1. Kiến thức:
- Biết sử dụng các kí hiệu qui ước để vẽ sơ đồ mạch điện.
- Biết xác định được chiều dòng điện.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết các kí hiệu mạch điện,làm bài tập có kí hiệu mạch điện.
- Rèn luyện kĩ năng làm bài tập xác định chiều dòng điện.
3. Thái độ:
- Cá nhân cẩn thận, tỉ mỉ tính toán chính xác.
3 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1161 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 23 - Bài 21 - Sơ đồ mạch điện – chiều dòng điện (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp: 7A Tiết : Ngày giảng : Sĩ số: Vắng:
Lớp: 7B Tiết : Ngày giảng : Sĩ số: Vắng:
Tiết 23
Bài 21 SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN – CHIỀU DÒNG ĐIỆN
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Biết sử dụng các kí hiệu qui ước để vẽ sơ đồ mạch điện.
- Biết xác định được chiều dòng điện.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết các kí hiệu mạch điện,làm bài tập có kí hiệu mạch điện.
- Rèn luyện kĩ năng làm bài tập xác định chiều dòng điện.
3. Thái độ:
- Cá nhân cẩn thận, tỉ mỉ tính toán chính xác.
II.Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Tranh vẽ hình 21.2.
- Mỗi nhóm HS:
+ 1 bóng đèn pin.
+ 1 bộ nguồn điện dùng pin.
+ 1 số dây nối.
+ 1 công tắc.
2. Học sinh:
- Học bài cũ và chuẩn bị trước bài 21
III. Tiến trình bài dạy
Kiểm tra 15 phút :
Thế nào là chất dẫn điện ? Chất cách điện ?
Cho ví dụ từng loại ?
Đáp án
- Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Ví dụ : Sắt, Thép
- Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua . Ví dụ : sứ, nhựa cứng.
2. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: nêu vần đề.
- GV đưa ra 1 mạch điện đặt câu hỏi cho HS làm thế nào để vẽ mạch điện?
Hoạt động 2: Tìm hiểu về sơ đồ mạch điện.
- Thông báo cho HS các kí hiệu qui ước 1 số bộ phận của mạch điện (sgk)
- GV yêu cầu HS sử dụng các kí hiệu qui ước trên vào vẽ sơ đồ mạch điện.
- GV yêu cầu đảo thứ tự các bộ phận mạch điện vẽ lại sơ đồ mạch điện.
- Chú ý : khi lắp mạch phải cho hs kiểm tra lại bằng cách đóng, ngắt mạch.
- GV yêu cầu HS nhắc lại dòng điện là gì ?
- Dòng điện trong kim loại là gì ?
- Vậy thì dòng điện trong mạch trên có chiều như thế nào ?
Hoạt động 3: Chiều dòng điện.
- Thông báo cho hs qui ước chiều dòng điện: chiều dòng điện từ cực dương của nguồn điện qua dây dẫn điện đến thiết bị điện và trở về cực âm của nguồn.
- GV yêu cầu HS thực hiện C4.
- GV: nhắc lại dòng diện trong kim loại, đ/nghĩa dòng điện, chiều dòng điện.
C5:hãy dùng mũi tên biểu diễn chiều dòng điện trong các mạch điện hvẽ 21.1
Hoạt động 4: Vận dụng
- Gọi vài HS nhắc lại chiều dòng điện quy ước.
- Giới thiệu đèn pin trên hình vẽ nguồn điện trong đèn pin có mấy pin ?, dùng kí hiệu nào trong bảng kí hiệu .
- Thường cực dương của nguồn lắp ở đầu phía nào
- Hãy vẽ sơ đồ mạch điện trong trường hợp này?
- Hãy biểu diễn chiều dòng điện chạy trong mạch điện của đèn pin.
- HS suy nghĩ,đưa ra dự đoán.
- Vẽ các kí hiệu qui ước vào vở.
- Đèn sáng : có điện đi qua.
- Đèn không : sáng không có dòng điện đi qua mạch lắp lại.
- HS nhắc lại dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích.
- Dòng điện trong kim loại là dòng các e dịch chuyển có hướng.
- Ghi qui ước chiều dòng điện.
- Dòng điện trong kim loại chiều: cực âm sang cực dương, chiều dòng điện : cực dương sang cực âm.
- Xác định chiều dòng điện trong 3 hvẽ b,c,d.
- Các nhóm thảo luận tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của chiếc đèn pin dạng ống tròn theo hướng dẫn câu hỏi câu C6.
I. Sơ đồ mạch điện:
1. Kí hiệu của một số bộ phận của mạch điện:
2. Sơ đồ mạch điện:
II. Chiều dòng điện:
- Chiều dòng điện là chiều đi từ cực dương của nguồn điện qua dây dẫnvà các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện
III.Vận dụng:
C6:
a. Nguồn điện của đèn pin gồm 2 pin. Thông thường cực dương của nguồn điện được lắp về phía đầu đèn pin.
b. Sơ đồ mạch điện:
3/.Củng cố:
- GV yêu cầu học sinh đọc nội dung ghi nhớ SGK và phần “có thể em chưa biết ”
- Chiều quy ước của dòng điện là gì ?
4/.Dặn dò :
- GV nhắc nhở việc an toàn sử dụng điện trong mạch điện gia đình.
- Học bài và làm bài tập SBT;
- Xem trứơc bài 22
File đính kèm:
- vat li 7.tiet 23.doc