Kiến thức:
Hệ thống lại các kiến thức đã học trong chương 3 điện học.
* Kỹ năng:
Rèn luyện kĩ năng vẽ sơ đồ mạch điện, vận dụng linh hoạt kiến thức
* Thái độ:
Giáo dục ý thức học tập của học sinh
2 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1510 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 26 - Ôn tập chương III: Điện học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 26 ÔN TẬP CHƯƠNG III: ĐIỆN HỌC
Ngày soạn:2009
Ngày giảng: 2009
A. Mục tiêu:
* Kiến thức:
Hệ thống lại các kiến thức đã học trong chương 3 điện học.
* Kỹ năng:
Rèn luyện kĩ năng vẽ sơ đồ mạch điện, vận dụng linh hoạt kiến thức
* Thái độ:
Giáo dục ý thức học tập của học sinh
B. Chuẩn bị.
GV chuẩn bị nội dung cần ôn tập.
HS trả lời trước phần tự kiểm tra ở nhà và làm phần vận dụng.
C. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định.(1') Vắng:
II. Kiểm tra bài củ.
Lòng vào kiến thức ôn tập
III. Bài mới.
Để giúp các em nắm vững kiến thức phần điện học, chúng ta đi vào tiết ôn tập chương 3 : Điện học.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
15’
Hoạt động 1: Học sinh tự kiểm tra.
Yêu cầu học sinh xem lại bài sự nhiễm điện do cọ xát.
?Muốn vật nhiễm điện thì ta làm thế nào?
?Khi vật nhiễm điện thì chúng có khả năng gì?
?Có mấy loại điện tích.
?Nếu 2 vật mang điện tích cùng loại khi lại gần với nhau thì chúng có khả năng gì
?Thanh thủy tinh khi cọ xát và mảnh lụa thì nhiễm điện tích gì?
Thanh nhựa sẫm màu khi cọ xát vào vải khô thì mang điện tích gi?
?Nêu cấu tạo của hạt nhân nguyên tử
?Dòng điện là gì? Dòng điện được duy trì nhờ vào đâu? Kể tên một số nguồn điện thường sử dụng trong thực tế.
?Khi nào có dòng điện chạy trong mạch điện.
?Thế nào là chất cách điện.
Yêu cầu học sinh xem lại bài 20 SGK
?Thế nào gọi là chất cách điện lấy thí dụ 1 số chất điện.
?Dòng điện trong kim loại là gì?
Yêu cầu học sinh xem lại bài 20 SGK
-Sơ đồ mạch điện dùng để làm gì?
Người ta quy ước chiều dòng điện như thế nào?
?Dòng điện có những tác dụng gì?
?Dòng điện có những tác dụng gì.
?Dòng điện có lợi hay có hại cho tác dụng sinh lí
?Mô tả hoạt động của chuông điện
1.Sự nhiễm điện do cọ xát.
-Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát.
-Vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật khác.
2.Hai loại điện tích
-Hai vật mang điện tích giống nhau khi đẩy nhau nếu khác loại thì chúng hút nhau.
Quy ước:
Thanh thủy tinh cọ xát vào mảnh lụa thì nhiễm điện tích dương.
Thanh nhựa sẩm màu cọ xát vào tấm vải khô thì mang điện tích âm.
3.Dòng điện - nguồn điện: (SGK)
4.Chất dẫn điện, chất cách điện. Dòng điện trong kim loại. (SGK)
5.Sơ đồ mạch điện, chiều dòng điện. Học sinh xem phần ghi nhớ.
6.Các tác dụng của dòng điện.
-Tác dụng nhiệt
-Tác dụng phát sáng.
-Tác dụng từ
-Tác dụng hóa học
-Tác dụng sinh lí.
22’
Hoạt động 2: Vận dụng
Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi ở SBT trong chương 3 từ bài 19 đến bài 23 và nắm được các phần ghi nhớ SGK.
HS trả lời các câu hỏi ở SBT
Trong mạch điện sau đây mạch điện nào là mạch kín bóng đèn sáng.
Hãy xác định chiều của các mạch điện sau(vẽ một số mạch điện lên bảng)
II. Vận dụng
Hình c
IV. Củng cố. (5')
Hướng đẫn học sinh hệ thống lại kiến thức trọng tâm cần nhớ.
V. Dặn dò.(2')
Về nhà các em ôn lại phần lý thuyết đồng thời trả lời các câu hỏi trong SBT, chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết.
* Rút kinh nghiệm:.......................................................................................................
***
File đính kèm:
- t26.doc