Bố trí được TN để nghiên cứu ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.
nêu được tính chất của ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.
Vẽ được ảnh của một vật đặt trước gương phẳng.
II.CHUẨN BỊ:
Đối với mỗi nhóm học sinh:
1 gương phẳng có giá đỡ thẳng đứng
14 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1111 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày9-10-2005
tiết5:ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
I.Mục tiêu:
Bố trí được TN để nghiên cứu ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.
nêu được tính chất của ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.
Vẽ được ảnh của một vật đặt trước gương phẳng.
II.chuẩn bị:
Đối với mỗi nhóm học sinh:
1 gương phẳng có giá đỡ thẳng đứng.
1 tấm kính màu trong suốt
2 viên phấn như nhau
1 tờ giấy trắng dán lên tấm gỗ phẳng.
III.Tổ chức hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I.ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
1.ảnh của một vật tạo b
ởi gương phẳng có hứng được trên màn không?
+Bố trí TN như H5.2
+Cho HS quan sát TN xem ảnh có hứng được trên màn không?
+Hướng dẫn HS làm câu hỏi C1
Kết luận1:
ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn gọi là ảnh ảo.
2.Độ lớn của ảnh có bằng độ lớn của vật không?
+Bố trí TN kiểm tra như H5.3
+Hướng dẫn các nhóm làm câu C2
Kết luận2:
Độ lớn của ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của vật
3.So sánh khoảng cách từ vật đến gương và khoảng cách từ ảnh đến gương.
+Hướng dẫn HS làm câu C3
Kết luận 3:
Điểm sáng và ảnh của nó tạo bởi gương phẳng cách nhau một khoảng như nhau
II.Giải thích sự tạo thành ảnh bởi gương phẳng.
Kêt luận4:
Ta nhìn thấy ảnh ảo S' vì các tia phản xạ lọt vào mắt có đường kéo dài đi qua ảnh S'
III.Vận dụng:
+Hướng dẫn HS giải câu C5 , C6
+Bố trí TN như H5.2
+Quan sát ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.
+Dùng màn chắn hứng ảnh.
+Các nhóm nhận xét và rút ra kết luận
+Bố trí TN như H5.3
+Các nhóm thảo luận và trả lời câu C2
+Rút ra kết luận
+Đo khoảng cách tử ảnh đến gương và từ vật đến gương.
+Làm câu C
+Rút ra kết luận.
+nhắc lại kết luận 4
+Làm câu hỏi C5, C6
Soạn ngày:10/10/2005
Tiết 6: thực hành:quan sát và vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
I.Mục tiêu:
+Quan sát thấy ảnh ảo tạo bởi gương phẳng.
+Vẽ được ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.
II.Chuẩn bị:
Mỗi nhóm học sinh.
+1 gương phẳng.
+1 Bút chì.
+1 thước chia độ.
+Mẫu báo cáo thí nghiệm.
III.Nội dung thực hành:
1.Xác định ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.
2.Xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng.
trường thcs châu can báo cáo thực hành
Môn: Vật lí 7
Tiết 6
Họ và tên:..........................................................Lớp.......................
I.Xác định ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
C1.
a.Đặt bút chì..................với gương phẳng.
Đặt bút chì..................với gương phẳng.
b.Vẽ hình 1 và hình 2 ứng với hai trường hợp
H1 H2
Hình1 Hình2
II.Xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng.
C2.
Dịch chuyển gương từ từ ra xa mắt , bề rộng vụng nhìn thấy của gương sẽ .......................
C3.
vẽ ảnh của hai điểm M,N vào hình 3(chú ý vẽ đúng vị trí của gương , mắt và các điểm M,N như hình 6.3)
-Không nhìn thấy điểm..................................vì........................................
-Nhìn thấy điểm.....................................vì................................................
soạn ngày12-10-2005
Tiết7:gương cầu lồi
I.Mục tiêu:
1.Nêu được những tính chất của ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi.
