Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 31 - Bài 26 : Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện

- Nêu được hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn bằng 0 khi không có dòng điện chạy qua bóng đèn.

- Hiểu được hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng lớn thì dòng điện qua đèn có cường độ càng lớn.

- Hiểu được mỗi dụng cụ điện sẽ hoạt động bình thường khi sử dụng với hiệu điện thế định mức có giá trị bằng số vôn ghi trên dụng cụ đó.

- Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện và vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn trong mạch điện kín.

 

doc2 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1017 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 31 - Bài 26 : Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 31 Ngày soạn : 6 / 4 / 2009 Ngày dạy : 7 / 4 / 2009 Bài 26 : HIỆU ĐIỆN THẾ GIỮA HAI ĐẦU DỤNG CỤ DÙNG ĐIỆN I. Mục tiêu : 1. Kiến thức : - Nêu được hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn bằng 0 khi không có dòng điện chạy qua bóng đèn. - Hiểu được hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng lớn thì dòng điện qua đèn có cường độ càng lớn. - Hiểu được mỗi dụng cụ điện sẽ hoạt động bình thường khi sử dụng với hiệu điện thế định mức có giá trị bằng số vôn ghi trên dụng cụ đó. - Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện và vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn trong mạch điện kín. 2. Kĩ năng : Đọc và ghi giá trị của dụng cụ đo, mắc mạch điện, so sánh và quan sát, suy luận. 3. Thái độ : Tuân thủ sự hướng dẫn, hợp tác trao đổi và trật tự nghiêm túc khi làm TN. II. Chuẩn bị : * Đối với mỗi nhóm HS : 2 pin có giá đựng, 1 vôn kế, 1 ampe kế, 1 bóng đèn pin có đế, 1 công tắc, 7 đoạn dây nối. III. Tổ chức hoạt động của học sinh : Hoạt động của HS Trợ giúp của GV Phần ghi bảng Hoạt động 1: (5 phút) Kiểm tra bài cũ và vào bài mới. - Lên bảng trả bài cũ theo câu hỏi mà GV đưa ra. - Nhận xét các câu trả lời của bạn. - Lắng nghe, suy nghĩ phần vào bài của GV. - Hiệu điện thế được tạo ra ở thiết bị điện nào? - Số vôn được ghi ở mỗi nguồn điện có ý nghĩa gì? - Đo hiệu điện thế bằng dụng cụ nào và đơn vị đo hiệu điện thế là gì? - Làm thế nào để đo hiệu điện thế giữa hai cực để hở của nguồn điện? - GV đặt vấn đề vào bài như SGK. Hoạt động 2: (5 phút) Làm thí nghiệm 1. - Các nhóm nhận dụng cụ TN. - Tiến hành TN 1 như SGK. - Quan sát số chỉ của vôn kế. - Nêu nhận xét về hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn khi chưa mắc vào mạch. - GV đề nghị HS tiến hành TN 1 để phát hiện xem giữa hai đầu bóng đèn có hiệu điện thế như giữa hai cực của nguồn điện hay không. - Kết quả TN cho thấy số chỉ của vôn kế như thế nào? - Cho HS nêu nhận xét. I. Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn : 1. Bóng đèn chưa được mắc vào mạch điện : a. Thí nghiệm 1 : V + - b. Nhận xét : Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn bằng không. Hoạt động 3: (15 phút) Làm thí nghiệm 2. - Lắng nghe thông báo của GV. - Các nhóm tiến hành TN 2 nhưyêu cầu của SGK. - Ghi các kết quả thu được vào bảng 1. - Đại diện nhóm thông báo kết quả cho GV. - Điền từ hoàn chỉnh vào câu C3. - Bổ sung, góp ý để hoàn chỉnh câu trả lời. - GV thông báo cho HS rằng bóng đèn cũng như mọi dụng cụ và thiết bị điện khác không tự nó tạo ra hiệu điện thế giữa hai đầu của nó. Để bóng đèn sáng ta phải mắc nó vào nguồn điện, nghĩa là phải đặt một hiệu điện thế vào hai đầu bóng đèn. - Đề nghị HS tiến hành TN 2 theo các bước như yêu cầu của SGK. - Kiểm tra hướng dẫn từng nhóm HS mắc mạch điện như yêu cầu đã nêu trong SGK. - Đề nghị các nhóm ghi kết quả TN vào bảng 1 của câu C2. - Từ kết quả của 2 TN trên, GV cho HS rút ra kết luận khi thực hiện C3. 2. Bóng đèn được mắc vào mạch điện : a. Thí nghiệm 2 : V + - b. Bảng 1 : SGK. c. Nhận xét : - Trong mạch điện kín, hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn tạo ra dòng điện chạy trong bóng đèn đó. - Đối với một bóng đèn nhất định, hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng lớn thì dòng điện chạy qua bóng đèn có cường độ càng lớn. Hoạt động 4: (5 phút) Tìm hiểu ý nghĩa của hiệu điện thế định mức. - Không. Đèn sẽ cháy. - Lắng nghe thông báo của GV. - Đọc và trả lời C4. - Có thể tăng mãi hiệu điện thế đặt vào hai đầu bóng đèn hay không? Tại sao? - GV lưu ý cho HS số vôn được ghi trên bóng đèn và thông báo cho HS ý nghĩa của số vôn đó và cho HS làm câu C4. d. Hiệu điện thế định mức : Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ dùng điện cho biết hiệu điện thế định mức để dụng cụ đó hoạt động bình thường. Hoạt động 5: (5 phút) Tìm hiểu sự tương tự giữa hiệu điện thế và sự chênh lệch mức nước. - Đọc và trả lời C5. - Thảo luận nhóm, điền từ thích hợp vào ô trống. GV cho các nhóm HS làm các phần a,b,c của câu C5. II. Sự tương tự giữa hiệu điện thế và sự chênh lệch mức nước: SGK. Hoạt động 6: (8 phút) Củng cố bài. - Từng cá nhân trả lời từng câu hỏi của GV. - Bổ sung, góp ý nếu cần. - Đọc và trả lời C6. - Đọc và trả lời C7. - Đọc và trả lời C8. - Ghi chép phần ghi nhớ vào vở. - Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn khi chưa mắc vào mạch là bao nhiêu? - Bóng đèn đang sáng, muốn nó sáng yếu hơn thì có thể làm như thế nào? - Một bóng đèn có ghi 6V. Hỏi có thể mắc bóng đèn này vào hiệu điện thế bao nhiêu để nó không bị hỏng? - GV cho HS làm các câu vận dụng C6, C7, C8 SGK. - Đề nghị HS ghi vào vở học các câu ghi nhớ trong khung. III. Vận dụng : C6 : C C7 : A C8 : C Hoạt động 7: (2 phút) Hướng dẫn về nhà. - Đọc phần có thể em chưa biết. - Chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành. - Cho HS tự đọc phần có thể em chưa biết. - Đề nghị HS chuẩn bị sẵn mẫu báo cáo thực hành đã cho ở cuối bài 27. IV. Rút kinh nghiệm:…………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docga7-30.doc