Đề kiểm tra cuối năm môn vật lý lớp 7

Nguồn sáng có đặc điểm gì?

 A. Truyền ánh sáng đến mắt ta. C. Phản chiếu ánh sáng.

 B. Tự nó phát ra ánh sáng. D. Chiếu các vật xung quanh.

 

doc8 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1188 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra cuối năm môn vật lý lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ Tên: ……………………………………. Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng. 1. Nguồn sáng có đặc điểm gì? A. Truyền ánh sáng đến mắt ta. C. Phản chiếu ánh sáng. B. Tự nó phát ra ánh sáng. D. Chiếu các vật xung quanh. 2. Chiếu một tia sáng tới vuông góc với mặt gương sẽ xảy ra trường hợp nào dưới đây: A. Tia sáng tới mặt gương và bị gương hấp thụ hết ánh sáng. B. Tia sáng tới đi thẳng vào trong gương C. Tia sáng tới mặt gương và bị phản xạ theo chiều ngược lại. D. Tia sáng tới mặt gương và bị phản xạ đi theo các hướng khác nhau. 3. Chiếu một tia sáng tới gương phẳng, góc tới bằng 600. Góc phản xạ là A. 600 B. 300 C. 1200 D. 1500 4. ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có tính chất sau đây. A. Là ảnh ảo bé hơn vật. C. Là ảnh ảo bằng vật. B. Là ảnh thật bằng vật. D. Là ảnh ảo lớn hơn vật. 5. ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có tính chất sau đây. A. Là ảnh thật, bằng vật. B. Là ảnh ảo bằng vật. C. Là ảnh thật bé hơn vật. D. Là ảnh ảo bé hơn vật. 6. Cùng một vật đặt trước 3 gương (gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm) , cách gương cùng một khoảng, gương nào tạo được 3 ảnh lớn nhất. A. Gương cầu lõm B. Gương phẳng C. Gương cầu lồi. D. Không gương nào. 7. Em hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống. A. Ta nhìn thấy một vật khi có………………..từ vật đến mắt ta. B. Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường ……. C. Khoảng cách từ một vật đến gương phẳng bằng …………………từ ảnh của điểm đó tới gương. D. Gương …………………………có thể cho ảnh ……………lớn hơn vật, không hứng được trên màn chắn. E. Chiếu ánh sáng Mặt Trời vào gương cầu lõm ta thu được chùm tia phản xạ là chùm …….. 8. Vào buổi tối, trong một căn phòng có đèn huỳnh quang (loại 1,2m) đang sáng. Một học sinh dùng một cây thước thẳng đặt sát tường và quan sát bóng của cây thước trên tường. Kết quả cho thấy. Khi đặt thước song song với bóng đèn, vùng bóng tối của thước trên tường khá rõ nét. Khi đặt thước vuông góc với bóng đèn, vùng bóng tối của thước trên tường không rõ nét. Hãy giải thích hiện tượng trên. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................................................................ B Giải thích vì sao trên ô tô, để quan sát được những đồ vật ở phía sau mình người lái xe thường đặt phía trước mặt một gương cầu lồi mà không đặt bằng gương phẳng:……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… A Cho hình vẽ: Hãy vẽ ảnh A’B’ của AB 11. Cho điểm sáng S, đặt trước gương phẳng như hình vẽ. S * Vẽ ảnh của điểm S tạo bởi gương phẳng Vẽ chùm tia tới lớn nhất xuất phát từ S và chùm tia phản xạ trên gương phẳng Câu 12. Trong đêm tối (không có trăng sao) ta nhìn thấy được gì? A. Con đom đóm. B. Ghế gỗ. C. Cây cối. D. Bức tường. Câu 13. Đặt một cây nến cách gương phẳng một đoạn là 5 cm. ảnh của cây nến qua gương cách gương một đoạn là: A. 4cm B. 5 cm C. 6 cm D. 7 cm. Câu 14. Chiếu một tia sáng vào gương phẳng, góc tạo bởi tia phản xạ và mặt gương là 300. Hãy cho biết góc tới bằng bao nhiêu độ. A. 300 B. 450 C. 600 D. 900 Câu 15. ở cùng một vị trí đối với vật và gương. Lần lượt đặt vật, gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm, cả 3 ảnh thu được đều là ảnh ảo. Vật cao 4cm thì ảnh của nó qua gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm lần lượt là a, b, c. Kích thước 3 ảnh thu được là: A a = 4cm; b = 3cm; c = 5cm B. a = 3cm; b = 4cm; c = 7cm C. a = 4cm; b = 3cm; c = 3cm D. a = 4cm; b = 5cm; c = 7cm Câu 16. Hãy điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống. ánh sáng truyền từ không khí vào nước không theo …………… vì không khí và nước không phải là môi trường ……………… ảnh của vật qua gương chiếu hậu của ô tô, xe máy bao giờ cũng là ………. .. nhỏ hơn và …………..với vật. ảnh thật của vật qua gương cầu lõm thì ………………..trên màn và ………… với vật. ảnh của một vật qua gương phẳng…………….hơn ảnh của nó qua gương cầu lồi và ……………….hơn ảnh ảo của nó qua gương cầu lõm. Do đó, ảnh ảo của một vật qua gương cầu lõm ……………ảnh của nó qua gương cầu lồi. Câu 17. Người ta dùng một gương cầu lõm hứng ánh sáng mặt trời để nung nóng một vật. Hãy giải thích vì sao vật đó lại nóng lên. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Câu 18. Kết luận nào sau đây đúng khi nói về dòng điện. A. Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các điện tích âm. B. Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các điện tích dương. C. Dòng điện là dòng chuyển dời của các điện tích. D. Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các điện tích. Câu 19. ở điều kiện bình thường, sứ, nhựa, thuỷ tinh, cao su, không khí, gỗ khô là chất cách điện vì: A. Trong chúng không có êlectron tự do. B. Trong chúng không có hạt mang điện có thể dịch chuyển có hường. C. Chúng không cho dòng điện đi qua. D. Tất cả các ý trên. Câu 20. Tác dụng của sơ đồ mạch điện là: A Giúp ta dễ dàng kiểm tra, sửa chữa mạch điện. B. Giúp ta dễ dàng mô tả dòng điện trong thực tế. C. Giúp ta dễ dàng lắp mạch điện theo yêu cầu. D. Giúp ta thấy được thứ tự sắp xếp của các thiết bị điện trong mạch. Câu 21. Tác dụng nhiệt của dòng điện không có ích trong các dụng cụ nào dưới đây? A. Động cơ điện B. Lò sưởi điện C. Bàn là điện D. Máy sấy tóc dùng điện. Câu 22. Chọn từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu dưới đây. Khi sử dụng ampe kế để đo cường độ dòng điện trong mạch cần: Điều chỉnh để …… ………chỉ đúng vạch không. Mắc ampe kế …………..với đoạn mạch cần đo cường độ dòng điện. Phải mắc chốt (+) của ampe kế với ………………. của nguồn điện. Chọn ampe kế có ………… và ………….. phù hợp với cường độ dòng điện của đoạn mạch cần đo. Câu 23. Chọn từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu dưới đây. Để đo hiệu điện thế giữa hai đầu của một đoạn mạch, người ta sử dụng ……… mắch chốt …………của vôn kế với cực ……….. của nguồn điện. Khi hiệu điện thế giữa hai đầu bòng đèn bằng hiệu điện thế định mức thì đèn sẽ ………… Nếu ……………. ở hai đầu bóng đèn lớn hơn hiệu điện thế định mức thì đèn sẽ………… Vôn kế ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết …………..định mức để dụng cụ đó hoạt động……… 24. / Những vật nào dưới đây nhiễm điện khi bị cọ sát A . Một thanh thuỷ tinh có cán bằng nhựa B . Một thanh thuỷ tinh không có cán C . Một thước nhôm có cán gỗ D . Một thước nhôm không có cán 25 / Hai quả cầu cùng loại , có cùng kích thước , nhiễm điện cùng loại như nhau giữa chúng có lực tác dụng như thế nào trong số các khả năng sau . A . Hút nhau . B . Đẩy nhau . C . Không có lực tác dụng D . Có lực hút nhau , có lực đẩy nhau E . Lúc đầu hút nhau , sau đó đẩy nhau 26 / Có 5 vật như nhau : 1 mảnh sứ , 1 mảnh nilông , 1 mảnh nhựa , 1 mảnh tôn , và 1 mảnh nhôm câu kết luận nào sau đây là đúng . A . Cả 5 vật đều cách điện . B . Mảnh nhựa , mảnh tôn , mảnh nhôm cách điện . C . Mảnh sứ , nilông , nhựa cách điện D . Cả 5 vật đều cách điện . 27 / Khi sử dụng các dụng cụ điện sau đây thì trường hợp nào tác dụng nhiệt có ích . A . Bóng đèn ống . B . Bóng đèn dây tóc C . Mỏ hàn điện D . Máy làm kem 28 . Dòng điện chạy trong ………………….nối liền giữa 2 cực của nguồn điện . 29 . Hoạt động của chuông điện dựa trên ………………………….của dòng điện. 30 . Dòng điện có tác dụng ……………. ……khi đi qua cơ thể người và động vật 31 . Có thể làm nhiễm điện vật bằng cách ……………………………………….. 