2.Nhận biết được vùng nhìn thấy của gương cầu lồi.
3.Giải thích được ứng dụng của gương cầu lồi.
II.Chuẩn bị.
Đối với mỗi nhóm học sinh:
+1gương cầu lồi.
+1 gương phẳng có cùng kích thước với gương cầu lồi.
+1 cây nến .
+1 bao diêm.
III.Tổ chức hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I.ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi.
+Bố trí TN như câu C1.
+Hướng dẫn HS trả lời:
ảnh đó có phải là ảnh ảo không? Vì sao?
Nhìn thấy ảnh lớn hơn hay nhỏ hơn vật?
+Hướng dẫn HS làm TN kiểm tra
Kết luận:
ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có những tính chất sau:
1.ảnh là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn.
2.ảnh nhỏ hơn vật.
II.Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi.
+Bố trí TN như Hình 7.1
+Cho HS so sánh bề rộng vùng nhìn thấy của hai gương (C2)
III.vận dụng.
+Hướng dẫn HS làm câu C3, C4
+Tiến hành làm TN theo nhóm
+Thảo luận nhóm và trả lời câu C1
+Tiến hành làm TN kiểm tra
+Thảo luận nhóm và rút ra kết luận
+Làm TN như hình 7.1
+So sánh bề rông vùng nhìn thấy của hai gương.
+Trả lời câu C3, C4
+Tự rút ra kết luận của bài
+Đọc phần ghi nhớ và mục có thể em chưa biết
soạn ngày15/10/2005
tiết8:gương cầu lõm
I.Mục tiêu:
1.Nhận biết được ảnh tạo bởi gương cầu lõm.
2.Nêu được những tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lõm.
3.Biết cách bố trí TN để quan sát ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm.
II.Chuẩn bị:
Đối với mỗi nhóm học sinh.
+1 gương cầu lõm có giá đỡ thẳng đứng;
+1 gương phẳng có bề ngang bằng đường kính của gương cầu lõm.
+1 viên phấn.
+1 màn chắn sáng có giá đỡ di chuyển được.
+1 đèn pin để tạo tia song song và phân kì.
III.Tổ chức hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I.ảnh tạo bởi gương cầu lõm.
+Bố trí TN như hình 8.1
+Cho HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi C1
+Hưóng dẫn HS làm TN 2 nêu kết quả so sánh.
Kết luận.
Đặt một vật gần sát gương cầu lõm, nhìn vào gương thấy ảnh ảo không hứng được trên màn chắn và lớn hơn vật
II.Sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm.
1.Đối với một chùm tia sáng song song
+Tiến hành TN như hình8.2
+Hướng dẫn HS trả lời câu C3
Kết luận
Chiếu một chùm tia tới song song lên gương cầu lõm, ta thu được một chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm ở trước gương.
+Cho HS trả lời câu C4
2.Đối với chùm tia tới phân kì.
+Làm TN như hình 8.4
+Cho HS thảo luận nhóm và trả lời câu C5
Kết luận
Đặt một nguồn sáng nhỏ S đặt trước gương cầu lõm ở một vị trí thích hợp, có thể cho một chùm tia phản xạ song song.
III.Vận dụng
+Cho HS tìm hiểu đèn pin và trả lời câu C6, C7
+Cho HS rút ra kết luận của bài
+Bố trí và tiến hành TN H8.1
+Thảo luận nhóm và trả lời câu C1
+Tiến hành TN kiểm tra và rut ra kết luận
+Từng HS ghi nhớ kết luận
+Tiến hành TN như H8.2
+Trả lời câu hỏi C3
+Trả lời câu hỏi C4
+Làm TN như hình 8.4
+Thảo luận mhóm
+Trả lời câu hỏi C5
+Tìm hiểu cấu tạo của đèn pin
+Trả lời câu C6. C7
soạn ngày20-10-2005
tiết 9:tổng kết chương quang học
I.mục tiêu.
