+ Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách cọ xát.
+ Có 2 loại điện tích; sơ lược về cấu tạo nguyên tử.
+ Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
+ Cấu tạo và tác dụng của nguồn điện.
+ Chất dẫn điện, chất cách điện; dòng điện trong kim loại.
5 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 2188 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 7 - 8: Chất dẫn điện và chất cách điện. Dòng điện trong kim loại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 02/03/2008
SỰ NHIỄM ĐIỆN.
CÁC LOẠI ĐIỆN TÍCH (tt).
Tiết 7 - 8: IV. Chất dẫn điện và chất cách điện
Dòng điện trong kim loại
I/. MỤC TIÊU:
1. Biết:
+ Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách cọ xát.
+ Có 2 loại điện tích; sơ lược về cấu tạo nguyên tử.
+ Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
+ Cấu tạo và tác dụng của nguồn điện.
+ Chất dẫn điện, chất cách điện; dòng điện trong kim loại.
2. Hiểu:
+ Vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật khác.
+ Khi nào 2 vật nhiễm điện đẩy nhau, hút nhau; vật nhiễm điện (+), vật nhiễm điện (-).
3. Có kĩ năng vận dụng:
+ Vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng có liên quan.
II/. CÁC TÀI LIỆU HỖ TRỢ:
1. Sách giáo khoa Vật Lý 7:
Trang 48 à 57 : Bài 17 à 20
2. Sách bài tập Vật Lý 7:
Trang 18 à 21 : Bài 17 à 20
3. Các bài tập khác:
Sách hướng dẫn làm bài tập và ôn tập vật lý 7, Sách bài tập chọn lọc vật lý 7 , Bài tập trắc nghiệm
vật lý 7…
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 7:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
16ph
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh ôn tập kiến thức về chất dẫn điện, chất cách điên - dòng điện trong kim loại :
H?: Chất dẫn điện là gì?
H?: Chất cách điện là gì?
-> Nhận xét, kết luận ..
-> Giới thiệu vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện.
H?: Vật nào dưới đây là vật dẫn điện?
Thanh gỗ khô.
Một đoạn rụt bút chì.
Một đoạn dây nhựa.
Thanh thủy tinh.
H?: Trong nguyên tử hạt nào mang điện tích (+), hạt mang nào mang điện tích (-)?
-> Giới thiệu về electron tự do trong kim loại.
H?: Đặc điểm của dòng điện trong kim loại là gì?
-> Kết luận.
H?: Trong vật nào dưới đây không có các electron tự do?
A. Một đoạn dây thép.
B. Một đoạn dây đồng.
C. Một đoạn dây nhựa.
D. Một đoạn dây nhôm.
Hoạt động 1:Ôn tập kiến thức về chất dẫn điện, chất cách điên - dòng điện trong kim loại :
HSY: Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua.
HSY: Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua.
- Cá nhân lắng nghe và ghi vở.
- Cá nhân chú ý lắng nghe và ghi nhớ .
- Cá nhân quan sát đọc đề và suy nghĩ trả lời.
HSTB-Y: Trả lời : Đáp án B.
® Lớp tham gia nhận xét, thống nhất .
HSTB-K: Hạt nhân mang điện tích (+), các electron mang điện tích (-).
- Cá nhân chú ý lắng nghe và ghi nhớ .
HSK: Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng.
- Cá nhân chú ý lắng nghe và ghi nhớ .
- Cá nhân quan sát đọc đề và suy nghĩ trả lời.
HSTB: Trả lời : Đáp án C.
® Lớp tham gia nhận xét, thống nhất .
1. Kiến thức:
- Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua.
- Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua.
- Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng.
29ph
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh giải bài tập 20.1; 20.2 SBT:
- Yêu cầu học sinh đọc và trả lời bài 20.1 SBT.
- Gọi 1 học sinh lên bảng làm bài 20.1 SBT.
® Tổ chức cho lớp nhận xét, thống nhất câu trả lời đúng.
- Treo bảng phụ bài 20.2 SBT®Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm làm bài tập 20.2.
- Gọi đại diện nhóm trả lời .
® Tổ chức cho lớp nhận xét, thống nhất câu trả lời đúng.
