.Kiến thức:- hiểu được có 2 loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm.
Hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, khác dấu thì hút nhau.
- Nêu được cấu tạo nguyên tử gồm : Hạt nhân mang điện tích dương và các êlectrôn mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hoà về điện.
- Biết vật mang điện tích âm thừa êlectrôn, vật mang điện tích dương thiếu êlectrôn.
4 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1135 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết: 20 - Bài 17: Hai loại điện tích, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:7A…………………7B………….7C………
Tiết:20
Bài 17:Hai loại điện tích
A- Mục tiêu :
I.Kiến thức:- hiểu được có 2 loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm.
Hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, khác dấu thì hút nhau.
- Nêu được cấu tạo nguyên tử gồm : Hạt nhân mang điện tích dương và các êlectrôn mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hoà về điện.
- Biết vật mang điện tích âm thừa êlectrôn, vật mang điện tích dương thiếu êlectrôn.
II.Kỹ năng:có kỹ năng làm nhiễm điện do cọ xát.
III.Thái độ- Giáo dục hs thái độ trung thực, hợp tác trong hoạt động nhóm.
B Chuẩn bị :
- Đồ dùng :
+ GV: Tranh vẽ mô hình đơn giản về nguyên tử (h. 51).
Bảng phụ ghi sẵn nội dung: Điền từ …
+ Mỗi nhóm Hs: 2 mảnh ni lông 70x12 (mm)
1 bút chì gỗ (hoặc đũa nhựa)
1 kẹp nhựa
1 mảnh len (hoặc dạ), 1 mảnh lụa.
1 thanh thuỷ tinh
2 đũa nhựa có lỗ hổng.
- Những điểm cần lưu ý :
+ Dựa trên tác dụng lực (đẩy, hút) giữa 2 vật bị nhiễm điện để phát hiện có 2 loại điện tích.
+ Làm TN cọ xát 2 mảnh ni lông với số lần như nhau, độ mạnh như nhau để đảm bảo chúng nhiễm điện cùng loại.
- Kiến thức bổ xung :
C- Các hoạt động trên lớp :
I- ổn định tổ chức :Kiểm tra sĩ số
7A: Sĩ số: . . . Vắng: . . .
7B: Sĩ số: . . . Vắng: . . .
7C: Sĩ số: . . . Vắng: . . .
II- Kiểm tra bài cũ :(5’)
hs1 : Có thể làm cho 1 vật nhiễm điện bằng cách nào? Vật nhiễm điện có tính chất gì?
hs2 : Trả lời bài tập 17.1
(Kết quả : Những vật bị nhiễm điện: vỏ bút bi nhựa, lược
Những vật không bị nhiếm điện: bút chì vỏ gỗ, kéo, thìa kim loại, giấy).\
gv: ĐVĐ :
Các vật nhiễm điện có thể hút các vật nhẹ khác. Nếu 2 vật nhiễm điện để gần nhau thì chúng tương tác với nhau như thế nào? -> vào bài.
III- Bài mới :
Hoạt động của học sinh và giáo viên
Nội dung
Hoạt động 1:nghiên cứu các loại điện tích (12’)
GV:Yêu cầu học sinh tiến hành thí nghiệm 1
hs: Đọc TN 1. Hoạt động nhóm tìm hiểu dụng cụ cần thiết và cách tiến hành TN.
- Nêu hiện tượng xảy ra trước khi cọ xát 2 mảnh ni lông?
HS: Làm TN: Dùng miếng len cọ xát 2 mảnh nilông nhiều lần.
- Lưu ý: Cọ xát đều, không quá mạnh, cọ xát theo cùng1 chiều, số lần như nhau.
-> nêu nhận xét?
GV: Quan sát – nhận xét kết quả TN của các nhóm
- 2 mảnh ni lông khi cùng cọ xát vào mảnh len thì nó sẽ nhiễm điện giống nhau hay khác nhau? Vì sao?
GV:Yêu cầu học sinh đọc – nghiên cứu TN 18.2 – làm TN:
HS:Tiến hành thí nghiệm theo nhóm
- Trước khi cọ xát - đưa 2 thanh nhựa lại gần nhau -> nhận xét.
- Cọ xát 2 thanh nhựa bằng mảnh vải khô rồi đặt chúng gần nhau (hình 18.2) -> nhận xét hiện tượng (chúng đẩy nhau).
- Các nhóm hoàn chỉnh nhận xét.
GV: Thông báo: 2 vật đó nhiễm điện cùng loại.
