Hs biết bố trí TN để nghiên cứu ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.
- Nêu được tính chất của ảnh của 1 vật tạo bởi gương phẳn.
- Có kỹ năng vẽ ảnh của 1 vật đặt trước gương phẳng.
- Rèn luyện thái độ nghiêm túc khi nghiên cứu 1 hiện tượng nhìn thấy mà không cầm được.
B Chuẩn bị:
- Đồ dùng: Cho mỗi nhóm Hs:
3 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1146 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 5 - Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng (tiết 6), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 5 ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
Ngày soạn
Ngày giảng:
A- Mục tiêu:
- Hs biết bố trí TN để nghiên cứu ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.
- Nêu được tính chất của ảnh của 1 vật tạo bởi gương phẳn.
- Có kỹ năng vẽ ảnh của 1 vật đặt trước gương phẳng.
- Rèn luyện thái độ nghiêm túc khi nghiên cứu 1 hiện tượng nhìn thấy mà không cầm được.
B Chuẩn bị:
- Đồ dùng: Cho mỗi nhóm Hs:
+ Gương phẳng có giá đỡ.
+ 1 tấm kính màu trong suốt; 2 viên phấn (cây nến) như nhau.
+ 1 tờ giấy trắng dán trên tấm gỗ phẳng.
- Những điểm cần lưu ý :
- Kiến thức bổ xung :
+ ảnh thật là ảnh có thể hứng được trên màn chắn.
+ ảnh ảo là ảnh không hứng được trên màn chắn.
+ ảnh của vật tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo đối xứng với vật qua gương.
+ Có 2 cách vẽ tia phản xạ :
C1: Dựa vào định luật phản xạ ánh sáng.
C2: Dựa vào ảnh đã vẽ được qua gương phẳng: Các tia phản xạ trên gương đều có đường kéo dài qui đồng ở ảnh S’ -> tia phản xạ sẽ nằm trên đường thẳng S’I.
C- Các hoạt động trên lớp :
I- ổn định tổ chức :
Sĩ số: . . . Vắng: . . .
II- Kiểm tra bài cũ:
Hs1: Cho 1 tia tới SI chiếu lên 1 gương phẳng. Hãy vẽ tia phản xạ.
Hs2: Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng.
ĐVĐ :
Khi đứng trước gương phẳng ta nhìn thấy ảnh của ta trong gương. Khi đứng ở bờ ao ta nhìn thấy hình ảnh của ta lộn ngược dưới mặt nước. Tại sao lại như vậy? Vậy ảnh của vật tạo bởi gương phẳng có tính chất gì -> Vào bài.
III- Bài mới :
Hoạt động của học sinh và giáo viên
Nội dung
Hs: Quan sát hình vẽ 5.2 – nghiên cứu TN.
Gv: Phát đồ dùng cho các nhóm.
Hs: Làm TN theo hình vẽ 5.2 – quan sát ảnh của pin và viên phấn.
- Lưu ý Hs: Đặt gương thẳng đứng vuông góc với tờ giấy phẳng.
- Dự đoán: ảnh của vật có hứng được trên màn chắn không?
Hs: Đọc – làm TN trả lời C1. Từ đó phát biểu kết luận.
Gv: Chốt lại – Thông báo ảnh ảo.
- Các em hãy dự đoán độ lớn của ảnh so với vật?
- Dự đoán – so sánh khoảng cách từ ảnh đến gương với khoảng cách từ vật đến gương?
Hs: Làm TN kiểm tra theo hình vẽ 5.3
- Thay gương phẳng bằng tấm kính. Đọc làm TN theo C2 -> rút ra kết luận.
Gv: Khi đặt vật ra xa gương thì ảnh của vật cũng ra xa gương. Vậy khoảng cách từ vật đến gương và khoảng cách từ ảnh đến gương có liên quan như thế nào? -> 3,
Hs: Làm TN: Đặt gương vuông góc với tờ giấy kẻ ô vuông. Quan sát ảnh A’ của điểm A trên tờ giấy qua gương.
- So sánh khoảng cách từ điểm A đến gương với khoảng cách từ A’ đến gương -> rút ra kết luận.
Gv: Chốt lại I,
Gv: Treo bảng phụ hình vẽ 5.4
Hs: Quan sát hình vẽ - Đọc – Nghiên cứu C4.
- Vẽ ảnh S’ của S qua gương bằng cách vận dụng tính chất của ảnh.
(Từ S Kẻ SH vuông góc với gương kéo dài lấy S’ thuộc SH sao cho S’H = H S’)
- Vẽ tia phản xạ ứng với 2 tia SI và SK.
(Gv có thể hướng dẫn Hs vẽ theo 2 cách).
- Đánh dấu 1 vị trí đặt mắt để nhìn thấy ảnh S’ (điểm M).
- Giải thích vì sao ta nhìn thấy S’ mà không hứng được ảnh đó trên màn chắn?
Gv: Chốt lại II,
Gv: Vẽ hình 5.5 lên bảng.
Hs: Quan sát hình vẽ - Đọc C5 : Vẽ ảnh của mũi tên đặt trước gương phẳng.
Gv: áp dụng tính chất của ảnh qua gương phẳng để vẽ.
I- Tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng
- TN
ảnh của vật tạo bởi gương phẳng có hứng được trên màn chắn không?
C1:
- Kết luận: ảnh của 1 vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn gọi là ảnh ảo.
Độ lớn của ảnh có bằng độ lớn của vật không:
- TN
C2:
- Kết luận: Độ lớn của ảnh của 1 vật tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của vật.
So sánh khoảng cách từ 1 điểm của vật đến gương và khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.
- TN
- Kết luận: Điểm sáng và ảnh của nó tạo bởi gương phẳng cách gương 1 khoảng bằng nhau.
II- Giải thích sự tạo thành ảnh bởi gương phẳng.
C4:
* Kết luận: Ta nhìn thấy ảnh ảo S’ vì các tia phản xạ lọt vào mắt có đường kéo dài đi qua ảnh S’.
- ảnh của 1 vật là tập hợp ảnh của tất cả các điểm trên vật.
III- Vận dụng – ghi nhớ
* Ghi nhớ:
* Vận dụng:
C5:
C6:
IV- Củng cố :
- Nêu các tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng.
- Làm bài tập 5.2 (7 - SBT).
- Vẽ ảnh của S’tạo bởi gương theo 2 cách:
+ áp dụng tính chất của ảnh tạo bởi gương.
+ áp dụng định luật phản xạ ánh sáng.
V- Hướng dẫn học ở nhà :
- Học thuộc phần ghi nhớ – Làm bài tập: 5.1 -> 5.4 (7 – SBT).
- Đọc trước bài thực hành – Mỗi Hs kẻ sẵn mẫu báo cáo thực hành (19).
- Giờ sau thực hành.
D- Rút kinh nghiệm :
……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- T5.doc