1.Nhắc lại những kiến thức cơ bản có liên quan đến sự nhìn thấy vật sáng, sự truyền ánh sáng, sự phản xạ ánh sáng, tính chất của ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi và gương cầu lõm, cách vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng. So sánh với vùng nhìn thấy trong gương cầu lồi.
2.Luyện tập thểm về cách vẽ tia phản xạ trên gương phẳng và ảnh tạo bởi gương phẳng.
II.Chuẩn bị.
Yêu cầu HS chuẩn bị trước ở nhà các câu trả lời cho phần "Tự kiểm tra"
Vẽ sẵn lên bảng treo ô chữ ở H9.3SGK
III.Tổ chức hoạt động dạy học
HĐ1: Ôn lại kiến thức cơ bản.
+GV yêu cầu HS lần lượt trả lời những câu hỏi ở phần tự kiểm tra trước lớp và thảo luận khi thấy những chỗ cần uốn nắn.
+yêu cầu HS mô tả lại TN kiểm tra dự đoán về độ lớn của ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.
+Yêu cầu HS trả lời bố trí TN như thế nào để quan sát được ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm.
HĐ2: Luyện tập kĩ năng vẽ tia phản xạ, vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.
+HS lần lượt trả lời các câu C1,C2,C3
+GV gọi HS lên bảng vẽ thêm vào H9.1 và 9.2
HĐ3:Tổ chức trò trơi ô chữ
+Trả lời đúng mỗi hàng ngang được 2đ
+Trả lời được từ hàng dọc được 10đ
V
ậ
t
S
á
N
G
n
g
u
ồ
n
s
á
n
g
ả
n
h
ả
o
n
g
ô
i
s
a
o
p
h
á
p
t
u
y
ế
n
b
o
n
g
đ
e
n
g
ư
ơ
n
g
p
h
ẳ
n
g
soạn ngày 21/10/2005
tiết 10: kiểm tra 1 tiết.
I.Mục tiêu.
1.Nắm được kiến thức trong chương.
2.Yêu cầu làm bài trật tự nghiêm túc.
II.Đề bài.
I.Chọn câu trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây:
1.Khi nào mắt ta nhìn thấy một vật?
A.Khi mắt ta hướng vào vật.
B.Khi mắt ta phát ra những tia sáng hướng vào vật.
C.Khi cá ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta .
2.Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường nào?
A.Theo nhiều đường khác nhau.
B.Theo đường gấp khúc.
C.Theo đường thẳng.
D.Theo đường cong.
3.Mối quan hệ giữa góc tới và góc phản xạ khi tia sáng gặp tia phản xạ như thế nào?
A.Góc tới gấp đôi góc phản xạ.
B.Góc tới lớn hơn góc phản xạ.
C.Góc phản xạ bằng góc tới.
D.Góc phản xạ lớn hơn góc tới.
II.Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:
4.Trong nước nguyên chất ánh sáng truyền theo đường ....................
5.Khoảng cách từ một điểm trên vật đến gương phẳng đến gương phẳng bằng..................................từ ảnh của điểm đó tới gương.
6.Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi..................................Vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.
7.ảnh của một vật quan sát được trong gương cầu lõm..............................ảnh ảo của cùng vật đó quan sát được trong gương cầu lồi.
8.Cho một vật sáng AB đặt trước gương phẳng (Hình 1)
a.Hãy vẽ một tia phản xạ ứng với tia tới AI b.Vẽ ảnh A'B' của AB tạo bởi gương phẳng
B
A
soạn ngày 25/10/2005
Tiết 11: nguồn âm.
I.Mục tiêu.
1.Nêu được đặc điểm chung của nguồn âm.
2.Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp trong cuộc sống.
II.Chuẩn bị.
+1 sợi dây cao su mảnh:
+1 thìa và cốc thuỷ tinh:
+1 âm thoa và búa cao su
+1 ống nghiệm hoặc lọ nhỏ
+vài ba dải lá thuốc.
