ôn tập các kiến thức về: Sự nhiễm điện, hai loại điện tích, cấu tạo nguyên tử, dòng điện, chiều dòng điện, nguồn điện, sơ đồ mạch điện, vật dẫn điện, vật cách điện, bản chất của dòng điện trong dây dẫn kim loại và các tác dụng của dòng điện.
Vận dụng các kiến thức đã học để làm bài kiểm tra chính xác.
Học tập nghiêm túc. Chuẩn bị soạn bài đầy đủ.
3 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1322 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 26 - Tuần 26- Ôn tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26 Ngày soạn: ............................
Tiết 26 Ngày dạy: ................................
ôn tập
I.Mục tiêu:
Ôn tập các kiến thức về: Sự nhiễm điện, hai loại điện tích, cấu tạo nguyên tử, dòng điện, chiều dòng điện, nguồn điện, sơ đồ mạch điện, vật dẫn điện, vật cách điện, bản chất của dòng điện trong dây dẫn kim loại và các tác dụng của dòng điện.
Vận dụng các kiến thức đã học để làm bài kiểm tra chính xác.
Học tập nghiêm túc. Chuẩn bị soạn bài đầy đủ.
II.Chuẩn bị :
Đối với mỗi HS:
-Soạn bài tổng kết chương 3: Phần “Tự kiểm tra”( từ câu 1 đến câu 6), phần “Vận dụng”( từ câu 1 đến câu 5)
-Ôn tập dung kiến thức từ bài 17 đến bài 23.
Đối với giáo viên:
-Các câu hỏi ôn tập.
III.Phơng pháp :
Nêu và giải quyết vấn đề .
Thực hành.
Tái hiện lại kién thức
IV. Tiến trình :
1.ổn định lớp: ( 1phút)
2.Kiểm tra bài cũ:(4 phút)
a.Câu hỏi:
GV gọi 1 HS trả lời câu hỏi: Kể tên các tác dụng của dòng điện và nêu ứng dụng của từng tác dụng?
b.Đáp án:
Dòng điện có 5 tác dụng: tác dụng nhiệt (làm nóng các dụng cụ đốt nóng bằng điện), tác dụng phát sáng (làm phát sáng đèn điốt phát quang, đèn ống), tác dụng từ (chuông điện kêu), tác dụng hoá học (mạ điện), tác dụng sinh lí (chữa bệnh).
3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Kiểm tra.(1phút)
GV: Yêu cầu HS báo cáo việc chuẩn bị bài ở nhà.
HS: Các tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị bài ở nhà của thành viên trong tổ.
Hoạt động2:Ôn lại các kiến thức cơ bản từ bài 17 đến bài 23. (11 phút)
GV: Gọi 1 HS đọc câu hỏi. Sau đó chỉ định HS trả lời.
HS: Đọc và trả lời các câu từ câu 1 đến câu 6. Dưới lớp nhận xét, bổ sung.
Sau câu 2, GV Hỏi thêm: Trong nguyên tử, hạt nào mang điện tích dương, hạt nào mang điện tích âm?Sau câu 6, hỏi: Nêu ứng dụng của các tác dụng của dòng điện?
GV: Sửa sai và yêu cầu HS ghi vào vở bài tập.
Hoạt động 3:Làm bài tập vận dụng.(12 phút)
GV: Cho HS trả lời cá nhân phần vận dụng ( từ câu 1 đến câu 5).
HS: Cá nhân trả lời trước lớp, HS khác nhận xét.
GV: Hướng dẫn HS thảo luận để thống nhất câu trả lời.
ôn tập
I.Tự kiểm tra:
1. Đặt câu: Có thể làm cho vật nhiễm điện bằng cách cọ xát.
2. Có 2 loại điện tích:điện tích dương và điện tích âm, các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.
3. Vật nhiễm điện dương nếu mất bớt electron. Vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron.
4. các điện tích dịch chuyển, các electron tự do dịch chuyển.