32. Các điện tích không thể dịch chuyển qua ……………………………………. 33 . Hai cực của mỗi pin ắc qui là các cực ………………..của nguồn điện khi đó . - + - + - + + - K Bài 34 : Vẽ mũi tên chỉ chiều dòng điện trong mỗi mạch sau . + - K K Bài 35 : Em hãy giải thích tại sao : - Càng chải tóc, tóc càng dựng đứng. - Dùng lụa cọ sát vào thanh nhựa thì thanh nhựa không hút được các vụn giấy nhỏ. ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 36 . Số giao động trong 1s gọi là gì . A. Tần số của âm C. Biên độ của âm B. Vận tốc của âm D. Độ cao của âm 37 . Đơn vị đo tần số là A. m/s C. dB ( đêxiben ) B. Hz ( Héc ) D. s ( giây ) 38 . Âm phát ra càng cao khi . A. Độ to của âm càng lớn C. Tần số dao động càng tăng B. Thời gian càng kéo dài D. Vận tốc truyền âm càng lớn 40 . Âm được tạo ra khi 1 vật ……………………………….. 41 . Những vật liệu được dùng để làm giảm tiếng ồn là …………………………… 42. Biên độ giao động càng ……………… âm càng to . 43 . Trong môi trường trong suốt và …………… ánh sáng truyền đi theo …………. 44 . Góc phản xạ bằng …………………………… 45 . Độ to của âm được đo bằng ………………………. 46 . Một công trường xây dựng nằm ở giữa khu dân cư mà em đang sống . Hãy đề ra 4 biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn do công trường gây nên …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. 47 . Nếu hát ở trong phòng rộng , phòng hẹp thì phòng nào sẽ nghe rõ hơn ? Tại sao? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 48. Ta nghe được tiếng vang khi âm dội lại đến tai châm hơn âm truyền trực tiếp đến tai một khoảng thời gian ít nhất là: A. giây B. giây C. giây D. giây . 49 Hai mảnh nilong cùng loại, có kích thước như nhau, được cọ sát bằng một mảnh len khô được đặt song song gần nhau. Chúng xoè rộng ra. Kết luận nào sau đây là đúng? Hai mảnh nilông nhiễm điện khác loại. B- Hai mảnh nilông nhiễm điện cùng loại. C- Một trong hai mảnh nilông nhiễm điện âm, mảnh kia không bị nhiễm điện. D- Một trong hai mảnh nhiễm điện dương, mảnh kia không bị nhiễm điện. 50. Ampe(A) là đơn vị của đại lượng nào trong số các đại lượng dưới đây? A- Hiệu điện thế. B- Lực. C- Khối lượng riêng D- Cường độ dòng điện 51. Trường hợp nào dưới đây có hiệu điện thế bằng 0 ? A- Giữa hai cực của một pin trong mạch kín thắp sáng bóng đèn. B- Giữa hai cực của một pin còn mới trong mạch hở. C- Giữa hai đầu bóng đèn còn ghi 2,5V khi chưa mắc vào mạch. D- Giữa hai đầu bóng đèn đang sáng. 52: Dùng từ hay cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong mỗi câu sau. 4. Mắc nối tiếp ampe kế vào đoạn mạch cần đo cường độ dòng điện sao chốt …………..của ampe kế nối về phía cực âm của nguồn điện. 5. Hiệu điện thế giữa hai đầu của đoạn mạch gồm hai bóng đèn mắc nối tiếp bằng ………… các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi bóng đèn . 53. Dùng gạch nối để gép mỗi đoạn câu ở cột bên trái với mỗi đoạn câu ở cột bên phải để thành một câu có nội dung đúng . A- Hiệu điện thế đặt giữa hai đầu bóng đèn có giá trị càng lớn. 1. thì đèn dễ bị hỏng ( dây tóc bị đứt ) B- Khi có một hiệu điện thế đặt giữa hai đầu bóng đèn 2. thì đèn sáng bình thường C- Hiệu điện thế đặt giữa hai đầu bóng đèn dây tóc có giá trị lớn hơn số vôn ghi trên đèn 3. thì có dòng điện chạy qua bóng đèn D- Hiệu điện thế đặt giữa hai đầu bóng đèn có giá trị bằng giá trị định mức 4. thì đèn càng sáng. + - 54. Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ Đ1 Đ2 a, Hãy so sánh hiệu điện thế giữa hai đầu các bóng đèn ……………………………. b, Biết các cường độ dòng điện I1= 0,35A ; I = 0,75A Hãy tính cường độ dòng điện I2 :…………………………………………… 55. a) Nguồn điện mắc trong mạch kín có tác dụng gì? b) Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện cho biết điều gì? ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. 