Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 5 - 6: Dòng điện – Nguồn điện

Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách cọ xát.

 + Có 2 loại điện tích; sơ lược về cấu tạo nguyên tử.

 + Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.

 + Cấu tạo và tác dụng của nguồn điện.

+ Chất dẫn điện, chất cách điện; dòng điện trong kim loại.

 

doc5 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1697 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 5 - 6: Dòng điện – Nguồn điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 20/01/2008 SỰ NHIỄM ĐIỆN. CÁC LOẠI ĐIỆN TÍCH (tt). Tiết 5 - 6: III. Dòng điện – Nguồn điện I/. MỤC TIÊU: 1. Biết: + Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách cọ xát. + Có 2 loại điện tích; sơ lược về cấu tạo nguyên tử. + Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. + Cấu tạo và tác dụng của nguồn điện. + Chất dẫn điện, chất cách điện; dòng điện trong kim loại. 2. Hiểu: + Vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật khác. + Khi nào 2 vật nhiễm điện đẩy nhau, hút nhau; vật nhiễm điện (+), vật nhiễm điện (-). 3. Có kĩ năng vận dụng: + Vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng có liên quan. II/. CÁC TÀI LIỆU HỖ TRỢ: 1. Sách giáo khoa Vật Lý 7: Trang 48 à 57 : Bài 17 à 20 2. Sách bài tập Vật Lý 7: Trang 18 à 21 : Bài 17 à 20 3. Các bài tập khác: Sách hướng dẫn làm bài tập và ôn tập vật lý 7, Sách bài tập chọn lọc vật lý 7 , Bài tập trắc nghiệm vật lý 7… III/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Tiết 5: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 16ph Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh ôn tập kiến thức về dòng điện – nguồn điện: -> Giới thiệu: Như thế nào là mất điện, có điện. H?: Dòng điện là gì? H?: Làm thế nào để biết được có dòng điện đang chạy trong 1 thiết bị điện nào đó? -> Nhận xét, kết luận. H?: Nguồn điện có cấu tạo như thế nào? H?: Nguồn điện có tác dụng gì? H?: Kể tên một số nguồn điện? - Yêu cầu học sinh kể tên một số dụng cụ, thiết bị điện sử dụng nguồn điện là pin. -> Lưu ý học sinh : về dòng điện chạy trong mạch điện kín. H?: Ở nhiều xe đạp có một bộ phận là nguồn điện gọi là đinamô tạo ra dòng điện để thắp sáng đèn. Làm thế nào để đinamô hoạt động thắp sáng đèn? Hoạt động 1:Ôn tập kiến thức về dòng điện – nguồn điện: - Cá nhân chú ý lắng nghe. HSTB-Y: Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. HSK: Xem thử thiết bị điện có hoạt động hay không. - Cá nhân lắng nghe và ghi bài. HSTB: Gồm 2 cực: Cực (+) và cực (-). HSTB-K: Cung cấp dòng điện để các dụng cụ điện hoạt động. HSY: Pin, Aécquy, ổ lấy điện, máy phát điện, … HSTB-Y: Đèn pin, đồ chơi điện tử, đồng hồ điện tử, … - Cá nhân chú ý lắng nghe và ghi bài . HSK-G: Ấn vào lẫy để núm xoay của đinamô tì sát vào vành xe đạp, quay bánh xe đồng thời dây nối từ đèn tới đinamô không có chỗ hở. 1. Kiến thức: - Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. - Mỗi nguồn điện đều có 2 cực: Cực (+) và cực (-). Nguồn điện có khả năng cung cấp dòng điện để các dụng cụ điện hoạt động. - Dòng điện chạy trong mạch điện kín bao gồm các thiết bị điện được nối liền với 2 cực của nguồn điện bằng dây điện. 29ph Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh giải bài tập 19.1; 19.2; 19.3 SBT: - Yêu cầu học sinh đọc và trả lời bài 19.1 