19.2.
Tổ chức tình huống học tập như sgk
HĐ2:Tìm hiểu chất dẫn điện và chất cách điện
Yêu cầu h/s đọc thông tin ở sgk trả lời câu hỏi:
1.Chất dẫn điện là gì? chất dẫn điện được gọi là vật liệu dẫn điện khi nào?
2.Chất cách điện là gì? chất cách điện được gọi là vật liệu dẫn điện khi nào?
HĐ3: xác định vật dẫn điện và vật cách điện
Gọi đại diện của nhóm h/s đọc tên các vật trong bộ thí nghiệm của nhóm mình.và đoán nhận xem vật nào là vật cách điện, vật nào là vật dẫn điện, nhặt và để riêng chúng ra.
yêu cầu h/s nêu phương án kiểm tra,rồi làm thí nghiệm kiểm tra theo phương án đó (hoặc yêu cầu h/s làm thí ngiệm kiểm tra theo phương án sgk.), thảo luận kết quả thí nghiiệm...
Yêu cầu h/s trả lời câu C2 và câu C3. Thảo luận để thống nhất đáp án.
HĐ4:Tìm hiểu dòng điện trong kim loại:
Thông báo nội dung a. sgk và yêu cầu h/s trả lời C4...
Thông báo tiếp nội dung b và yêu cầu h/s trả lời C5
Yêu cầu h/s trả lời C6, thảo luận C6...từ đó hoàn thành kết luận tương ứng.
HĐ5: Củng cố, vận dụng
Yêu cầu h/s trả lời câu hỏi: chất dẫn điện là gì,chất cách điện là gì, dòng điện trong kim loại là gì? ở bên ngoài nguồn điện ,dòng điện có chiều như thế nào? rồi yêu cầu h/s ghi nhớ .
Yêu cầu h/s trả lời các câu hỏi C7 đ C8...
Yêu cầu h/s đọc mục có thể em chưa biết sgk, sau đó giáo viên giảng giải...
+Chất dẫn điện tốt nhất là bạc, chất cách điện tốt nhất là Sứ.
+Lõi dây dẫn thường bằng đồng vì đồng là chất dẫn điện tốt thứ hai (chỉ sau đồng) nhưng rẻ tiền hơn bạc rất nhiều.
* dặn về nhà...
HS1 và HS2 lên bảng trả lời câu hỏi...
I. Chất dẫn điện và chất cách điện:
HS:-đọc sgk, trả lời:
-" Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua..."
-"Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua..."
HS: kể tên các vật dẫn điện và cách điện trong số các đồ dùng của nhóm...
HS: nêu phương án thí nghiệm kiểm tra và làm thí nghiịm, thảo luận nhóm ghi kết quả vào bảng sgk, thảo luận lớp...
HS: trả lời C2: .....Vật liệu dùng làm vật dẫn điện: đồng, sắt, nhôm...Vật liệu dùng làm vật cách điện: nhựa, thủy tinh, cao su..
C3:.".Khi ngắt công tắc, giữa 2 chốt của công tắc là không khí, khi đó đèn không sáng. Vậy bình thường không khí là chất dẫn điện."
II. Dòng điện trong kim loại
1. Êlectrôn tự do trong kim loại
HS: thảo luận C4 đ"Hạt nhân nguyên tử mang điện tích dương. Các êlec trôn mang điện tích âm"
C5 ."..Vòng tròn nhỏ có dấu(-) là các ê lec trôn tự do, phần còn lại của nguyên tử là những vòng tròn lớn,có dấu (+).Vì nguyên tử khi đó thiếu ê lêc trôn
2.Dòng điện trong kim loại.
HS..."êlectrôn tự do mang điện tích âm bị cực dương đẩy, và bị cực âm hút.ở bên ngoài nguồn điện ", các ê lêc trôn tự do có chiều từ cực âm sang cực dương .(Hình vẽ..)
III. Vận dụng:
HS: trả lời câu hỏi,ghi nhớ...
*HS:thảo luận đ
C7....B, Một đoạn bút chì.
C8....Nhựa.
C9.....Dây nhựa.
*HS: tìm hiểu mục có thể em chưa biết, ghi nhớ...
*HS: ghi nhớ công việc về nhà...
Giải bài tập (trong SBT)
20.1.a.Các điện tích có thể dịch chuyển qua vật dẫn điện(vật liệu dẫn điện, chất dẫn điện)
b.Các điện tích không thể dịch chuyển qua vật cách điện(Vật liệu cách điện, chất cách điện).
c. Kimloại là chất dẫn điện vì trong đó có các êlec trôn tự do có thể dịch chuyển có hướng.
d. ..Không khí là chất dẫn điện.
20.2:a.Hai lá nhôm xòe ra vì chúng nhiễm điện cùng loại, đẩy nhau.
b.Không có hiện tượng gì xãy ra vì nhựa là Vật cách điện nên các điện tích không thể chuyền qua nó.
c.hai lá nhôm gắn với quả cầu A cụp bớt lại,...với quả cầu B xòe ra.Vì đoạn dây đồng là vật dẫn điện nên điện tích dịch
chuyển từ quả cầu A, qua dây đồng tới quả cầu B. Quả cầu A mất bớt điện tích, còn quả cầu B nhận thêm điện tích.
