Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 25 - Tác dụng từ, tác dụng hoá học và tác dụng sinh lý của dòng điện (tiếp)

1. Kiến thức :

Giúp HS mô tả 1 thí nghiệm hoặc một hoạt động của một thiết bị thể hiện tác dụng từ của dòng điện, mô tả một thí nghiệm hoặc một ứng dụng trong thực tế về tác dụng hoá học của dòng điện, nêu được các biểu hiện do tác dụng sinh lý khi đi qua cơ thể người.

 2. Kỹ năng :

Rèn luyện kỹ năng quan sát, kỹ năng lắp mạch điện, kỹ năng so sánh phân tích cho HS.

 

doc2 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1243 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 25 - Tác dụng từ, tác dụng hoá học và tác dụng sinh lý của dòng điện (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 25 Ngày soạn : ………….. TÁC DỤNG TỪ, TÁC DỤNG HOÁ HỌC VÀ TÁC DỤNG SINH LÝ CỦA DÒNG ĐIỆN A. Mục tiêu : 1. Kiến thức : Giúp HS mô tả 1 thí nghiệm hoặc một hoạt động của một thiết bị thể hiện tác dụng từ của dòng điện, mô tả một thí nghiệm hoặc một ứng dụng trong thực tế về tác dụng hoá học của dòng điện, nêu được các biểu hiện do tác dụng sinh lý khi đi qua cơ thể người. 2. Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng quan sát, kỹ năng lắp mạch điện, kỹ năng so sánh phân tích cho HS. 3. Thái độ : HS có thái độ ham hiểu biết, có ý thức sử dụng điện an toàn. B. Phương pháp : Nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. C. Chuẩn bị : GV : nam châm vĩnh cửu, mẫu sắt, thép, đồng, mhôm, chuông điện, nguồn, một số ứng dụng về các tác dụng của dòng điện, vẽ to hình 23.2 SGK. HS : (mổi nhóm) dụng cụ thí nghiệm như hình 23.1; 23.2; 23.3 SGK. D. Tiến trình lên lớp : 1. Ổn định tổ chức : KTSS 2. Kiểm tra bài cũ : Nêu các tác dụng của dòng điện đã học ở bài 22. Chữa các bài tập 21.1; 21.3 SBT. 3. Bài mới : a. Đặt vấn đề : Chúng ta đã học dòng điện có tác dụng nhiệt, tác dùn phát sáng. Vậy ngoài các tác dụng đó, dòng điện còn có tác dụng nào nữa không ? Và nó có ứng dụng gì trong thực tế ? Hôm nay chúng ta nghiên cứu. b. Triển khai bài : Hoạt động thầy và trò Nội dung a-Hoạt động 1 : GV gọi HS nhắc lại tính chất từ của nam châm. HS nhắc lại. GV hướng dẫn HS tiến hành mắc các dụng cụ như hình 23.1, yêu cầu HS làm việc theo nhóm, tiến hành thí nghiệm theo các bước ở SGK và rút ra nhận xét. HS làm việc theo nhóm tiến hành thí nghiệm, rút ra nhận xét. GV đưa ra cấu tạo của nam châm điện. HS nắm được cấu tạo của nam châm điện. GV dẫn dắt HS đi đến kết luận. HS rút ra kết luận và phát biểu được kết luận. GV trình bày hình vẽ 23.2, giới thiệu chuông điện và hoạt động của chuông điện. HS nắm được cấu tạo và hoạt động của chuông điện. GV phân nhóm HS, yêu cầu HS làm việc theo nhóm lắp mạch điện như hình 23.2, tiến hành thí nghiệm và trả lời câu hỏi C2, C3, C4 SGK. HS làm việc theo nhóm tiến hành thí nghiệm, trả lời câu hỏi. GV tổ chức HS cả lớp thảo luận về các câu trả lời. HS thảo luận đi đến thống nhất chung. GV thông báo hoạt động của chuông điện dựa vào tác dụng từ của dòng điện. Giới thiệu tác dụng cơ học của dòng điện. HS nắm được tác dụng từ, tác dụng cơ học của dòng điện. b-Hoạt động 2 : GV hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm, phân nhóm HS, yêu cầu HS làm việc theo nhóm tiến hành thí nghiệm, trả lời câu C5, C6 SGK. HS làm việc theo nhóm, tiến hành thí nghiệm và trả lời câu hỏi C5, C6 SGK. GV theo dõi, phụ giúp các nhóm làm còn chậm. Tổ chức HS cả lớp thảo luận về câu trả lời. HS thảo luận về câu trả lời đi đến thống nhất chung. GV giới thiệu về tác dụng hoá học của dòng điện Dẫn dắt HS đi đến kết luận. HS rút ra kết luận, phát biểu được kết luận. c-Hoạt động 3 : GV yêu cầu HS làm việc cá nhân đọc phần thông tin. HS đọc phần thông tin. Dòng điện qua cơ thể người có lợi hay có hại ? Cho ví dụ chứng tỏ điều đó. HS trả lời. GV lưu ý HS không được tự mình chạm vào mạng điện dân dụng và các thiết bị nếu chưa rỏ cách sử dụng. I.Tác dụng từ : 1.Tính chất từ của nam châm : Mổi nam châm có hai cực, tại đó các vật bằng sắt hoặc bằng thép bị hút mạnh nhất. Cùng cực thì đẩy nhau, khác cực thì hút nhau. 2.Nam châm điện : Cuộn dây quấn quanh lõi sắt non. 3.Kết luận : Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non có dòng điện chạy qua là nam châm điện. Nam châm điện có tính chất từ vì nó có khả năng làm quay kim nam châm và hút các vất bằng sắt hoặc thép. 4.Ứng dụng của nam châm điện Chế tạo chuông điện. II.Tác dụng hoá học : Dòng điện đi qua dung dịch muối đồng làm cho thỏi than nối với cực âm được phủ một lớp đồng. III.Tác dụng sinh lý : Dòng điện đi qua cơ thể người thì sẻ làm các cơ co giật, tim ngừng đập, ngạt thở, thần kinh tê liệt. Dòng điện có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của con người. 4. Củng cố : Chốt lại kiến thức cần nhớ. Tổ chức HS cả lớp trả lời câu C7, C8 SGK. 5. Dặn dò : Học bài, làm bài tập SBT, đọc phần có thể em chưa biết. Ôn lại toàn bộ kiến thức đã học, chuẩn bị ôn tập.

File đính kèm:

  • doc25.doc