Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 25: Tác dụng từ, tác dụng hoá học và tác dụng sinh lý của dòng điện (tiếp theo)

 1. kiến thức :

 Biết và mô tả được một số thí nghiệm hoặc hoạt động của một số thiết bị thể hiện tác dụng từ của dòng điện.

 Mô tả môt thí nghiệm hoặc một ứng dụng trong thực tế về tác dụng hoá học của dòng điện.

 

doc4 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 913 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 25: Tác dụng từ, tác dụng hoá học và tác dụng sinh lý của dòng điện (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 25: Tác dụng từ, tác dụng hoá học Và tác dụng sinh lý của dòng điện I: Mục tiêu: 1. kiến thức : Biết và mô tả được một số thí nghiệm hoặc hoạt động của một số thiết bị thể hiện tác dụng từ của dòng điện. Mô tả môt thí nghiệm hoặc một ứng dụng trong thực tế về tác dụng hoá học của dòng điện. Nêu được các biểu hiện do tác dụng sinh lý của dòng điện khi đi qua cơ thể con người. 2. Kỷ năng: Làm được một số thí nghiệm về tác dụng từ và tác dụng hoá học của dòng điện. 3. Thái độ: Ham hiểu biết, yêu thách môn học và có ý thức sử dụng điện một cách an toàn. II: Chuẩn bị: 1. Xhuẩn bị của giáo viên: 1 kim nam châm, 1 bộ nguồn điện 6v, 1 bóng đèn, dây dẫn, 1 bình điện phân đựng dung dịch cuso4, 1 công tắc. 2. Chuẩn bị của học sinh: Mỗi nhóm học sinh chuẩn bị 4 pin, 1 công tắc, dây dẫn và nam châm. III: Hoạt động dạy học: 1. ổn định lớp: Giáo viên gọi lớp trưởng đứng dậy cho thầy biết sĩ số của lớp. 2. Kiểm tra bài cũ:(3phút) HS1: Em hãy nêu các tác dụng của dòng điện mà em đã được học và cho môt số ví dụ cụ thể? HS2: Em hãy nhận xét câu trả lời của bạn và lên bảng lam bài tập 22.2 SGK. GV: sau đó giáo viên nhận xét và cho điểm. 3. Nội dung bài mới: * Giới thiệu bài mới: (3 phút). Như bài trước chúng ta đã nói là dòng điện có rất nhiều tác dụng như là: sử dụng dòng điện để nấu cơm, nấy nước, là áo quần, thắp sáng, dùng để xạc ắc quy...; Hôm trước chúng ta đã nghiên cứu về tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện. Hôm nay chúng ta đi nghiên cứu các tác dụng còn lại của dòng điện đó là tác dụng từ, tác dụng hoá học và tác dụng sinh lý của dòng điện. Hoạt động của GV và HS Phần ghi bảng Hoạt động1:( 20 phút) *GV cho học sinh quan sát ảnh chụp cần cẩu dùng bằng nam châm điện ở trang đầu chươngIII. Sau đó giáo viên đặt vấn đề: theo em thì nam châm điện là gì và nó tác dụng dựa vào tác dụng nào của dòng điện thì ta đi vào phần I để nghiên cứu về vấn đề này: *Hằng ngày chúng ta đã thấy nam châm nhưng nam châm có những khả năng nào thể hiện tính chất từ của nó? Sau đó giáo viên giới thiệu thí nghiệm và tiến hành thí nghiêm cho học sinh quan sát để nêu lên hiện tượng. * Giáo viên giới thiệu về sơ đồ ...SGK Lõi thép non được quấn dây dẫn có võ cách điện. Sau đó giáo viên tiến hành thí nghiệm dòng điện chạy qua thi cuộn dây này có tính chất từ như nam châm như thế người ta gọi là nam châm điện. ? Vậy qua thí nghiệm này các em đã xem được hiện tượng xảy ra và các em hãy trả lời câu C1 cho thầy? 1HS đứng dậy trả lời câu hỏi C1a và 1HS trả lời câu C1b. ? Nếu ta đảo đầu cuộn dây thì hiện tượng trong thí nghiệm sẽ xảy ra như thế nào? HS quan sát và nêu lên hiện tượng. *GV: Vậy qua phần này gọi 1 em đứng dậy chọn từ thích hợp để hoàn thành kết luận . * GV: Ta dựa vào tính chất từ của nam châm điện để đi tìm hiểu về chuông điện: - Gv mô tả cấu tạo của chuông điện, sau đó GV mắc chuông điện như hình vẽ 23.2(sgk). - Hs quan sát cấu tao của chuông điện và mô tả quá trình hoạt động của chuông điện khi đóng và khi ngắt công tắc. -Gv? Vận dụng vào hoạt động của chuông điện để trả lời các câu hỏi C2, C3, C4. - Hs trả lời các câu hỏi sau đó