5. Vật dẫn điện:a. Mảnh tôn, b.Đoạn dây đồng.
6. Năm tác dụng chính của dòng điện: tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng từ , tác dụng hoá học, tác dụng sinh lí.
II.Vận dụng:
1. D. Cọ xát mảnh thước nhựa bằng miếng vải khô.
2. a)Ghi dấu “-” cho vật B.
b)Ghi dấu “-” cho vật A.
c)Ghi dấu “+” cho vật B.
d)Ghi dấu “+” cho vật A.
3. Mảnh nilông nhận thêm electron, miếng len mất bớt electron.
4. Câu c.
5. Câu c.
4.Củng cố: ( 15 phút)
GV:Phát cho mỗi HS 1 bộ câu hỏi để làm tại lớp.
HS: Làm việc cá nhân.
GV: Cho HS thảo luận để uốn nắn những phần HS trả lời sai.
Câu hỏi ôn tập:
Câu1.Dùng một mảnh len cọ xát nhiều lần vào một thanh thước nhựa, thanh thước nhựa này có khả năng hút các vụn giấy vì:
A.Thanh thước nhựa bị nóng lên. C.Thanh thước nhựa bị nhiễm điện
B. Thanh thước nhựa có tính chất từ như nam D. Thanh thước nhựa được làm sạch bề mặt
châm.
Câu2.Một vật nhiễm điện âm vì:
A.Vật đó nhận thêm các điện tích dương. C.Vật đó nhận thêm các electron.
B.Vật đó không có điện tích âm. D.Vật đó mất bớt electron
Câu3.Trong các câu phát biểu sau, câu phát biểu nào là đúng nhất:
A.Dòng điện trong kim loại là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
B. Dòng điện trong kim loại là dòng các điện tích dương dịch chuyển có hướng.
C. Dòng điện trong kim loại là dòng các electron dịch chuyển có hướng.
D. Dòng điện trong kim loại là dòng các điện tích âm dịch chuyển có hướng.
E. Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng.
Câu4.Trong hoạt đọng bình thường của các dụng cụ nào sau đây, dòng điện vừa có tác dụng nhiệt, vừa có tác dụng phát sáng:
A.Nồi cơm điện. C.Đèn điốt phát quang
B.Radio (máy thu thanh). D.Chuông điện
Câu5. Tác dụng hoá học của dòng điện khi đi qua dung dịch muối đồng sunfat được biểu hiện ở chỗ:
A.Làm dung dịch này nóng lên.
B.Làm dung dịch này bay hơi nhanh hơn.
C.Làm biến đổi màu của hai thỏi than nối với 2 cực của nguồn điện được nhúng trong dung dịch này.
D.Làm biến đổi màu của thỏi than nối với cực âm của nguồn điện được nhúng trong dung dịch này.
Câu6. Dùng 1 mảnh vải khô cọ xát 2 đầu của 2 thanh thước nhựa sẫm màu, sau đó đưa 2 đầu của 2 thanh thước nhựa lại gần nhau, chúng đẩy nhau vì:
A.Cả 2 đều nhiễm điện dương. C.Cả 2 đều nhiễm điện âm.
B. Cả 2 đều bị nhiễm từ. D.Một đầu nhiễm điện âm, một đầu nhiễm điện dương.
Câu7.Vẽ sơ đồ mạch điện gồm: 1 nguồn điện (2 pin mắc nối tiếp), 1 công tắc, 1 bóng đèn đang sáng. Vẽ chiều của dòng điện chạy trong mạch.
Đáp án:
Câu1.C Câu2.C Câu3.E Câu4.A Câu5.D Câu6.C
Câu7.
5. Dặn dò: (1 phút)
- Ôn tập từ bài 17 đến bài 23 và xem lại các bài tập để kiểm tra 1 tiết (tuần27).
Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tiet 26 - On Tap.doc