+Bộ dàn ống nghiệm.
III.Tổ chức hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
+Vào bài như SGK
I.Nhận biết nguồn âm.
+Hướng dẫn HS làm TN và trả lời câu C1
+Vật phát ra âm gọi là Nguồn âm
+Yêu cầu HS trả lời câu C2
II.Các nguồn âm có đặc điểm gì.
+Làm TN như H10.1
+GV gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả TN.
+Yêu cầu HS rút ra kết luận.
III>Vận dụng
+HS trả lời câu C1
+HS lấy VD về một số nguồn âm
+HS trả lời câu C3, C4, C5
+HS thảo luận và rút ra kết luận
Soạn ngày: 27/11/2005
Tiết 13: độ to của âm
I.Mục tiêu.
Nêu được mối liên hệ giữa biên độ và độ to của âm phát ra
Sử dụng được thuật ngữ âm to, âm nhỏ khi so sánh hai âm.
II.Chuẩn bị.
1 lá thép mỏng dài 20Cm
1 trống và dùi trống, 1 con lắc
III.Tổ chức hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1: Kiểm tra bài cũ và tạo tình huống học tập.
+Độ cao của âm phụ thuộc vào các yếu tố nào?
+Gọi một HS nam , một HS nữ lên hát.
HĐ2:Tìm hiểu về biên độ dao động và mối liên hệ giữa biên độ dao động và độ to của âm.
I.Âm to , âm nhỏ, biên độ dao động
TN1:
+GV hướng dẫn HS làm TN1 và trả lời câu hỏi C1
HĐ3: Tìm hiểu độ to của một số âm.
HĐ4: Vận dụng.
+GV hướng dẫn HS trả lời câu C4, C5, C6
Kết luận
*Biên độ dao động càng lớn âm phát ra càng to.
*Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben (dB).
+HS làm theo yêu cầu của GV
+HS tiến hành TN1 và trả lời câu hỏi C1, C2
+HS làm TN2 và trả lời câu hỏi C3
+HS tìm hiểu độ to của một số âm tínhbằng đêxiben
+HS thảo luận nhóm và trả lời câu C4, C5, C6
Soạn ngày:5/12/05
Tiết14: môi trường trường truyền âm
I.Mục tiêu.
Kể tên được một số môi trường truyền âm và không truyền được âm.
Nêu được một số TD về sự truyền âm trong các chất rắn, lỏng, khí
II.Chuẩn bị.
2 trống da, 1 que gõ và giá đỡ hai trống
1 bình to đựng nức đầy
1 nguồn âm có thể bỏ vào trong nước
III.Tổ chức hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1:Tổ chức tình huống học tập
+Âm dã truyền từ nguồn âm đến tai người như thế nào, qua những môi trường nào?
HĐ2:Môi trường truyền âm.
+GV làm TN cho HS quan sát và trả lời câu C1, C2
+GV tổ chức cho các nhóm mỗi nhóm 3 em làm TN
+GV làn thí nghiệm về âm truyền trong chất lỏng
+G mô tả TN đặt chuông điện trong bình thuỷ tinh kín, cho chuôn điện kêu rồi rút dần không khí trong bìmh ra.
+GV yêu cầu HS trả lời câu C6
+GV yêu câu HS rut ra kết luận
Kết luận
*Chất rắn, lỏng, khi là những môi trường có thể truyền âm, chân không không thể truyền âm.
*Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn chất lỏng, chất lỏng lớn hơn chất khí.
+HS nghe
I.Môi trường truyền âm
1.Sự truyền âm trong chất khí
+HS theo rõi thí nghiệm và trả lời câu C1,C2
2.Sự truyền âm trong chất rắn
+ Các nhóm HS làm TN và trả lời câu C3
3.Sự truyền âm trong chất lỏng
+HS quan sát và trả lời âm truyền đến tai qua những môi trường nào?(C3)
4.Âm có thể truyền được trong chân không hay không?
