- Hs biết tiến hành TN để nghiên cứu đường đi của tia sáng phản xạ trên gương.
- Biết xác định tia tới tia phản xạ pháp tuyến góc tới, góc phản xạ trong mỗi TN.
- Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng.
- Biết ứng dụng định luật phản xạ ánh sáng để thay đổi hướng đi của tia sáng theo ý muốn.
3 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1103 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 4 - Định luật phản xạ ánh sáng (tiết 4), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 4 Định luật phản xạ ánh sáng
S:
G:
A- Mục tiêu:
- Hs biết tiến hành TN để nghiên cứu đường đi của tia sáng phản xạ trên gương.
- Biết xác định tia tới tia phản xạ pháp tuyến góc tới, góc phản xạ trong mỗi TN.
- Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng.
- Biết ứng dụng định luật phản xạ ánh sáng để thay đổi hướng đi của tia sáng theo ý muốn.
B Chuẩn bị:
- Đồ dùng:
+ Gv: Bảng phụ vẽ hình 4.3
+ Mỗi nhóm Hs: - 1 gương phẳng có giá đỡ thẳng đứng.
- 1 đèn pin có màn chắn đục lỗ để tạo ra tia sáng.
- 1 tờ giấy dán trên 1 tấm gỗ phẳng nằm ngang.
- 1 thước đo góc mỏng.
- Những điểm cần lưu ý:
+ Hs thành thạo sử dụng thước đo góc.
- Kiến thức bổ xung:
+ Lần đầu tiên Hs được làm quen với 1 định luật vật lý. Định luật được rút ra bằng cách làm TN nhiều lần, ở nhiều nơi với nhiều vật khác nhau.
C- Các hoạt động trên lớp:
I- ổn định tổ chức:
Sĩ số: . . . Vắng: . . .
II- Kiểm tra bài cũ:
Hs1 : Thế nào là bóng tối, nửa bóng tối?
Nhật thực toàn phần (1 phần); Nguyệt thực thường xảy ra khi nào?
Hs2 : Trả lời bài tập : 3.1; 3.2 (5 – SBT).
ĐVĐ :
Gv: Làm TN: Chiếu đèn pin lên tấm gương phẳng đặt trên bàn.
Hs : Quan sát thấy có 1 vệt sáng trên tường.
Gv : Muốn vệt sáng đến 1 điểm nào đó trên tường thì phải đặt đèn pin như thế nào? Muốn biết mối quan hệ giữa tia sáng đi từ đèn pin ra và tia sáng hắt lại trên gương như thế nào? -> Vào bài.
III- Bài mới:
Phương pháp
Nội dung
Gv: Phát gương phẳng cho các nhóm Hs.
- Các em hãy dùng gương soi và nói xem các em đã nhìn thấy những gì trong gương?
Gv: Thông báo: ảnh của vật tạo bởi gương.
- Các em hãy nhận xét xem mặt gương có đặc điểm gì?
Hs: Đọc – Trả lời C1.
Gv: Khi chiếu 1 tia sáng lên mặt 1 gương phẳng thì có hiện tượng gì xảy ra? -> II
Hs: Hoạt động nhóm làm TN theo hình 4.2: Chiếu 1 tia sáng lên mặt 1 gương phẳng.
- Quan sát hiện tượng – Chỉ ra tia tới và tia phản xạ.
- Hiện tượng phản xạ ánh sáng là hiện tượng như thế nào?
Hs: Đọc – Quan sát TN trả lời C2.
Gv: Làm TN: Gấp mặt tờ giấy theo đường pháp tuyến -> mặt phẳng thứ 2 gấp quay xuống dưới không hứng được tia phản xạ.
Hs: Phát biểu kết luận.
Hs: Đọc SGK tìm hiểu góc tới và góc phản xạ.
- Quan sát TN dự đoán độ lớn của góc phản xạ và góc tới có quan hệ như thế nào?
- Thay đổi góc tới =>Nhận xét góc phản xạ
Hs: Làm TN hình 4.2. Dùng thước đo góc để xác định giá trị của i’ khi cho i lần lượt bằng 600; 450; 300. Điền kết quả vào bảng.
=> Rút ra kết luận về mối quan hệ giữa góc tới và góc phản xạ.
Gv: Nếu làm TN tương tự với các môi trường trong suốt khác ta cũng có kết luận như trên. Kết luận đó có thể coi là 1 định lý.
Gv: Treo bảng phụ vẽ hình 4.3 giới thiệu.
- Gương phẳng G; Pháp tuyến IN vuông góc với G
Tia tới SI; I là điểm tới.
IR là tia phản xạ.
i là góc tới; i’ là góc phản xạ.
Hs: Vẽ tia phản xạ IR
a, Cho tia tới SI chiếu lên gương.
- Hãy vẽ tia phản xạ.
- Làm thế nào để vẽ được tia phản xạ?
(Vẽ tia pháp tuyến IN vuông góc với gương xác định i vẽ tia IR sao cho i’ = i)
I- Gương phẳng
- Quan sát:
- Hình của 1 vật quan sát được trên gương gọi là ảnh của vật tạo bởi gương.
- Gương phẳng có mặt gương là mặt phẳng nhẵn bóng.
C1: Vật nhẵn bóng, phẳng đều có thể là gương phẳng : mặt kính, mặt nước, tấm kim loại.
II- Định luật phản xạ ánh sáng.
- TN
- Chiếu 1 tia SI lên gương phẳng
SI gọi là tia tới
Gặp mặt gương tia sáng bị hắt lại là IR. IRgọi là tia phản xạ
Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng nào?
C2:
Tia phản xạ IR nằm trong mặt phẳng tờ giấy chứa tia tới
- Kết luận: Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến.
Phương của tia phản xạ quan hệ thế nào với phương của tia tới.
Gọi là góc tới
Gọi là góc phản xạ
Góc tới i
Góc phản xạ i’
600
450
300
- Kết luận: Góc phản xạ luôn luôn bằng góc tới.
Định luật phản xạ ánh sáng
Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới.
Góc phản xạ bằng góc tới.
Biểu diễn gương phẳng và các tia sáng trên hình vẽ.
III- Ghi nhớ và vận dụng
* Ghi nhớ :
* Vận dụng :
IV- Củng cố:
- Khái quát nội dung bài dạy.
- Hs làm bài tập 4.2 (6 – SBT). (Kết quả: A = 200).
V- Hướng dẫn học ở nhà:
- Học thuộc định lý; Nắm vững cách vẽ tia tới, tia phản xạ qua gương phẳng.
- Làm bài tập: 4.1; 4.2; 4.4 (6 –SBT).
- Đọc trước bài “ảnh của 1 vật tạo bởi gương phẳng”
D- Rút kinh nghiệm:
……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- T4.doc