1. Kiến thức:
- Nhận biết được bóng tối, bóng nửa tối và giải thích.
- Giải thích được vì sao có hiện tượng nhật thực và hiện tượng nguyệt thực.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng được định luật truyền thẳng của ánh sáng để giải thích một số hiện tượng trong thực tế và hiểu được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng.
2 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1092 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 3 - Bài 3 - Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 3 BÀI 3 ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG
Ngày soạn: CỦA ÁNH SÁNG
Ngày dạy:
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nhận biết được bóng tối, bóng nửa tối và giải thích.
- Giải thích được vì sao có hiện tượng nhật thực và hiện tượng nguyệt thực.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng được định luật truyền thẳng của ánh sáng để giải thích một số hiện tượng trong thực tế và hiểu được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng.
3. Thái độ:
- Có ý thức hợp tác khi hoạt động nhóm.
II. PHƯƠNG PHÁP:
- Thí nghiệm, thảo luận nhóm.
III. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh:
- 1 đèn pin, 1 vật cản bằng bài dày, 1màn chắn, 1 hình vẽ nhật thực và nguyệt thực lớn
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp. kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng. Làm bài tập 2.1 ( Sbt).
- Làm bài tập 2.3 (Sbt).
3.Bài mới :
a. Đặt vấn đề:
Ban ngày trời nắng ta nhìn thấy bóng của cột đèn in rõ nét trên mặt đất. khi có một đám mây mỏng che khuất mặt trời thì bóng đó bị nhoè đi. Vì sao có sự biến đổi đó? Chúng ta sẽ tìm ra câu trả lời sau khi học bài: '' ứng dụng định luật...''
b. Triển khai bài:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Quan sát, hình thành khái niệm bóng tối, bóng nửa tối.
-Gv: Yêu cầu hs tiến hành TN như hình 3.1, quan sát hiện tượng để trả lời C1.
-Gọi hs hoàn thành phần nhận xét.
Gv: Tiếp tục hướng dẫn hs làm TN2 thay đèn pin bằng một cây to đốt cháy để tạo nguồn sáng rộng
Gv: Hãy chỉ ra điểm khác nhau về cách bố trí TN1 và 2?
Yêu cầu hs từ TN rút ra nhận xét
Hoạt động 2:Hình thành khái niệm nhật thực và nguyệt thực.
- Gv: Kẻ lên bảng để mô tả quỹ đạo chuyển động và giới thiệu quỹ đạo chuyển động của Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất.
- Gv thông báo: Khi Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất nằm trên cùng một đường thẳng và Mặt Trăng che khuất ánh sáng từ Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất thì xảy ra hiện tượng nhật thực.
- Vậy khi nào xảy ra hiện tượng nhật thực 1 phần? Khi nào xảy ra hiện tượng nhật thực toàn phần?
- Gv: Giới thiệu về hiện tượng nguyệt thực.
- Gọi hs trả lời C4.
- Vậy khi nào xảy ra hiện tượng nguyệt thực?
I. Bóng tối - Bóng nửa tối:
* Thí nghiệm 1.
-Hs: Hoạt động nhóm làm TN, trả lời C1.
* Nhận xét:
Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có một vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng tới gọi là bóng tối
* Thí nghiệm 2.
- Hs: Làm TN, quan sát rồi trả lời C2
- Hs: Trả lời
* Nhận xét :
- HS trả lời và ghi vở:
Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có vùng chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguờng sáng tới gọi là bóng nữa tối.
II. Nhật thực- Nguyệt thực
- Hs: Nghe phần giới thiệu của gv
a. Nhật thực:
- Hs: Đọc thông tin ở sgk và nghe gv giới thiệu, quan sát H3.3 để trả lời câu hỏi.
- Hs nắm được:
* Nhật thực toàn phần ( hay một phần) quan sát được ở chỗ có bóng tối ( hoặc bóng nửa tối) của Mặt Trăng trên Trái Đất.
b. Nguyệt thực:
- Hs: Kết hợp thông tin ở sgk và gv cung cấp để trả lời C4.
- Ghi vở nội dung:
* Nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất không được Mặt Trời chiếu sáng.
4. Củng cố:
- Hs trả lời C5, C6.
- Đọc phần " Có thể em chưa biết".
5. Dặn dò:
- Học bài, làm bài tập: 3.1 - 3.4 (SBT).
- Tìm hiểu trước bài mới " Định luật phản xạ ánh sáng".
-----------------------------------------------------
File đính kèm:
- Giao an vat ly 7(40).doc