Mô tả một hiện tượng hoặc một thí nghiệm chứng tỏ vật nhiễm điện do cọ xát.
Giải thích được một số hiện tượng nhiễm điện do cọ xát trong thực tế ( chỉ ra các vật nào cọ xát với nhau và biểu hiện của sự nhiễm điện)
Cẩn thận trong khi làm thí nghiệm. Có tinh thần cộng tác phối hợp với các bạn trong hoạt động chung của nhóm.
3 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 831 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 19 - Tuần 19 - Bài 17: Sự nhiễm điện do cọ xát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 Ngày soạn:......................
Tiêt 19 Ngày dạy: ....................
chương III: Điện học
Bài 17: Sự nhiễm điện do cọ xát
I.Mục tiêu:
Mô tả một hiện tượng hoặc một thí nghiệm chứng tỏ vật nhiễm điện do cọ xát.
Giải thích được một số hiện tượng nhiễm điện do cọ xát trong thực tế ( chỉ ra các vật nào cọ xát với nhau và biểu hiện của sự nhiễm điện)
Cẩn thận trong khi làm thí nghiệm. Có tinh thần cộng tác phối hợp với các bạn trong hoạt động chung của nhóm.
II.Chuẩn bị :
1. Giáo viên: (chuẩn bị cho mỗi nhóm)
- 1 thanh thuỷ tinh, 1 mảnh phim nhựa, 1 quả cầu nhựa xốp, 1 giá treo, 1 mảnh kim loại.
2. Học sinh: (mỗi nhóm chuẩn bị)
- 1 thước nhựa dẹt, 1 mảnh nilông, 1 mảnh vải khô, 1 mảnh lụa, 1 mảnh len, 1 bút thử điện.
- Vụn giấy viết, vụn nilông.
III.Phương pháp :
Quan sát thí nghiệm và các dụng cụ trực quan.
Nêu và giải quyết vấn đề .
Thực hành.
IV. Tiến trình :
1.ổn định lớp: ( 1phút)
2.Kiểm tra bài cũ:(5 phút)
a.Câu hỏi:
GV gọi 1 HS trả lời câu hỏi: So sánh tính chất ảnh của 1 vật tạo bởi gương phẳng gương cầu?
b.Đáp án:
Giống nhau: Đều là ảnh ảo vì không hứng được trên màn chắn.
Khác nhau: Gương phẳng: ảnh bằng vật. Gương cầu lồi: ảnh nhỏ hơn vật. Gương cầu lõm: ảnh lớn hơn vật.
3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
*Hoạt động1: Đặt vấn đề. (4 phút)
GV hỏi: Khi có dòng điện trong mạch, ta có nhìn thấy các điện tích hay các electron dịch chuyển không?
HS: trả lời.
?:Vậy căn cứ vào đâu để biết có dòng điện chạy trong mạch?
HS có thể trả lời: Căn cứ vào đèn sáng, quạt điện quay, bếp điện nóng lên.
GV: Thông báo đó là những tác dụng của dòng điện. Trong bài học hôm nay chúng ta nghiên cứu 2 tác dụng của dòng điện: tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tác dụng nhiệt của dòng điện . (17 phút)
GV: Cho HS làm câu C1.
HS: Gọi 2 lên bảng, các HS khác ghi ra giấy tên các dụng cụ được đốt nóng khi có dòng điện chạy qua.
GV: Tổ chức thảo luận chung và xác nhận chính xác các dụng cụ đó. Và yêu cầu HS làm thí nghiệm như hình 22.1, hướng dẫn HS thảo luận nhóm theo các phần a, b, c.
HS: Tiến hành làm thí nghiệm, thảo luận các phần a, b, c. Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét.
GV: Nhận xét chung.
GVnêu câu hỏi: Khi có dòng điện chạy qua thì các dây sắt, dây đồng có nóng lên hay không? Sau dó làm thí nghiệm như hình 22.2. Khi chưa đóng công tắc, cho HS dự đoán câu a, sau đó đóng công tắc và lưu ý HS quan sát các mảnh giấy nhỏ.
HS: Dự đoán, quan sát thí nghiệm, thảo luận và trả lời các câu a, b.
GV: Yêu cầu HS điền câu kết luận.
HS: Tự điền câu kết luận.
GV: Thông báo: Các vật nóng lên tới 500oC thì bắt đầu phát ra ánh sáng nhìn thấy. Và cho HS quan sát cầu chì.
HS: Quan sát và cá nhân trả lời câu C4.
Hoạt động 3: Tìm hiểu tác dụng phát sáng của dòng điện .(12 phút)
GV: Cho HS quan sát bóng đèn của bút thử điện rồi cắm bút thử điện một trong hai ổ lấy điện trong lớp để HS quan sát vùng phát sáng trong bóng đèn.
HS: Quan sát, thảo luận nhóm để trả lời câu C5, C6. Cá nhân tự điền câu kết luận.
GV: treo tranh hình 22.4 để HS quan sát 2 bản kim loại to nhỏ khác nhau bên trong đèn điốt phát quang và bóng đèn thật.
HS: Quan sát.
GV: Hướng dẫn HS thắp sáng đèn bằng nguồn 1,5V mắc liên tiếp. Chú ý nhận xét khi nào đèn sáng.
HS: Làm thí nghiệm, thảo luận nhóm và điền câu kết luận.
Hoạt động4 : Vận dụng (4 phút)
GV: Gọi HS đọc và trả lời câu C8, C9.
HS: Làm việc cá nhân.
chương III: Điện học
Bài 17: Sự nhiễm điện do cọ xát
I. Vật nhiễm điện:
1. Thí nghiệm1: (SGK)
Kết luận 1: Nhiều vật sau khi cọ xát có khả năng hút các vật khác.
1. Thí nghiệm 2: (SGK)
Kết luận 2: Nhiều vật sau khi cọ xát có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện.
II. Vận dụng:
C1:
Khi chải đầu bằng lược nhựa, lược nhựa và tóc cọ xát vào nhau. Cả lược nhựa và tóc đều bị nhiễm điện. Do đó tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra.
C2:
Khi thổi bụi trên bàn, luồng gió thổi làm bụi bay đi. Cánh quạt khi quay cọ xát mạnh với không khí và bị nhiễm điện, vì thế cánh quạt hút các hạt bụi có trong không khí ở gần nó. Mép cánh quạt chém vào không khí được cọ xát mạnh nhất nên nhiễm điện nhiều nhất và bụi bám ở mép quạt nhiều nhất.
C3: Khi lau chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình ti vi bằng khăn bông khô, chúng bị cọ xát và bị nhiễm điện. Vì thế chúng hút các bụi vải.
4.Củng cố: ( 2 phút)
?: Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách nào?
?: Vật bị nhiễm điện có khả năng gì?
GV: Gọi vài HS trả lời câu hỏi trên và đọc phần “ Có thể em chưa biết”
5.Dặn dò: (1phút)
Học bài ở vở và SGK.
Làm các bài tập bài 17.1 đến 17.4 trang 18/SBT.
Soạn trước bài 18:hai loại đIện tích
Mỗi nhóm HS chuẩn bị:
2 mảnh nilông, 1 mảnh len, 1 bút chì, 1 kẹp giấy, vải khô, 2 thước giống nhau.
Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tiet 19 - bai 17.doc