Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết: 21 - Bài: 18 - Hai loại điện tích (tiếp)

Biết chỉ có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm, hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thị hút nhau.

- Nêu được cấu tạo nguyên tử gồm: Hạt nhân mang điện tích dương và các êlectrôn mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hoà về điện.

 - Biết vật mang điện âm là nhận thêm êlectrôn, vật mang điện dương là vật cho bớt êlectrôn.

 

doc3 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 897 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết: 21 - Bài: 18 - Hai loại điện tích (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 17/01/2008 Tiết: 21 Bài: 18 HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH I. MỤC TIÊU. - Biết chỉ có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm, hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thị hút nhau. - Nêu được cấu tạo nguyên tử gồm: Hạt nhân mang điện tích dương và các êlectrôn mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hoà về điện. - Biết vật mang điện âm là nhận thêm êlectrôn, vật mang điện dương là vật cho bớt êlectrôn. II. CHUẨN BỊ. -Đối với nhóm học sinh. + 3 mảnh nilon trắng đục cỡ 13cm x 25cm + Bút chì có vỏ gỗ, kẹp giấy hoặc kẹp nhựa, thanh êbônít, len (dạ)ï, Thanh thuỷ tinh, trục quay. - Cho cả lớp. + hình vẽ to mô hình đơn giản của nguyên tử. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập. Hoạt đông của giáo viên. Hoạt động của học sinh. -Gv: Kiểm tra bài cũ. -Gv: Đặt câu hỏi: + Một vật nhiễm điện có khả năng hút các vật khác. Vậy nếu hai vật cùng nhiễm điện thì chúng hút hay đẩy nhau ? -Hs: Có thể dự đoán câu trả lời Hoạt đông 2: Tạo ra hai vật nhiễm điện cùng loại và tìm hiểu lực tác dụng giữa chúng. 1. Hai loại điện tích -Gv:Hwớng dẫn hs làm thí nghiệm 1 với hai mảnh nilon. -Gv: Yêu cầu hs nêu hiện tượng xảy ra sau khi làm thí nghiệm. ( Gv cần nêu rõ cho hs biết nếu hai vật giống nhau được cọ xát với cùng một vật thì nhiễm điện giống nhau ) -Gv: Hướng dẫn hs làm tiếp thí nghiệm với hai thanh êbônít. + Hiện tượng xảy ra có giống thí nghiệm 1 không ? -Gv: Yêu cầu hs thảo luận theo nhóm để rút ra nhận xét. -Gv: Yêu cầu hs làm lại thí nghiệm kiểm chứng và ruts ra nhận xét. -Hs: Làm thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên. -Hs: nêu hiện tượng: + Hai mảnh nilon đẩy nhau xoè ra. -Hs: Làm thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viện. -Hs: Trả lời đúng. + Hiện tượng xảy ra như thí nghiệm 1. -Hs: Thảo luận rút ra nhận xét. +Hai vật giống nhau được cọ xát như nhau thì mang điện tích cùng loại và khi đặt gần nhau thì chúng đẩy nhau -Hs: trả lời sai. Hoạt động 3: Phát hiện ra hai vật nhiễm điện hút nhau và mang điện tích khác loại. --Gv: Hướng dẫn hs làm thí nghiệm 2. -Gv: Yêu cầu hs rút ra nhận xét từ kết quả thu thập được + Hiện tượng xảy ra có giống thí nghiệm 1 không ? -Gv: Ở thiù nghiệm 1 ta thấy hai thanh nhiễm điện cùng loại. Vậy ở thí nghiệm này cho ta thấy hai vật này nhiễm điện cùng loại hay khác loại ? -Gv: Yêu cầu học sinh so sánh hai hiện tượng và rút ra nhậ xét. -Hs: làm thí nghiệm 2 ( Tương tự như thí nghiệm 1 nhưng ở dây thay một trong hai thanh êbônít bằng thanh thuỷ tinh) -Hs: Trả lời. + Hiện tượng xảy ra khác với thí nghiệm 1. Vì ở thí nghiệm này hai thanh hút nhau. -Hs: Trả lời đúng . + Hai vật nhiễm điện khác loại -Hs: rút ra nhận xét hai như sau khi làm thí nghiệm 1 -Hs: Trả lời sai. -Hs: Thự c hiện theo yêu cầu của giáo viên. Hoạt động 4: Rút ra kết luận và vận dụng. -Gv: Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm để rút ra kết luận. -Gv: Hướng dẫn hs thảo luận chung cả lớp. -Gv: Thống nhất cấu trả lời. -Gv: Nêu quy ước về điện tích. -Gv: Hướng dẫn hs trả lời câu hỏi vận dụng. -Hs: Thảo luận theo nhóm và rút ra kết luận. -Hs: Đại diện nhóm hs trả lời. -Hs: Chú ý lắng nghe và trả lời câu hỏi vận dụng. -Hs: Trả lời câu hỏi vận dụng. + Trả lời đúng: Mảnh vải mang điện tích dương. Hoạt đông 5: Sơ lược về cấu tạo nguyên tử. -Gv: Nêu câu hỏi như ở đầu bài. -Gv: Vẽ sơ lược cấu trúc nguyên tử lên bảng và đặt câu hỏi. + Chúng ta thấy biểu tương này ở đâu? -Gv: Dùng tranh vẽ lớn để thông báo cho học sinh về cầu trúc nguyên tử. -Gv: Yêu cầu hs đếm số dấu “+” ở hạt nhân và dấu ( –) ở hình vẽ và rút ra nhận xét. -Gv: Electrôn có thể dịch chuyển từ nguyên tử này qua nguyên tử khác không? -Hs: Đọc câu hỏi. -Hs: Sẽ trả lời là thấy ở trong các chương trình khoa học trên tivi. -Hs: Có thể chỉ rõ cấu trúc nguyên tử trên tranh vẽ 1. Ở tâm nguyên tử có một hạt nhân mang điện tích dương 2. Xung quanh nhân có các electrôn mang điện tích âm quay xung quanh tạo thành lớp vỏ nguyên tử. 3. Tổng số diện tích dương của hạt nhân bằng tổng số điện tích âm của electrôn 4. Electrôn có thể dịch chuyể từ nguyên tử này sang nguyên tử khác. Hoạt đông 6: Vận dụng. -Gv: Hướng dẫn hs trả lời các câu hỏi vận dụng C2, C3, C4 -Hs: Trả lời theo yêu cầu của giáo viên. Ghi nhớ:

File đính kèm:

  • docT20.doc