20.3: Dùng dây xích sắt để tránh gây cháy nổ xăng. Vì khi ô tô chạy,ô tô cọ xát mạnh với không khí, làm nhiễm điện những phần khác nhau của ô tô .Nếm bị nhiễm điện mạnh, giữa các phần này có thể sinh ra các tia lửu điện làm cháy xăng.Nhờ dẫyích sắtlà vật dẫn điện nên các điện tích từ ô tô truyền xuống đất, loại trừ nhiễm điện mạnh.
20.4a. lớp màu vàng hay bạc của lớp giấy lót bên trong bao thuốc lá làvật dẫn điện.
b.Giấy trang kim là vật cách điện(Đó là ni lôngcó phủ sơn màu)
Tiết 23-Bài 21
Sơ đồ mạch điện-chiều dòng điện
Ngày soạn:10/2 /2008;
Ngày dạy: 12/2 /2008
I. Mục tiêu:
Vẽ đúng sơ đồ của mạch điện thực lọai đơn giản.
Mắc đúng một mạch điện đơn giản theo sơ đồ đã cho.
Biểu diễn đúng bằng mũi tên chiều dòng điện chạy trong sơ đồ cũng như chỉ đúng chiều dòng điện trong mạch điện thực.
II. Chuẩn bị:
Đối với cả lớp:Tranh vẽ phóng to bảng ký hiệu biểu thị các bộ phận của mạch điện...
Đối với mỗi nhóm h/s: 1 đèn pin, 1 bóng đèn pin lắp sẵn vào đế đèn, 1công tắc, dây nối,1 đèn pin loại ống tròn vỏ nhựa có lắp sẵn pin.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học:
HĐ1: Kiểm tra, Đặt vấn đề.
Kiểm tra:
Chất dẫn điện, chất cách điện là gì? kể tên một số chất dẫn điện tốt và một số chất cách điện tốt .
Dòng điện trong kim loại là gì? ở bên ngoài nguồn điện các ê lec trôn tự do cóchiều chuyển động ra sao?
ĐVĐ: Như SGK...
HĐ2: Sử dụng kí hiệu để vẽ sơ đồ mạch điện và mắc mạch điện theo sơ đồ.
Treo và giới thiệu bảng kí hiệu một số bộ phận của mạch điện
Lần lượt yêu cầu h/s thực hiện theo yêu cầu của các câu C1,C2(gọi một h/s vẽ lên bảng),g/v chữa bài nếu cần...
Yêu cầu h/s thực hiện yêu cầu của câu C3...g/v kiểm tra nhắc nhở,sửa chữa các thao tác chưa đúng của h/s...
HĐ3:Xác định,biểu diễn chiềud/đ theo quy ước:
Thông báo quy ước về chiều của dòng điện, minh họa bằng sơ đồ 21.1 a
Yêu cầu h/s trả lời các câu C4, C5...
HĐ4: củng cố, vận dụng:
Củng cố: yêu cầu h/s đọc ghi nhớ sgk...
Vận dụng:yêu cầu học sinh thực hiện theo yêu cầu của C6,sau đó cho h/s quan sát đèn pin đã tháo sẵn để h/s thấy hoạt động của công tắc...
Yêu cầu h/s đọc mục có thể em chưa biết...
Dặn học ở nhà: Học thuộc ghi nhớ, làm hết bài tập bài 21 Trong SBT.
HS1 lên bảng trảlời câu hỏi 1...
HS2 lên bảng trả lời câu hỏi 2
I. Sơ đồ mạch điện:
1. Kí hiệu của một số bộ phận mạch điện:
HS:-Lắng nghe g/v giảnggiải...
Sơ đồ mạch điện:
HS:-làm việc cá nhân các câu C1,C2,
-thảo luận sửa chữa những thiếu sót ...
HS: Làm việc cá nhân Câu C3, thảo luận, sửa chữa các thiếu sót...
II. Chiều dòng điện
HS: nghe, ghi chép
Quy ước về chiều của dòng điện:Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện....
HS:Trả lời các câu C4,C5
C4.... Ngược chiều nhau...
C5 ....Hình bên cạnh
III. Vận dụng:
*HS- Trả lời C6
...Gồm 2 chiếc pin, có kí hiệu Như hình vẽ. Thông thường cực dương của nguồng điện lắp về phía đâù đèn pin .
.Một trong các sơ đồ như hình vẽ trên...
*HS đọc mục có thể em chưa biết...
Giải các bài tập 21(SBT)
21.3 ở đạp có lắp một nguồn điện để thắp sáng bóng đền. Quan sát kỹ ta chỉ thấy có một dây dẫn nối đi na mô tới bóng đèn.
a. Đèn vẫn sáng bình thường khi đi na mô hoạt động vìdây thứ 2 chính là khung xe bàng sắt nối cực thứ 2 của xe( vỏ đi na mô) với đầu thứ 2 của đèn.