SBT. - Gọi đại diện nhóm trả lời . ® Tổ chức cho lớp nhận xét, thống nhất câu trả lời đúng. - Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân làm bài tập 19.2 SBT. - Gọi học sinh trả lời . ® Tổ chức cho lớp nhận xét, thống nhất câu trả lời đúng. - Treo bảng phụ hình 19.1 SBT và gọi 1 học sinh đọc đề bài 19.3 SBT. - Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm suy nghĩ trả lời 19.3. - Gọi đại diện nhóm trả lời . ® Tổ chức cho lớp nhận xét, thống nhất câu trả lời đúng. Hoạt động 2: Giải bài tập 19.1; 19.2; 19.3 SBT: HSY: Đọc đề . ® Cá nhân lắng nghe, suy nghĩ và thảo luận nhóm trả lời bài 19.1. - Đại diện nhóm trả lời. ® Nhóm khác nhận xét, thống nhất câu trả lời và ghi vở. - Cá nhân học sinh làm nhanh bài tập 19.2. HSTB: Trả lời. ® Lớp tham gia nhận xét, thống nhất câu trả lời và ghi vở. HSY: Đọc đề 19.3. - Hoạt động nhóm thảo luận trả lời bài tập 19.3. - Đại diện nhóm trả lời. ® Nhóm khác nhận xét, thống nhất câu trả lời và ghi vở. 2. Bài tập SBT: 19.1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống : a.… các điện tích dịch chuyển có hướng … b. … (+), (-) … c. … 2 cực của nguồn điện. 19.2: Đang có dòng điện chạy trọng vật dẫn nào dưới đây ? C. Đồng hồ dùng pin đang chạy. 19.3. a. - … máy bơm nước. - … dây dẫn điện. - … van nước. - … quạt điện. - … dòng nước. - … các điện tích dịch chuyển. b. … không có dòng điện. Tiết 6: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 34ph Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh giải bài tập thêm: - Lần lượt treo bảng phụ các bài tập và yêu cầu học sinh hoàn thành. 4 Bài tập1: Cho các từ và cụm từ: đèn điện, quạt điện, điện tích, dòng điện. Hãøy viết 3 câu, mỗi câu có sử dụng 2 trong số các tư, cụm từø đã cho. ® Tổ chức cho lớp nhận xét, thống nhất câu trả lời đúng. - Bài 19.4 trang 55 sách bài tập chọn lọc vật lý 7 , bài 19.9 trang 79 sách bài tập trắc nghiệm vật lý 7 ® Yêu cầu học sinh đọc đề và trả lời. ® Tổ chức cho lớp nhận xét thống nhất câu trả lời. 4Bài tập 2: Bật công tắc điện, bóng đèn sáng vì: A. Có dòng điện qua bóng đèn. B. Dòng electron chuyển qua dây tóc bóng đèn. C. Nguồn điện đã duy trì dòng điện làm bóng đèn sáng. D. Cả 3 câu đúng. ® Tổ chức cho lớp nhận xét, thống nhất câu trả lời đúng. 4 Bài tập 3: Hai quả cầu kim loại A và B . Lúc đầu A tích điện âm, B trung hòa về điện. Nếu dùng dây kim loại nối A với B thì có dòng điện chạy trên dây không? Cũng câu hỏi trên, nếu A mang điện tích dương. Sau đó A còn tích điện không? ® Tổ chức cho lớp nhận xét, thống nhất câu trả lời đúng. Hoạt động 1: Giải bài tập thêm: - Cá nhân lần lượt quan sát các bài tập và thực hiện theo yêu cầu của giáo viên . - Cá nhân suy nghĩ trả lời . HSTB: Đứng tại chỗ trả lời. ® Lớp tham gia nhận xét, thống nhất câu trả lời và ghi vở. - Cá nhân đọc đề suy nghĩ và trả lời . HSTB-K: Trả lời bài 19.4 trang 55 HSTB: Trả lời bài 19.9 trang 79 ® Lớp tham gia nhận xét thống nhất kết qủa . - Cá nhân suy nghĩ trả lời . HSK: Đứng tại chỗ trả lời (Có giải thích cách chọn ) ® Lớp tham gia nhận xét, thống nhất câu trả lời và ghi vở. - Cá nhân đọc đề ® Thảo luận nhóm thực hiện yêu cầu của giáo viên và cử đại diện trả lời . - Đại diện hai nhóm trả lời . ® Các nhóm lắng nghe và tham gia nhận xét, thống nhất câu trả lời ® ghi vở. 3. Bài tập bổ sung: Bài tập 1: - Đèn điện sáng khi có dòng điện chạy