* Kiến thức:
Nêu được dòng điện càng mạnh thì cường độ của nó càng lớn và tác dụng của cường độ dòng điện mạnh. Nêu được đơn vị đo cường độ dòng điện là ampe (kí hiệu A). Sử dụng được ampe kế thích hợp và mác đúng ampe kế.
* Kỹ năng:
Mắc mạch điện đơn giản.
* Thái độ:
2 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1406 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 28 - Bài 24 - Cường độ dòng điện (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 28 Bài 24. CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN
Ngày soạn:2009
Ngày giảng: 2009
A. Mục tiêu:
* Kiến thức:
Nêu được dòng điện càng mạnh thì cường độ của nó càng lớn và tác dụng của cường độ dòng điện mạnh. Nêu được đơn vị đo cường độ dòng điện là ampe (kí hiệu A). Sử dụng được ampe kế thích hợp và mác đúng ampe kế.
* Kỹ năng:
Mắc mạch điện đơn giản.
* Thái độ:
Hứng thú học tập môn học. Trung thực, nghiêm túc trong học tập.
B. Chuẩn bị.
GV : 2 pin (1,5V), 1 bóng đèn pin, 1 biến trở, 1 am pe kế to dùng cho thí nghiệm chứng minh, 1 vôn kế, 1 đồng hồ vạn năng, , 1 công tắc.
Mổi nhóm: 2 pin (1,5 V), 1 ampe kế, 1 công tắc, 5 đoạn dây nối có võ bọc cách điện.
C. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định.(1') Vắng:...................................................................................................
II. Kiểm tra bài củ.(5')
Nêu các tác dụng của dòng điện? Bóng đèn dây tóc họa động dựa vào tác dụng nào của dòng điện.
III. Bài mới.
* Đặt vấn đề (1'):
GV bố trí thí nghiệm hình 24.1 khi di con chuột của biến trở độ sáng của bóng đèn như thế nào?
Khi đèn sáng hơn đó là lúc cường độ dòng điện qua bóng đèn lớn hơn. Như vậy dựa vào tác dụng của dòng điên mạnh hay yếu có thể xác định cường độ dòng điện. Cường độ dòng điện là một đại lượng vật lí vì vậy có có đơn vị và dụng cụ đo riêng chúng ta cùng tìm hiểu “Cường độ dòng điện” qua bài học hôm nay
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
8’
Hoạt động 1: Tìm hiểu về cường độ dòng điện và đơn vị đo cường độ dòng điện
GV giới thiệu mạch điện thí nghiệm hình 24.1,ampe kế
-HS quan sát và nhận xét:
-GV làm thí nghiệm yêu cầu học sinh quan sát số chỉ của ampe kế tương ứng khi đèn sáng mạnh hay yếu để hoàn thành nhận xét.
Cường độ dòng điện kí hiệu bằng chữ I, đơn vị đo ampe kế kí hiệu là A
Ngoài đơn vị ampe kế còn có đơn vị là miliampe kí hiệu là mA
I. Cường độ dòng điện
1. Quan sát thí nghiệm:
Nhận xét: Đèn sáng càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn.
2. Cường độ dòng điện:
-Cường độ dòng điện cho biết mắc độ mạnh hay yếu của dòng điện.
- Kí hiệu bằng I,
-Đơn vị A. 1mA = 0,001A
1A = 1000mA
5’
Hoạt động 2: Tìm hiểu về ampe kế.
Ampe kế là gì?
- GV đưa một số đòng hồ dùng điện. Dựa vào đâu để biết được ampe kế với dụng cụ khác.
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi C1: a, b, c, và ghi lại kết quả
- Ở các chốt nối của ampe kế với dây dẫn có ghi dấu gì? Hình 24.3
GV giới thiệu nối điều chỉnh kim của ampe kế.
II. Ampe kế
-Ampe kế là dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện.
-Nhận biết ampe kế : Trên mặt ampe kế có ghi A hoặc mA
C1
10’
Hoạt động 3: Tìm hiểu về cường độ dòng điện.
Giới thiệu kí hiệu ampe kế trong sơ đồ mạch điện.
Yêu cầu HS vẽ sơ đồ mạch điện hình 24.3 SGK. Gọi 1 HS lên bảng vẽ.
- Treo bảng 2 trang 67 SGK học sinh quan sát và trả lời.
Ampe kế của nhóm dùng để đo cường độ dòng điện qua dụng cụ nào?
- Tại sao nếu ampe kế có ĐCNN càng nhỏ thì độ chính xác của kết quả càng cao?
-Yêu cầu học sinh các nhóm mặc mạch điện hình 24.3 theo nhóm
- Lưu ý cách sử dụng Ampekế
- Trả lời vcâu hỏi C2 và học sinh thảo luận -> rút ra nhận xét.
III. Cường độ dòng điện
1. Vẽ sơ đồ mạch điện
Lưu ý: +Khi sử dụng ampe kế đo cường độ dòng điện
Chọn ampe kế có GHĐ phù hợp với giá trị cường độ dòng điện muốn đo
+Phải điều chỉnh để kim của ampe kế chỉ đúng vạch số 0
+Mắc ampe kế vào mạch điện sao cho chốt (+) của ampe kế với cực dương của nguồn điện.
+Khi đọc kết quả phải đắt mắt sao cho kim che khuất ảnh của nó trong gương.
-C2:
*Nhận xét: Dòng điện qua đèn có cường độ lớn thì đèn sáng mạch hơn hoặc cường độ qua đèn có cường độ nhỏ hơn thì đèn sáng yếu hơn.
8’
Hoạt động 4: Vận dung.
Yêu cầu học sinh nhắc lại những điều cần ghi nhớ trong tiết học.
Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi C3, C4, C5.
IV. Vận dung
C3: a. 175mA b.380mA
c. 1,250A d. 0,280A
C4: 2->a 4-> c
3 ->b
C5: Ampe kế được mắc trong sơ đồ a vì chốt (+) của ampe kế được mắc với cực (+) của nguồn điện.
IV. Củng cố. (5')
?Cường độ dòng điện là gì? Đơn vị cường độ dòng điện
?Nêu quy tắc sử dụng của ampe kế.
V. Dặn dò.(2')
Về nhà các em xem lại nội dung bài học, học thuộc phần ghi nhớ và làm bài tập 24.1 đến 24.4 ( SBT).
Đọc và chuẩn bị bài mới.
* Rút kinh nghiệm:......................................................................................................
***
File đính kèm:
- t28.doc