Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 23 - Tuần 23 - Bài 21 - Sơ đồ mạch điện – chiều dòng điện (tiếp theo)

Vẽ được sơ đồ của mạch điện đơn giản bằng những ký hiệu quy ước.

 - Mắc được một mạch điện đơn giản theo sơ đồ đã cho.

 - Biểu diễn được bằng mũi tên chiều dòng điện trong mạch điện và chỉ được chiều dòng điện chạy trong mạch điện thực.

II – Chuẩn bị:

- Tranh vẽ hình 21.2.

- Mỗi nhóm HS:

 + 1 bóng đèn pin.

 

doc3 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1249 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 23 - Tuần 23 - Bài 21 - Sơ đồ mạch điện – chiều dòng điện (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Châu Phong Ngày 18/02/2008 GV : Lê Hồng Quân Tuần 23 Môn: Vật lý Tiết 23 Lớp 7 - Bài 21 Sơ đồ mạch điện – Chiều dòng điện I – Mục tiêu: - Vẽ được sơ đồ của mạch điện đơn giản bằng những ký hiệu quy ước. - Mắc được một mạch điện đơn giản theo sơ đồ đã cho. - Biểu diễn được bằng mũi tên chiều dòng điện trong mạch điện và chỉ được chiều dòng điện chạy trong mạch điện thực. II – Chuẩn bị: - Tranh vẽ hình 21.2. - Mỗi nhóm HS: + 1 bóng đèn pin. + 1 bộ nguồn điện dùng pin. + 1 số dây nối. + 1 công tắc. III – Tổ chức hoạt động dạy học: 1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ: (5 phút) - Thế nào là chất dẫn điện, chất cách điện? - Trong các kim loại, những hạt mang điện nào có thể chuyển động tự do, những hạt nào chỉ chuyển động tại chỗ? - Hãy nêu bản chất của dòng điện trong kim loại? Các hạt mang điện chạy từ cực nào sang cực nào của nguồn điện? 2. Tổ chức tình huống học tập: (3 phút) GV nêu vấn đề: Trong mỗi căn nhà có nhiều dụng cụ điện đặt ở nhiều nơi khác nhau. Vậy, các thợ điện căn cứ vào đâu để có thể mắc các mạch điện theo đúng yêu cầu cần có? HS trả lời: Sử dụng Sơ đồ mạch điện (hoặc :Sử dụng bản vẽ các mạch điện) -> Vào bài mới. GV nêu tiếp: Nhưng nếu trong các sơ đồ mạch điện, các dụng cụ được vẽ theo kích thước thật thì sẽ rất cồng kềnh và phức tạp. Do đó, người ta quy ước đặt cho mỗi dụng cụ là 1 ký hiệu đơn giản để vẽ vào hình. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 1 số ký hiệu đó. 3. Tìm hiểu ký hiệu và sử dụng ký hiệu để vẽ sơ đồ mạch điện: (17 phút) Trợ giúp của GV Hoạt động của HS Kiến thức trọng tâm — GV trình bày lên bảng các hình ảnh hoặc vật thật, yêu cầu HS đọc SGK và vẽ lại bằng ký hiệu. — GV cho HS xem lại mạch H19.3, yêu cầu HS tự hoàn thành C1. — Yêu cầu các nhóm thảo luận và trình bày mạch điện vẽ lại của nhóm mình để trả lời C2. — Yêu cầu HS thực hiện C3: mắc mạch điện của nhóm mình đã vẽ ở C2. à HS làm việc cá nhân, vẽ các ký hiệu vào tập. à HS hoạt động cá nhân và vẽ mạch. D Thảo luận nhóm thực hiện trả lời C2. à Mắc mạch và kiểm tra mạch theo nhóm. I – Sơ đồ mạch điện: 1. Ký hiệu của một số bộ phận mạch điện: - Nguồn điện: - 2 nguồn mắc nối tiếp: - Bóng đèn: - Dây dẫn: - Công tắc: + Đóng: + Mở: 2. Sơ đồ mạch điện: C1: C2: những mạch có thể có: 4. Tìm hiểu quy ước về chiều dòng điện: (10 phút) Trợ giúp của GV Hoạt động của HS Kiến thức trọng tâm — Thông báo quy ước về chiều của dòng điện trong mạch điện. — Yêu cầu HS sử dụng quy ước để biểu diễn chiều dòng điện trong các sơ đồ mạch điện H21.1SGK. — Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời C4. à Ghi nhớ và phát biểu lại quy ước. à Hoạt động cá nhân hoàn thành chiều dòng điện trong các mạch điện. à Chiều chuyển động của êletrôn ngược với chiều dòng điện theo quy ước. II – Chiều dòng điện: Quy ước về chiều dòng điện: Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện. C4: Chiều chuyển động của êletrôn ngược với chiều dòng điện theo quy ước. C5: b)c) d) 5. Vận dụng, củng cố và giao nhiệm vụ về nhà: (10 phút) Trợ giúp của GV Hoạt động của HS Kiến thức trọng tâm — Yêu cầu HS quan sát H21.2 SGK. ? Hãy chỉ ra các bộ phận chính của đèn pin: pin, bóng đèn, dây dẫn, công tắc. — Yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời C6. & Tổng kết và củng cố: - — Yêu cầu HS đọc ghi nhớ. - ? Căn cứ vào đâu để lắp mạch điện theo yêu cầu? Chiều dòng điện trong mạch được quy ước như thế nào? H Đọc Có thể em chưa biết, làm tất cả BT trong SBT, xem trước bài học mới. D Thảo luận nhóm. à Trả lời các câu hỏi. III – Vận dụng: C6: a) Gồm 2 chiếc pin. Có ký hiệu: Thông thường, cực dương của nguồn điện này lắp về phía đầu của đèn pin. b) Mạch điện: Mạch điện cầu thang Giả sử em đang đi lên cầu thang. Lúc đầu, em bật công tắc cho đèn sáng. Sau khi đi lên cầu thang, muốn tắt điện, chả lẽ em phải lại đi xuống cầu thang! Hệ thống điện sau đây, giúp khắc phục khó khăn này. Em có thể bật tắt đèn ở đầu hoặc cuối cầu thang. Công tắc này được gọi là công tắc ba chấu hoặc công tắc cầu thang.

File đính kèm:

  • docLy 7 tiet 23.doc