+HS nghe và trả lời câu C5 và điền từ thích hợp vào kết luận
5.Vân tốc truyền âm
+HS đọc bảng vận tốc truyến âm
II.Vận dụng.
+HS trả lời Câu C7-C10
Soạn ngày10/12/2005
Tiết15: phản xạ âm – tiếng vang
I.Mục tiêu.
Mô tả và giải thích được một số hiện tượng liên quan đến tiếng vang
Nhận biết được một số vật phản xạ âm tốt, phản xạ âm kém
Kể tên một số ứng dụng phản xạ âm.
II.Chuẩn bị.
Tranh vẽ phóng to hình 14.1
III.Tổ chức hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1:Tổ chức tình huống học tập
+vào bài như SGK
HĐ2:Tìm hiểu âm phản xạ và tiếng vang.
+Ta nghe được tiếng vang khi âm truyền đến vách đá dội lại đến tai chậm hơn âm truyền trực tiếp đến tai một khoảng thời gian ít nhất là 1/15 giây.
+Những vật cứng có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt.(hấp thụ âm kém)
HĐ3:Vận dụng
+Gọi HS rút ra kết luận:
*Âm gặp mặt chắn đều bị phản xạ nhiều hay ít .Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất 1/15 giây.
*Các vật mềm, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém.Các vật cứng
I.Âm phản xạ- tiếng vang.
+HS nghe và trả lời câu C1, C2, C3
+HS rút ra kết luận:
Có tiếng vang khi ta nghe thấy âm dội lại cách ân truyền trực tiếp một khoảng thời gian ít nhất là 12/15 giây.
II.Vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém.
+HS trả lời câu C4
III.Vận dụng.
+HS trả lời câu C5,C6,C7,C9
Soạn ngày10/12/05
Tiết16: chống ô nhiễm tiếng ồn
I.Mục tiêu.
Phân biệt được tiếng ồn và ô nhiễm tiếng ồn.
Đề ra được một số biệm pháp chống ô nhiễm tiếng ồn trong những trường hợp cụ thể.
Kể tên được một xố vật liệu cách âm.
II.Chuẩn bị.
Tranh phóng to H15.1,2,3
III.Tổ chức hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1: Tổ chức tình huống học tập:
+Như SGK
HĐ2: Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn.
+GV treo tranh vẽ H15.1
+Yêu cầu HS trả lời câu C1 và điền từ thích hợp vào kết luận.
+GV cho HS thảo luận nhóm và trả lời câu C2
HĐ3: Tìm hiểu biệm pháp chống ô nhiễm tiếng ồn
+Cho HS tìm hiểu thông tin trong SGK
+Hướng dẫn HS trả lời câu C3,C4
HĐ4: Vận dụng
Kết luận
*Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to, kéo dài, gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ…..
*Để trống ô nhiễm tiếng ồn cần làm giảm độ to của âm phát ra….
*Những vật liệu ding để làm giảm tiếng ồn gọi là những vật liệu cách âm.
I.Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn
+Quan sát tranh vẽ và trả lời câu C1,C2 và điền từ thích hợp vào kết luận.
II.Tìm hiểu biệm pháp trống ô nhiễm tiếng ồn
+Tìm hiểu thông tin trong SGK và trả lời câu C3,C4
III.vận dụng.
+Trả lời câu C5,C6
+Rút ra kết luận của bài
+Đọc mục có thể em chưa biết
Soạn ngày10/12/05
Tiết17: Tổng kết chương
I.Mục tiêu.
Ôn lại một số kiến thức liên quan đến âm thanh.
Luyện tập để chuẩn bị kiểm tracuối chương.
II.Chuẩn bị.
Yêu cầu HS ôn trước ở nhà
File đính kèm:
- giao an li 7truong chuanQG.doc