qua. - Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. - Quạt điện hoạt động khi có dòng các điện tích dịch chuyển có hướng chạy qua. Bài 19.4 trang 55. Tác dụng của nguồn điện là gì ? A. Cung cấp dòng điện lâu dài cho thiết bị sử dụng điện hoạt động . Bài 19.9 trang 79: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Mạch điện kín là mạch gồm các thiết bị điện nối kín hai đầu với nhau . Bài tập 2: Bật công tắc điện, bóng đèn sáng vì: D. Cả 3 câu đúng. Bài tập 3: Có. Trường hợp thứ 2 khi A mang điện tích (+) electron sẽ dịch chuyển từ B sang A. Sau đó A và B đều tích điện (+). Khi mật độ điện tích trên A và B như nhau, sự dịch chuyển electron từ B sang A dừng lại. 10ph Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh củng cố: H?: Dòng điện là gì? H?: Khi nào các thiết bị điện hoạt động? H:? Nêu tác dụng của nguồn điện? H?: Nêu 5 ứng dụng của dòng điện? H?: Kể 5 nguồn điện mà em biết ? - Cho lớp nhận xét, thống nhất các câu trả lời. -> Chốt lại các kiến thức Hoạt động 2: Củng cố : HSY: Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. HSTB-K: Khi có dòng điện chạy qua. HSTB: Nguồn điện có khả năng cung cấp dòng điện để các dụng cụ điện hoạt động. HSTB-K: Trả lời . HSTB-Y: Trả lời . - Lớp tham gia nhận xét, thống nhất từng câu trả lời. - Cá nhân chú ý lắng nghe và ghi nhớ. * Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (1 phút) Về nhà : + Học bài, xem lại các bài tập đã giải. + Xem trước bài 20 SGK vật lí 7 . IV – RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: Bổ sung bài tập cho học sinh lớp 7A3: Bài 1: Mắc một chiếc quạt vào mạch điện, khi nào quạt quay? Khi có dòng các electron dịch chuyển có hướng qua quạt . Khi trong quạt có các điện tích dương và âm dịch chuyển . Khi có dòng các hạt nhân nguyên tử dịch chuyển có hướng qua quạt . Cả A, B, c đều đúng . Bài 2: Hạt nào dịch chuyển có hướng tạo thành dòng điện? Điện tích dương . Nguyên tử. Điện tích âm . Cả A,B đều đúng . Bài 3: Dòng điện tồn tại trong trường hợp nào ? Mạch điện có dòng chuyển dời có hướng của các điện tích . Mạch điện bao gồm các thiết bị sử dụng điện . Mạch điện có dòng chuyển dời của các hạt nhân nguyên tử. Cả A,B,C đều đúng . Bài 4: Để có mạch điện kín, có 4 ý kiến sau, ý kiến nào đúng ? Mạch điện kín nhất thiết phải có công tắc điện. Mạch điện kín nhất thiết phải có pin . Mạch điện kín nhất thiết phải có nguồn điện và các thiết bị sử dụng điệnnối với nhau bằng dây dẫn. Cả A,B,C đều đúng . Bài 5: Khi xem xét một nguồn điện như pin hay ắcqui, điều mà ta cần quan tâm nhất là: Kích thước lớn hay nhỏ, hình thức có đẹp hay không . Giá tiền là bao nhiêu . Mới hay cũ . Khả năng cung cấp cho các thiết bị sử dụng điện một dòng điện mạnh hay yếu và trong thời gian bao lâu . Bài 6: Trong các vật nhiễm điện cũng có các điện tích chuyển động , tại sao không tạo ra dòng điện ? ( Điện tích trên vật nhiễm điện chuyển động hỗn loạn, không có hướng nên không tạo ra dòng điện) Bài 7: Tại sao ở xe máy người ta không dùng pin mà dùng ắc quy? ( Aéc quy cho dòng điện lớn hơn, lau dài hơn, khi hết có thể lại “nạp” điện vào và lại tiếp tục dùng được.) Bài 8: Tại sao người ta lại chế tạo ra các loại nguồn điện khác nhau ? (Nhiều nguồn điện khác nhau để phù hợp với từng mục đích sử dụng khác nhau ) -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • doctiet 5 - 6.doc