* Kiến thức:
Mô tả một thí nghiệm hoặc hoạt động của một thiết bị thể hiện tác dụng từ của dòng điện. Mô tả một thí nghiệm hoặc một ứng dụng trong thực tế về tác dụng hóa học trong dòng điện. Nêu được các biểu hiện do tác dụng sinh lý của dòng điện khi đi qua cơ thể người.
* Kỹ năng:
Rèn luyện thao tác kỷ năng mắc mạch điện.
* Thái độ:
3 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1136 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 25 - Bài 23 - Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lý của dòng điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 25 Bài 23. TÁC DỤNG TỪ, TÁC DỤNG HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG
SINH LÝ CỦA DÒNG ĐIỆN
Ngày soạn:2009
Ngày giảng: 2009
A. Mục tiêu:
* Kiến thức:
Mô tả một thí nghiệm hoặc hoạt động của một thiết bị thể hiện tác dụng từ của dòng điện. Mô tả một thí nghiệm hoặc một ứng dụng trong thực tế về tác dụng hóa học trong dòng điện. Nêu được các biểu hiện do tác dụng sinh lý của dòng điện khi đi qua cơ thể người.
* Kỹ năng:
Rèn luyện thao tác kỷ năng mắc mạch điện.
* Thái độ:
Ham hiểu biết, có ý thức sử dụng điện an toàn.
B. Chuẩn bị.
Cả lớp : Một kim nam châm,1 nam châm thẳng, một vài vật nhỏ bằng sắt, thép, một chuông điện một bộ nguồn 6v, một ắc quy 12v hoặc bộ chỉnh lưu, bình điện phân đựng dung dịch CuSO4 , một công tắc, một bóng đèn, 6dây dẫn có bọc cách điện.
Mổi nhóm:1 nam châm diện dùng pin, 2 pin 1,5v trong đế lắp pin, 1 công tắc, 5 đoạn dây dẫn có vỏ bọc cách điện, 1 kim nam châm đặt trên mủi nhọn.
C. Tiến trình lên lớp:
I. ổn định.(1') Vắng: .......................................................................................................
II. Kiểm tra bài củ.(5')
Nêu tên các tác dụng đã học ở bài 22, chữa bài tập22.1, 22.3 SBT.
III. Bài mới.
* Đặt vấn đề (1'): Học sinh quan sát ảnh chụp cần cẩu dùng nam châm điện ở trong đầu chương III. Nam châm điện là gì? nó hoạt động dựa vào tác dụng nào của dòng điện? Bài học hôm nay có thể giúp chúng ta trả lời.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
10’
Hoạt động 1: Tìm hiểu nam châm điện
HS nhắc lại tính chất từ của nam châm đã học ở cấp 1.
GV đưa thanh nam châm có sơn màu để phân biệt dấu.
- Khi các nam châm đặt gần với nhau các cực của nam châm tương tác với nhau như thế nào?
GV mắc mạch điện hình 23.1 giới thiệu nam châm điện, yêu cầu HS mắc mạch điện hình 23.1 theo nhóm và khảo sát để trả lời câu hỏi C1
Yêu cầu HS làm thí nghiệm
Yêu cầu HS thảo luận để hoàn thành câu hỏi kết luận.
I. Tác dụng từ
Nam châm có tính chất từ.
-Tìm hiểu nam châm điện.
C1
a. Khi công tắc ngắt : Không có hiện tượng gì
- Khi công tắc đóng : Đầu cuộn dây hút đinh sắt, không hút dây đông, nhôm.
b. Khi đưa 1 trong hai cực của nam châm lại gần thì cực này của nam châm hoặc hút, hoặc đẩy.
-Nếu đảo đầu cuộn dây, cực của nam châm lúc trước bị hút , nay bị đẩy và ngược lại.
* Kết luận: SGK
GV Tìm hiểu hoạt động của chuông điện.
GV mắc chuông điện cho nó hoạt động.
GV treo tranh vẽ hình 23.2 Dựa vào tranh vẽ em hãy chỉ ra những bộ phận của chuông điện.
Yêu cầu HS xem câu hỏi C2,C3,C4 và thảo luận theo nhóm trả lời.
Gọi đại diện nhóm trả lời và các nhóm nhận xét.
GV thông báo về chuông điện.
C2. Khi đóng công tắc: Có dòng điện chạy qua cuộn dây -> Cuộn dây trở thành nam châm điện.Cuộn dây hút miếng sắt làm đầu gõ chuông -> chuông kêu.
C3 Chỗ hở của mạch là chỗ miếng sắt bị hút nên rời khỏi tiếp điểm. Khi mạch hở, cuộn dây không có dòng điện chạy qua nên không hút sắt. Do tính đàn hồi của thanh kim loại nên miếng sắt sẽ trở về tì sát vào tiếp điểm.
C4
5’
Hoạt động 2: Tìm hiểu tác dụng hóa học của dòng điện
GV giới thiệu các dụng cụ thí nghiệm mắc mạch điện hình 23.3. Cho HS quan sát màu sắc ban đầu của hai thỏi than chỉ cực than nào nối với cực âm của nguồn điện. Đóng mạch điện đèn sáng.
Dung dịch CuSO4 là chất dẫn điện hay chất cách điện? vì sao em biết.
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C5,C6
Yêu cầu HS hoàn thành kết luận.
II. Tác dụng hóa học
C5 Dung dịch muối CuSO4 là chất dẫn điện.
C6 Khi có dòng điện chạy qua thỏi than được nối với cực âm của nguồn điện biến đổi màu thành màu đỏ nhạt.
* Kết luận: Dòng điện chạy đi qua dung dịch muối đồng làm cho thỏi than nối với cực âm được phủ một lớp màu đỏ.
5’
Hoạt động 3. Tìm hiểu tác dụng sinh lý của dòng điện.
Trong cuộc sống nếu sơ ý sờ vào mạch điện sẻ bị điện giật.
Khi bị điện giật gây ra tác dụng gì trên cơ thể?
- Dòng điện qua cơ thể người có lợi hay có hại? lấy ví dụ.
-Nếu dòng điện trong gia đình đi qua cơ thể người thì có lợi hay có hại.
III. Tác dụng sinh lý.
SGK
- Nếu dòng điện trong mạng điện gia đình trực tiếp đi qua cơ thể người có thể gây đền tính mạng con người.
6’
Hoạt động 4.V ận d ụng.
Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ cuối bài và trả lời câu hỏi C7, C8.
IV. Vận dụng
Ghi nhớ (SGK)
C7: chọn c
C8: chọn d
IV. Củng cố. (5')
Lòng vào phần vận dụng
V. Dặn dò.(2')
Về nhà các em xem lại nội dung bài học học thuộc phần ghi nhớ, đọc phần “Có thể em chưa biết” Làm bài tập 23.1 đến 23.4 (trang 24 SBT).
* Rút kinh nghiệm:...........................................................................................................
***
File đính kèm:
- t25.doc