HS: Đọc - nghiên cứu TN – hoạt động nhóm làm TN :
- Đặt đũa nhựa chưa nhiễm điện lên mũi nhọn, đưa thanh thuỷ tinh chưa nhiễm điện lại gần.
HS: Quan sát – nhận xét.
- Cọ xát thuỷ tinh với lụa -> đặt gần đũa nhựa chưa nhiễm điện.
HS: Quan sát – nhận xét (hút yếu)
- Cọ xát thanh thuỷ tinh với lụa, cọ xát đũa nhựa với dạ, đặt gần nhau -> nhận xét?
HS: Hoàn chỉnh nhận xét
Hoàn chỉnh kết luận.
Yêu cầu hs đọc phần quy ước
- Khi đó mảnh lụa, mảnh vải khô có nhiễm điện không? Mỗi vật sẽ nhiễm điện gì?
HS: Đọc trả lời C1.
Hoạt động 2:Nghiên cứu cấu tạo nguyên tử (10’)
GV: Treo tranh vẽ hình 18.4
HS: Đọc – quan sát tranh vẽ.
GV: Treo bảng viết sẵn phần chuẩn bị. Yêu cầu hs điền từ – hoàn thiện bài tập.
- Em hãy trình bày sơ lược cấu tạo nguyên tử? Chỉ rõ hạt nhân và êlectrôn.
- So sánh số dấu (+) ở hạt nhân và số dấu
(-) của êlectrôn -> hiểu được nguyên tử trung hoà về điện
Hoạt động 2:Vận dụng (10’)
GV:Yêu cầu học sinh vận dụng hiểu biết về cấu tạo nguyên tử lần lượt trả lời các câu hỏi C2; C3; C4; C5.
- Thảo luận nhóm trả lời.
Gv: Uốn nắn để hs trả lời đúng
- Em hãy nêu nội dung cần nắm trong bài?
I- Hai loại điện tích
- TN
- Kẹp 2 mảnh ni lông vào thân bút chì rồi nhấc lên.
- Trước khi cọ xát, 2 mảnh ni lông không có hiện tượng gì.
- Sau khi cọ xát, 2 mảnh ni lông đẩy nhau.
- TN 2
- 2 thanh nhựa cùng cọ xát vào mảnh mảnh vải khô, đặt gần nhau -> chúng đẩy nhau.
- Nhận xét
- TN3
- Đũa nhựa, thanh thuỷ tinh chưa nhiễm điện đặt gần nhau -> không tương tác.
- Cọ xát thanh nhựa bằng vải khô
- Cọ xát thanh thuỷ tinh bằng lụa, đặt gần nhau -> chúng hút nhau.
- Nhận xét:
* Kết luận : Có 2 loại điện tích. Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, khâc loại thì hút nhau.
- 2 loại điện tích: điện tích (+), điện tích (-)
- Qui ước :
+ Thanh thuỷ tinh cọ xát vào lụa mang điện tích (+).
+ Thanh nhựa cọ xát vào vải khô mang điện tích (-).
C1 : …
Vải và thanh nhựa nhiễm điện khác loại. Vải mang điện tích (+); nhựa mang điện tích (-).
II- Sơ lược về cấu tạo nguyên tử
Gồm:Hạt nhân mang điện tích dương,các electron mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân
-Tổng điện tích âm của các electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân.Do đó nguyên tử trung hoà về điện
-Electron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác,từ vật này sang vật khác
III- Vận dụng
C2 :
Trước khi cọ xát trong mỗi vật đều có điện tích (+) và điện tích (-). Các điện tích (+) tồn tại ở hạt nhân nguyên tử. Các điện tích (-) tồn tại ở các êlectrôn chuyển động xung quanh hạt nhân.
C3 :
Trước khi cọ xát các vật không hút các vụ giấy nhỏ vì các vật đó chưa nhiễm điện, các điện tích (+) và (-) trung hoà lẫn nhau.
C4 :
Sau khi cọ xát mảnh vải nhiễm điện dương (6 dấu (+) và 3 dấu (-))
- Thước nhựa nhiễm điện (-) do nhiễm thêm êlectrôn.
- Vải nhiễm điện (+) do mất bớt êlectrôn.
IV- Củng cố :(4’)
- Nêu 2 loại điện tích. Cho biết các vật nhiễm điện tương tác với nhau như thế nào?
- Nêu sơ lược về cấu tạo nguyên tử.
V- Hướng dẫn học ở nhà :(3’)
- Học thuộc phần ghi nhớ.
- Làm bài tập: 18.1 -> 18.4 (19 – SBT).
- Đọc trước bài “Dòng điện – nguồn điện”.
D- Rút kinh nghiệm :
……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- T20.doc