Đi na mô xe đạp là nguồn điện xoay chiều( dấu của các cực thay đổi theo thời gian) đ sơ đồ
***
Tiết 24-Bài 22
Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng cỷa dòng điện
Ngày soạn:17/2 /2008;
Ngày dạy: 19/2 /2008
Mục tiêu:
Nêu được dòng điện qua vật dẫn thông thường đuề làm cho vật dẫn nóng lên ,kể tên 5 dụngcụ tiêu thụ điện sử dụng tác dụng nhiệt của dòng điện.
Kể tên và nêu tác dụng phát sáng của dòng điện đối với 3 loại đèn.
Chuẩn bị:
Đối với cả lớp: 1 biến thế chỉnh lưu nắn dòng, 5 đoạndây nối, 1 công tắc, 1 đoạn dây sắt mảnh dài khoảng 30cm,3 đến 5 mảnh giấy nhỏ cắt từ giấy lau tay, một số cầu chì thật ở mạch điện trong gia đình.
Đối với mỗi nhóm h/s: 2 pin 1,5V, 1 bóng đèn pin lắp sẵn vào đế dền, 1 công tắc, 5 đoạn dây nối, 1 bút thử điện với bóng đèn có 2 đầu dây tách dời nhau, 1 đèn đi ốt phát quang
Tổ chức hoạt động dạy và học:
HĐ1: Kiểm tra, tổ chức tình huống học tập:
Nêu quy ước về chiều của dòng điện, so sánh chiều chuyển dịch của các ê lec trôn tự do với chiều quy ước đó.
ĐVĐ: Khi có dòng điện chạy trong mạch, ta có nhìn thấy các ê lec trôn tự do... dịch chuyển không? Vậy căn cứ vào đâu ta biết có dòng điện trong mạch?
HĐ2:Tìm hiểu tác dụng của dòng điện:
Yêu cầu h/s trả lời câu hỏi C1 ( 1h/s làm trên bảng, các h/s khác ghi vào giấy nháp), tổ chứ cho h/s thảo luận...
Yêu cầu h/s làm thí nghiệm hình 22.1, thảo luận nhóm câu C2...
ĐVĐ: khi có dòng điện chạy qua thì các vật dẫn (bằng sắt, bằng đồng...)có nóng lên không? Yêu cầu h/s quan sát thí nghiệm Hình 22.2 , trả lời nội dung câu C3và hoàn thiện kết luận về vấn đề dã nêu.
Yêu cầu h/s trả lời câu hỏi C4, tổ chức cho h/s thảo luận để thống nhất đáp án.
HĐ3:Tìm hiểu tác dụng phát sáng của dòng điện:
GV yêu cầu h/s quan sát bóng đèn bút thử(đã tháo sẵn) và trả lời câu C5, tổ chức cho h/s thảo luận C5
GVlắp bóng đèn vào bút thử rồi cắm vào ổ điện yêu cầu h/s quan sát và trả lời C6 ... sau hoàn thành kết luận tương ứng...
Giới thiệu đèn đi ốt phát quang,yêu cầu h/s quan sát đèn LEC để thấy rõ 2 bản cực to nhỏ của đèn, sau đó lắp đèn vào mạch ,quan sát xem đèn có sáng không...
Yêu cầu h/s thực hiện theo nội dung C7, thảo luận nhóm để hoàn thành kết luận tương ứng...
HĐ4: Củng cố, vận dụng:
Yêu cầu h/s nêu các kết luận trong bài và ghi nhớ vào vở...
Hỏi: trong bài trước ta đã biết kim loại là chất dẫn điện. Vậy qua bài này ta còn biết những vật liệu( chất) nào khác có thể dẫn điện?
Đề nghị h/s đọc mục có thể em chưa biết...
Yêu cầu h/s trả lời các câu hỏi C8, C9
HS lên bảng trả lời...
HS thấy có vấn đề...
I . Tác dụng nhiệt :
HS làm việc cá nhân , thảo luận C1 đ đáp án....
HS - Làm TN, thảo luận đ dáp án: C2
Bóngđèn nóng lên, qua cảm giác bằng tay..
Dây tóc bóng đèn bị đốt nóng mạnh và phát sáng...
Bộ phận đó bằng vônfram,để không bị nóng chảy, NĐNC của vôn f ram là 33700C
HS thảo luận đ Đáp án C3
Các mảnh giấy bị cháy, đứt,rơi xuống
Dòng điện làm dây sắt nóng lên do đó các mảnh giấy bị cháy...
Kết luận:Khi có dòng điện chạy qua các vật dẫn bị nóng lên.dòng điện chạy qua dây tóc đèn làm dây tóc nóng đến nhiệt độ cao và phát sáng.
II. Tác dụngphát sáng:
HS trảlời C5 " Hai đầu dây trong bóng đèn bút thử điện tách dời nhau".
HS:quan sát TN do g/v làm, trảlời C6 ."Đèn của bút thử điện sáng do chất khi ở giữa 2 đầu dây bên trong đèn phát sáng".
Kết luận: Dòng điện chạy qua chất khí trong bóngđè
File đính kèm:
- DIEN HOC.DOC