GV điều chỉnh và ghi bảng. *Gv nói đến một số ứng dụng nhờ vào tác dụng từ củat dòng điện. I/ Tác dụng từ: 1) Tính chất từ của nam châm: - Nam châm hút các vật sắt, thép. - Mỗi nam châm đều có 2 cực được sơn 2 màu khác nhau. Khi đưa 2 nam châm lại gần nhau thì một cực của của nam châm này đẩy hoặc hút cực kia của nam châm kia làm cho kim nam châm quay 2) Nam châm điện: - Nam châm điện cũng có tính chất từ như nam châm, cũng có khả năng hút sắt, thép và cũng làm quay kim nam châm. C1: a)Khi ngắt công tắc thì cuộn dây không có hiện tượng gì còn khi đống công tắc thì cuộn dây hút đinh sắt. b) Khi đưa một trong 2 cực của nam châm lại gần nhau thì cực này của nam châm bị hút hoặc bị đẩy. - Nếu đảo đầu cuộn dây thì cực của nam chân lúc đầu bị hút thì nay sẽ bị đẩy và ngựoc lại. *Kết luận: Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non có dòng điện chạy qua là nam châm điện. C2: Khi đóng công tắc có dòng điện chạy qua cuộn dây thì cuộn dây trở thành nam châm điện và hút miếng sắt làm đầu gõ chuông đập vào chuông làm chuông kêu. C3: Chổ hở ngay ở chổ tiếp điểm. Khi mạch hở thi không có dòng điện đi qua và cuộn dây mất tính chất từ, nên miếng sắt trở về tì vào tiếp điểm. C4: Mạch kín, dòng điện chạy trong mạch, cuộn dây nhiễm từ và cuộn dây hút miếng sắt và đầu gõ chuông lại đập vàp chuônglàm chuông kêu. mạch lại bị hở... cứ như vậy chuông kêu liên tiếp chừng nào công tắc còn đóng. Hoạt động 2: (10phút) *GV hướng dẫn hs tìm hiểu tác dụng hoá học của dòng điện bằng cách làm thí nghiệm như hình vẽ ở sgk và cho học sinh quan sát hiện tượng xảy ra. * Gv giới thiệu dụng cụ thí nghiệm và mắc mạch điện như hình 23.3 (sgk) chưa đóng công tắc và cho hs dự đoạn hiện tượng khi đóng công tắc sau đó gv đóng công tắc để kiểm tra dự đoán. Dựa vào kết quả thí nghiệm để trả lời các câu hỏi C5, C6 sau đó rút ra kết luận. *Hs quan sát thí nghiệm và đưa ra câu trả lời C5, C6 rồi rút ra kết luận sau đó giáo viên điều chỉnh và ghi bảng. II: Tác dụng hoá học: Thí nghiệm: - Dụng cụ. - Tiến hành thí nghiệm. - Hiện tượng của thí nghiệm chứng tỏ dung dịch cuso4 và than than chì đều chất dẫn điện vì nó nó đều cho dòng điện chạy qua làm cho đèn sáng. C5: Dung dịch cuso4 là chất dẫn điện. C6: Sau thí nghiệm thỏi than nối với cực âm được phủ lớp đỏ nhạt. *Kết luận: Dòng điện đi qua dung dịch muối đồng làm cho thỏi than nối với cực âm được phủ một lớp vỏ bằng đồng nguyên chất. Hoạt động 3:(4phút) *GV hướng dẫn hs đi tìm hiểu tác dụng sinh lý điện . -GV gọi hs đọc phần III(sgk) sau đó gv hỏi: ? Điện giật là gì? Dòng điện đi qua cơ thể con người thì có lợi hay có hại cho cơ thể? - Gv nêu lưu ý cho học sinh khi sử dụng dòng điện. III: Tác dụng sinh lý: * Dòng điện đi qua cơ thể người thì dòng điện sẽ làm các cơ co giật, có thể làm tim ngừng đập, ngạt thở và thần kinh bị tê liệt. Đó là tác dụng sinh lý của dòng điện. * Chú ý: Con người không nên sờ tay hay chạm trực tiếp vào dòng điện. 4) Vận dụng- cũng cố: (5phút). *Vận dụng: Gv gọi hs đọc câu C7 và câu C8 sau đó gv hướng dẫn hs trả lời C7, C8 và ghi vào vở. * Cũng cố: Gv gọi 1-2 hs đọc phần ghi nhớ ở sgk. * GV hướng dẫn hs về nhà học kỹ bài cũ, nắm chắc 5 tác dụng của dòng điện. Làm các bài tập ở sbt và đọc qua trước bài mới " cường độ dòng điện". Lệ Thuỷ: Ngày 10/03/2009 Giáo viên hướng dẫn Giáo sinh thực tập Phạm Thị Tiến Nguyễn Hữu Hanh ................................................ Trong thiết kế bài giảng của ................................................ em có gì sai sót mong được ................................................ cô chỉ bảo. Em xin chân ................................................ thành cám ơn./.

File đính kèm:

  • docgiao an dien tu.doc
Giáo án liên quan