1.Kiến thức: Luyện tập vẽ ảnh của một vật có hình dạng khác nhau đặt trước gương phẳng. Xác định được vùng nhìn thấy của gương phẳng. Tập quan sát được vùng nhìn thấy của gương ở mọi vị trí.
2.Kĩ năng: Biết nghiên cứu tài liệu. Biết bố trí thí nghiệm để rút ra kết luận.
3.Thái độ (Giáo dục): Giáo dục tính chính xác, khoa học.
3 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1206 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 6: Thực hành : Quan sát và vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng (tiết 4), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/9/2012
Ngày giảng : 26/9/2012
TIẾT 6: THỰC HÀNH : QUAN SÁT VÀ VẼ ẢNH
CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG
I: Mục tiêu:
1.Kiến thức: Luyện tập vẽ ảnh của một vật có hình dạng khác nhau đặt trước gương phẳng. Xác định được vùng nhìn thấy của gương phẳng. Tập quan sát được vùng nhìn thấy của gương ở mọi vị trí.
2.Kĩ năng: Biết nghiên cứu tài liệu. Biết bố trí thí nghiệm để rút ra kết luận.
3.Thái độ (Giáo dục): Giáo dục tính chính xác, khoa học.
II: Chuẩn bị:
1.GV : Một gương phẳng có giá đỡ, 1 cây bút chì, 1 thước đo độ, 1 thước thẳng
2.HS : Mỗi nhóm như trên, mỗi học sinh một mẫu báo cáo
III: Tiến trình giảng dạy
1)Ổn định lớp: Kiểm diện học sinh
2)Kiểm tra bài cũ:
- Nêu tính chất ảnh qua gương phẳng?(7 đ ).
Trả lời:
+Anh của vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn gọi là ảnh ảo.
+Lớn bằng vật.
+Khoảng cách từ 1 điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.
-Vẽ ảnh S’ của S tạo bởi gương phẳng? (3đ)
S R
Vẽ ss’ gương
H SH = HS’
Các tia phản xạ kéo dài đi qua ảnh S’
S¢
3) Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Giáo viên phân phối dụng cụ thí nghiệm theo các nhóm.
Hoạt động 2: Giáo viên nêu nội dung bài thực hành
-Yêu cầu HS đọc C1 trong SGK
+Các nhóm bố trí thí nghiệm như hình 6.1 trong sgk
- HS vẽ lại vị trí gương , bút chì và ảnh vào mẫu báo cáo ( mỗi HS viết 1 báo cáo )
Hoạt động 3: Xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng ( vùng quan sát ):
- Yêu cầu HS đọc C2 trong SGK.
*Vùng nhìn thấy là vùng quan sát được.
*Gv hướng dẫn, các nhóm tiến hành thí nghiệm
+ Vị trí người ngồi và vị trí gương cố định.
+ Mắt nhìn sang phải cho HS khác đánh dấu vùng nhìn thấy P.
+ Mắt nhìn sang trái cho HS khác đánh dấu vùng nhìn thấy Q.
- HS đọc C3 và tiến hành làm TN theo C3 SGK.
+ Để gương ra xa.
+ Đánh dấu vùng quan sát.
+ So sánh với vùng quan sát trước.
-Yêu cầu HS giải thích bằng hình vẽ
( vẽ hình )
- Giải thích câu C4 SGK, vẽ hình.
Chú ý:
-Xác định ảnh của N và M bằng tính chất đối xứng.
-Tia phản xạ tới mắt thì nhìn thấy ảnh.
I/Xác định ảnh của 1 vật tạo bởi gương phẳng:
1) Anh song song và cùng chiều với vật:
2) Anh cùng phương và ngược chiều vật.:
II/Xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng:
C2:
PQ là bề rộng vùng nhìn thấy của gương phẳng.
C3:
Vùng nhìn thấy của gương sẽ hẹp đi (giảm ).
C4:
- Ta nhìn thấy ảnh M’ của M khi có tia phản xạ trên gương vào mắt ở O có đường kéo dài đi qua M’.
- Vẽ M’ . Đường M’O cắt gương ở I. Vậy tia tới MI cho tia phản xạ IO truyền đến mắt. Ta nhìn thấy ảnh M’.
- Vẽ ảnh N’của N. Đường N’O không cắt mặt gương (điểm K ở ngoài gương), vậy không có tia phản xạ lọt vào mắt ta nên ta không nhìn thấy ảnh N’ của N.
( vẽ hình )
4)Củng cố và luyện tập:
- Thu bài báo cáo thí nghiệm của HS.
- Nhận xét thí nghiệm, thái độ, ý thức, tinh thần làm việc giữa các nhóm, thu dọn dụng cụ, kiểm tra dụng cụ.
- Vẽ lại H 6.1, H 6.3.
- Anh và vật đối xứng qua gương.
- Ta thấy được ảnh khi tia phản xạ truyền tới mắt.
5)Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Học bài: tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng.
- Xem trước bài: “Gương cầu lồi”: chuẩn bị một cây nến cho mỗi nhóm.
File đính kèm:
- tuan 6 tiet 6 TH ve anh tao boi GP.doc