1.Kiến thức :
Giúp HS hệ thống hóa kiến thức đã học ở chương II, củng cố và khắc sâu kiến thức cơ bản ở chương II. Giúp HS vận dụng các kiến thức cơ bản để giải thích hiện tượng và làm các bài tập vật lý.
2.Kỹ năng :
Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức đã học để giải thích hiện tượng vật lý
2 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1096 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 26 - Ôn tập (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 26 Ngày soạn : ................
ÔN TẬP
A- Mục tiêu :
1.Kiến thức :
Giúp HS hệ thống hóa kiến thức đã học ở chương II, củng cố và khắc sâu kiến thức cơ bản ở chương II. Giúp HS vận dụng các kiến thức cơ bản để giải thích hiện tượng và làm các bài tập vật lý.
2.Kỹ năng :
Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức đã học để giải thích hiện tượng vật lý.
3.Thái độ :
HS có thái độ học tập tích cực, tự giác, tinh thần hợp tác trong học tập.
B-Phương pháp :
Nêu và giải quyết vấn đề, tổng hợp.
C-Chuẩn bị :
GV : Hệ thống câu hỏi, máy chiếu.
HS : Nghiên cứu kiến thức đã học ở chương II.
D- Tiến trình lên lớp :
1. Ổn định tổ chức : KTSS
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới :
a.Đặt vấn đề :
b.Triển khai bài :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
a-Hoạt động 1 :
GV dùng máy chiếu đưa hệ thống câu hỏi lên màn ảnh. Gọi HS lần lượt đọc câu hỏi và tổ chức cả lớp tra lời câu hỏi.
HS lần lượt trả lời câu hỏi.
GV tổ chức cả lớp lần lượt thảo luận về các câu trả lời.
HS thảo luận đi đến thống nhất chung.
GV bổ sung và sửa chửa, uốn nắn những sai sót của HS khi trả lời câu hỏi vật lý.
Dẫn dắt HS hệ thống hóa lại kiến thức đã học.
HS hệ thống lại kiến thức đã học ở chương 3.
b-Hoạt động 2 :
GV hướng dẫn HS lần lượt làm các bài tập 1, 2, 3, 4/86 SGK. Gọi HS lên bảng lần lượt làm các bài tập ở SGK.
HS lên bảng làm bài tập.
GV tổ chức cả lớp thảo luận về bài làm của bạn.
HS thảo luận đi đến thống nhất chung.
GV uốn nắn những sai sót của HS khi làm bài tập vật lý.
I.Hệ thống hóa kiến thức đã học :
Có thể nhiễm điện cho vật bằng cách cọ xát. Vật nhiễm điện có khả năng hút các vật khác.
Vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm êlectron, nhiễm điện dương nếu mất bớt êlectron.
Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. Mổi nguồn điện có hai cực.
Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua, chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua.
Mạch điện được mô tả bằng sơ đồ và từ sơ đồ mạch điện có thể lắp mạch điện tương ứng.
Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua các dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.
Dòng điện có tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng từ, tác dụng hóa học, tác dụng sinh lý.
II.Vận dụng :
1.BT1 :
Khi cọ xát thước nhựa vào miếng vãi khô thì thước nhựa nhiễm điện.
2.BT2 :
3.BT3 :
4.BT4 :
Mạch điện kín bóng đèn sáng.
4. Củng cố :
GV gọi 2 HS nhắc lại kiến thức đã học.
GV nhận xét, chốt lại kiến thức đã học.
5. Dặn dò :
Ôn tập lại toàn bộ kiến thức đã học ở chương 2, chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
File đính kèm:
- Tiet 26.doc