Hoạt động 2: Giải bài tập 20.1; 20.2 SBT:
- Cá nhân quan sát đọc đề và suy nghĩ trả lời.
HSTB: Lên bảng làm bài tập.
® Lớp tham gia nhận xét, thống nhất .
- Cá nhân quan sát đọc đề ® Thảo luận nhóm hoàn thành bài 20.2 SBT và cử đại diện nhóm trả lời.
® Nhóm khác nhận xét, thống nhất câu trả lời và ghi vở.
2. Bài tập SBT:
20.1:
a. … vật dẫn điện.
b. … vật cách điện.
c. … electron tự do.
d. … chất dẫn điện.
20.2:
a. Hai lá nhôm nhiễm điêïn cùng loại và đẩy nhau.
b. Không có hiện tượng gì vì nhựa là vật cách điện nên các điện tích không thể dịch chuyển qua nó.
c. Hai lá nhôm ở quả cầu A cụp bớt lại, 2 lá nhôm ở quả cầu B xòe ra vì kim loại là vật dẫn điện nên các điện tích từ quả cầu A dịch chuyển qua quả cầu B làm 2 lá nhôm ở quả cầu b nhiễm diện cùng loại nên đẩy nhau.
Tiết 8:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
12ph
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh giải bài tập 20.1; 20.2 SBT:
- Lần lượt treo bảng phụ bài tập 20.3 và 20.4 SBT.
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài 20.3 SBT.
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ , thảo luận nhóm bài 20.3 SBT.
- Gọi đại diện nhóm trả lời .
® Tổ chức cho lớp nhận xét, thống nhất câu trả lời đúng.
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài 20.4.
- Yêu cầu học sinh hoàn thành bài tập .
- Gọi học sinh trả lời .
® Tổ chức cho lớp nhận xét, thống nhất câu trả lời đúng.
Hoạt động 1: Giải bài tập 20.1; 20.2 SBT:
- Cá nhân chú ý quan sát .
HSY: Đọc đề bài 20.3.
® Thảo luận nhóm hoàn thành bài 20.2 SBT và cử đại diện nhóm trả lời.
® Nhóm khác nhận xét, thống nhất câu trả lời và ghi vở.
HSY: Đọc đề bài 20.4.
- Cá nhân suy nghĩ và hoàn thành bài tập .
HSTB-K: Trả lời .
® Lớp tham gia nhận xét, thống nhất .
Bài tập SBT:
20.3: Dùng dây xích sắt để tránh xảy ra cháy nổ xăng. Vì khi ôtô chạy, ôtô cọ xát với không khí làm nhiễm điện những phần khác nhau của ôtô. Khi đó giữa các phần này dễ phát sinh tia lửa điện gây cháy nổ xăng. Nhờ dây xích sắt là vật dẫn điện nên các điện tích từ ôtô dịch chuyển xuống đất, loại trừ sự nhiễm điện mạnh.
20.4:
a. Vật dẫn điện.
b. Vật cách điện.
24ph
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh giải bài tập thêm:
- Lần lượt treo bảng phụ các bài tập và yêu cầu học sinh hoàn thành.
4 Bài tập: Vì sao các ổ lấy điện trong nhà thường làm bằng nhựa mà không làm bằng nhôm?.
® Tổ chức cho lớp nhận xét, thống nhất câu trả lời đúng.
- Bài 20.1 ; 20.2 trang 57 sách bài tập chọn lọc vật lý 7 , bài 20.11 trang 82 sách bài tập trắc nghiệm vật lý 7 ® Yêu cầu học sinh đọc đề và trả lời.
® Tổ chức cho lớp nhận xét thống nhất câu trả lời.
Hoạt động 2:
Giải bài tập thêm:
- Cá nhân lần lượt quan sát các bài tập và thực hiện theo yêu cầu của giáo viên .
- Cá nhân suy nghĩ trả lời .
HSTB: Đứng tại chỗ trả lời.
® Lớp tham gia nhận xét, thống nhất câu trả lời và ghi vở.
- Cá nhân đọc đề suy nghĩ và trả lời .