56 . Một đèn để bàn và một quạt điện đều có ghi 220V a, Khi mắc đèn và quạt này vào cùng một ổ lấy điện ở gia đình thì chúng mắc với nhau như thế nào ?.......................................................................................... b, Hiệu điện thế giữa hai lỗ của ổ lấy điện phải có giá trị là bao nhiêu để đèn và quạt hoạt động bình thường khi mắc chúng như trên……………………………. 57. Có thể làm cho thước nhựa nhiễm điện bằng cách nào dưới đây? A. Phơi thước nhựa ở ngoài nắng. B. áp sát thước nhựa vào một cực của pin. C. Cọ xát thước nhựa bằng mảnh vải khô. D. áp thước nhựa vào một cực của một nam châm. 58. Vật bị nhiễm điện không có khả năng hút các vật nào dưới đây? A. ống nhôm treo bằng sợi chỉ. B. Vật nhiễm điện trái dấu với nó. C. ống giấy treo bằng sợi chỉ. D. Vật nhiễm điện cùng dấu với nó. 59. Có 4 vật a, b, c và d đã bị nhiễm điện. Nếu vật a hút b, b hút c, c đẩy d thì. A. Vật b và c có điện tích cùng dấu. B. Vật a và c có điện tích cùng dấu. C. Vật b và d có điện tích cùng dấu. D. Vật a và d có điện tích cùng dấu. 60. Dòng điện là gì? A. Dòng chất lỏng dịch chuyển có hướng. B. Dòng các nguyên tử dịch chuyển có hướng. C. Dòng các phân tử dịch chuyển có hướng. D. Dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. 61. Vật nào dưới đây là vật cách điện? A. Một đoạn dây thép. B. Một đoạn dây nhôm. C. Một đoạn dây nhựa. D. Một đoạn ruột bút chì. 62. Khi cho dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn quấn xung quanh một lõi sắt thì cuộn dây dẫn này có thể hút các vật nào dưới đây? A. Các vụn giấy. B. Các vụn sắt. C. Các vụn đồng. D. Các vụn nhôm. 7. Tác dụng nhiệt của dòng điện trong các dụng cụ nào dưới đây là có ích? A. Máy bơm nước. B. Nồi cơm điện. C. Quạt điện. D. Máy thu hình. 63. Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua bộ phận hay dụng cụ điện nào dưới đây khi chúng hoạt động bình thường? A. Bóng đèn bút thử điện. B. Quạt điện. C. Công tắc. D. Cuộn dây dẫn có lõi sắt non. 64. Ampe kế có giới hạn đo là 50mA phù hợp để đo cường độ dòng điện nào? A. Dòng điện qua bóng đèn pin có cường độ 0,35A. B. Dòng điện qua đèn điốt phát quang có cường độ 12mA. C. Dòng điện qua nam châm điện có cường độ 0,8A. D. Dòng điện qua bóng đèn xe máy có cường độ 1,2A. 65. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch gồm hai bóng đèn như nhau mắc nối tiếp có giá trị nào dưới đây? A. Bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn. B. Nhỏ hơn tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn. C. Bằng hiệu điện thế trên mỗi đèn. D. Lớn hơn tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn. 67. Các bóng đèn điện trong gia đình được mắc song song không phải vì lí do nào dưới đây? A. Vì tiết kiệm được số đèn cần dùng. B. Vì các bóng đèn có cùng hiệu điện thế định mức. C. Vì có thể bật, tắt các đèn độc lập với nhau. D. Vì khi một bóng đèn bị hỏng thì các bóng còn lại vẫn sáng. 68. Con số 220V ghi trên một bóng đèn có nghĩa nào dưới đây? A. Giữa hai đầu bóng đèn luôn có hiệu điện thế là 220V. B. Đèn chỉ sáng khi hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn là 220V. C. Bóng đèn đó có thể tạo ra được một hiệu điện thế là 220V. D. Để đèn sáng bình thường thì hiệu điện thế ở hai đầu bóng đèn phải là 220V. 69. a) Nguồn điện mắc trong mạch kín có tác dụng gì? b) Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện cho biết điều gì? 70. Nêu các tác dụng của dòng điện. Mỗi tác dụng cho 2 ví dụ ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. Đ2 Đ1 71.Mạch điện có hiệu điện thế 110V Hiệu điện thế qua mỗi đèn như thế nào? Biểu diễn mối liên hệ giữa U,U1,U2 ……………………………………………………………… ………………………………………………………………. ………………………………………………………………………… 72. cho mạch điện có một nguồn, ba bóng đèn nêu 4 cách mắc cả 3 bóng để tạo một mạch điện

File đính kèm:

  • docDE KIEM TRA CUOI NAM LY 7.doc