1- Kiến thức
-Nắm được tác dụng của dòng điện khi đi qua vật dẫn đều làm cho vật dẫn nóng lên.
-Biết mô tả tác dụng phát sáng của dòng điện với ba loại đèn.
2- Kỹ năng
-Nêu, quan sát các thiết bị ứng dụng tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện
-Kỹ năng sử dụng an toàn điện.
2 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1039 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 24: Bài 22: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 24: BÀI 22: TÁC DỤNG NHIỆT VÀ
TÁC DỤNG PHÁT SÁNG CỦA DÒNG ĐIỆN
I/ Mục tiêu
Kiến thức
-Nắm được tác dụng của dòng điện khi đi qua vật dẫn đều làm cho vật dẫn nóng lên.
-Biết mô tả tác dụng phát sáng của dòng điện với ba loại đèn.
Kỹ năng
-Nêu, quan sát các thiết bị ứng dụng tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện
-Kỹ năng sử dụng an toàn điện.
Thái độ
-Trung thực, cẩn thận, tỷ mỷ khi làm thí nghiệm
-Tích cực, hợp tác trong các hoạt động học tập.
II/ Chuẩn bị
Nhóm HS: +Nguồn; Dây nối; công tắc; đèn.
+Bút thử điện; Cầu chì; đèn LED (Light Emitting Diote)
Giáo viên: + Hình vẽ 22.2; 22.4(SGK)
+Dây sắt, 5 mảnh giấy bóng, nguồn điện.
III/ Tổ chức hoạt động học tập
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Kiểm tra-Tổ chức tình huống học tập(10’)
?Vật dẫn điện? Vật cách điện? Ví dụ.
?Nêu quy ước chiều của dòng điện.
ĐVĐ: Làm thế nào để có thể biết khi nào trong mạch điện có dòng điện? Dòng điện có tác dụng gì? Bài học.
Một học sinh lên bảng trả lời
Cả lớp theo dõi nhận xét
Hoạt động 2: Tìm hiểu tác dụng nhiệt của dòng điện(15ph)
-Gọi đọc và trả lời C1; C2
-Giới thiệu bảng nhiệt độ nóng chảy của một số chất (SGK)
-Gọi nêu cách bố trí và tiến hành TN
-Tiến hànhTN,
Y/c quan sát hiện tượng và nêu nhận xét
-Từ TN, yêu cầu rút ra kết luận
GV: Nguyên nhân gây ra tác dụng nhiệt là do các vật dẫn có điện trở.
Tác dụng nhiệt có lợi hay có hại?
Để làm giảm tác dụng nhiệt phải làm gì?
(Làm dây dẫn bằng chất có điện trở suất nhỏ. Việc sử dụng nhiều kim loại làm vật liệu dẫn điện đang làm cạn kiệt tài nguyên. Ngày nay con người đang nghiên cứu sử dụng vật liệu siêu dẫn trong đời sống và trong kỹ thuật)
?Trong mạch điện, cầu chì bị chảy khi nào? Dây chì có tác dụng gì trong mạch.
-Gọi trả lời C4.
I- Tác dụng nhiệt.
1.Các dụng cụ đốt nóng bằng điện.
-Trả lời C1; C2
2.Vật dẫn điện nóng lên khi có dòng điện chạy qua
Quan sát: +Hiện tượng
+Nêu t/dụng nhiệt của dòng điện
-Nêu kết luận:+Khi có dòng điện chạy qua các vật dẫn đều nóng lên
+Dòng điện qua dây tóc đèn làm dây nóng tới nhiệt độ cao và phát sáng.
-Khi có sự cố, dây chì nóng tới nhiệt độ cao và chảy làm cho mạch điện hở.
-Hoàn thiện C4.
Hoạt động 3: Tìm hiểu tác dụng phát sáng của dòng điện(15ph)
-Cho quan sát bóng đèn của bút thử điện
-Gọi đọc và trả lời C5; C6
-Cho quan sát và tìm hiểu đèn LED
-Yêu cầu làm TN.
Gọi đọc và trả lời C5; C6
-Cho quan sát và tìm hiểu đèn LED
-Yêu cầu làm TN.
?Khi nào thì đèn sáng
Khi nào thì đèn LED sáng? Điều đó chứng tỏ gì?
GV: Sử dụng đèn Led trong thắp sáng giúp làm giảm tác dụng nhiệt, nâng cao hiệu suất sử dụng điện.
II- Tác dụng phát sáng
1. Bóng đèn bút thử điện
-Quan sát, thảo luận và trả lời C5, C6
+Dòng điện chạy qua chất khí trong bóng đền của bút thử điện làm chất khí này phát sáng.
2. Đèn đi-ốt phát quang (LED)
-Trả lời C7
-Nêu kết luận
Hoạt động 4:Vận dụng, củng cố, hướng dẫn về nhà (10h)
-Yêu cầu cá nhân đọc và trả lời C8, C9
HDVN: +Học bài, hoàn thiện C1 đến C9
+Làm bài tập SBT
+Tìm hiểu trước bài 23 (SGK)
-Trả lời C8, C9 theo gợi ý của GV
-Đọc: Ghi nhớ; “Có thể em chưa biết”
-Ghi công việc về nhà
File đính kèm:
- LÝ 7 - Tuần 24.doc