HSTB-K:
Trả lời bài 20.1 trang 57
(có giải thích cách chọn )
HSTB-Y:
Trả lời bài 20.2 trang 57
(có giải thích cách chọn )
HSTB:
Trả lời bài 20.11 trang 82
® Lớp tham gia nhận xét thống nhất kết qủa .
3. Bài tập bổ sung:
Bài tập:
Vì nhựa là chất cách điện, không cho dòng điện chạy qua nên đảm bảo an toàn cho người sử dụng khi chạm vào vỏ ổ lấy điện.
Bài 20.1 trang 57.
Vật như thế nào là vật dẫn điện ?
D. Cả A, B, C đều đúng .
Bài 20.2 trang 57.
Vật như thế nào là vật cách điện ?
A. Vật không cho dòng điện đi qua.
Bài 20.11 trang 82:
Dòng điện trong kim loại là :
C. dòng các electron chuyển dời từ cực âm sang cực dương của nguồn điện ngược với chiều qui ước của dòng điện .
8ph
Hoạt động 3:
Hướng dẫn học sinh củng cố:
H?: Thế nào là chất dẫn điện?
H?: Thế nào là chất cách điện?
H?: Nêu đặc điểm của dòng điện trong kim loại?
H?: Kể tên 5 chất dẫn điện thường dùng ?
H?: Kể tên 5 chất cách điện thường dùng ?
- Cho lớp nhận xét, thống nhất các câu trả lời.
-> Chốt lại các kiến thức .
Hoạt động 3: Củng cố :
HSY: Trả lời .
HSY: Trả lời .
HSTB-K: Trả lời .
HSTB: Trả lời
HSTB-Y: Trả lời
- Lớp tham gia nhận xét, thống nhất từng câu trả lời.
- Cá nhân chú ý lắng nghe và ghi nhớ.
* Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (1 phút)
Về nhà : + Học bài, xem lại các bài tập đã giải.
+ Ôn tập lại các nội dung đã học của chủ đề 1 , tiết sau ôn tập .
IV – RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Bổ sung bài tập cho học sinh lớp 7A3:
Bài 1: Vì sao trong dây kim loại nối với hai cực của nguồn , electron dịch chuyển từ cực âm sang cực
dương?
Vì electron bị điện tích ở cực âm của nguồn đẩy .
Vì electron bị điện tích ở cực dương của nguồn hút.
Cả A,B đều đúng .
Cả A, B đều sai .
Bài 2: Trong kim loại điện tích nào dễ dịch chuyển?
Hạt nhân nguyên tử .
Electron tự do .
Electron trong nguyên tử .
Không có điện tích nào .
Bài 3: Vì sao người ta thường dùng đồng làm lõi dây dẫn điện mà không dùng bạc ?
Vì đồng rẻ hơn bạc .
Vì đồng có màu sắc đẹp hơn bạc.
Vì đồng dẫn điện tốt hơn bạc.
Vì cả 3 lí do trên .
Bài 4: Trong kim loại electron tự do là những electron … ?
quay xung quanh hạt nhân .
chuyển động được từ vị trí này đến vị trí khác .
thoát ra khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong kim loại.
chuyển động có hướng .
Bài 5: Giải thích vì sao kim loại là vật dẫn điện tốt ?
( Kim loại dẫn điện tốt vì ở điều kiện bình thường kim loại có sẵn các electron tự do dễ dàng dịch chuyển)
Bài 6: Giữa các vật nhiễm điện trái dấu thường xảy ra hiện tượng phóng điện , xuất hiện các tia lửa điện.
Trên cơ sở đó hãy giải thích hiện tượng sấm , chớp?
( Trong không gian có những đám mây mang điện tích dương và đám mây mang điện tích âm thì giữa chúng có thể xảy ra sự phóng điện. Môi trường dẫn điện ở đây là không khí có độ ẩm cao (thường là trước cơn mưa) . khi đó ta quan sát được các tia lửa điện mà ta quen gọi là chớp, đồng thời lớp không khi xung quanh tia chớp bị nóng lên, giãn nở đột ngột gây nên tiếng nổ mà ta quen gọi là sấm ) .
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- tiet 7-8.doc