Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 10 - Tiết 10 - Kiểm tra chương 1

MỤC TIÊU:

 Kiểm tra việc nắm kiến thức của HS ở chương I ( Phần quang học).

 Nắm được việc vận dụng kiến thức của HS vào bài tập như thế nào.

II-KẾ HOẠCH KIỂM TRA

doc3 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1212 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 10 - Tiết 10 - Kiểm tra chương 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT:10 NGÀY SOẠN: TUẦN:10 NGÀY DẠY: 24 / 10 / 07 BÀI: Kiểm tra chương 1 I-MỤC TIÊU: Kiểm tra việc nắm kiến thức của HS ở chương I ( Phần quang học). Nắm được việc vận dụng kiến thức của HS vào bài tập như thế nào. II-KẾ HOẠCH KIỂM TRA: CHỦ ĐỀ KIỂM TRA NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG TỔNG KQ TL KQ TL KQ TL 1- Nhận biết ánh sáng- Nguồn sáng. 1 0,5 1 0,5 2 1 2- Sự truyền thẳng của ánh sáng. 1 0,5 2 1,0 3 1,5 3- Định luật phản xạ ánh sáng. 2 1,0 2 0,75 4 1,75 4- Tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng. 1 0,5 2 1,0 1 0,5 2 0,75 6 2,75 5- Gương cầu lồi. 1 0,5 1 0,5 2 1 6- Gương cầu lõm. 1 0,5 1 0,5 1 1,0 3 2 III- ĐỀ KIỂM TRA: I- Chọn câu trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây: ( Mỗi câu 0,5đ) 1/ Khi nào mắt ta nhìn thấy một vật: Khi mắt ta hướng vào vật. Khi mắt ta phát ra những tia sáng đến vật. Khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta. Khi giữa vật và mắt không có khoảng tối. 2/ Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường nào? Theo nhiều đường khác nhau. Theo đường gấp khúc. Theo đường thẳng. Theo đường cong. 3/ Tia phản xạ trên gương phẳng nằm trong cùng mặt phẳng với: Tia tới và đường vuông góc với tia tới. Tia tới và đường pháp tuyến với gương. Đường pháp tuyến với gương và đường vuông góc với tia tới. Tia tới và đường pháp tuyến của gương tại điểm tới. 4/ Mối quan hệ giữa góc tới và góc phản xạkhi tia sáng gặp gương phẳng như thế nào? Góc tới gấp đôi góc phản xạ. Góc tới lớn hơn góc phản xạ. Góc phản xạ bằng góc tới. Góc phản xạ lớn hơn góc tới. 5/ Aûnh của một vật tạo bởi gương phẳng: Lớn hơn vật. Bằng vật. Nhỏ hơn vật. Gấp đôi vật. 6/ Aûnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi: Nhỏ hơn vật . Lớn hơn vật. Bằng vật. Gấp đôi vật. 7/ Aûnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm: Nhỏ hơn vật. Bằng vật. Lớn hơn vật. Bằng nửa vật. 8/ Vùng nhìn thấy của gương phẳng như thế nào với vùng nhìn thấy của gương cầu lồi có cùng kích thước? Vùng nhìn thấy ở gương phẳng lớn hơn. Vùng nhìn thấy ở gương cầu lồi lớn hơn. Vùng nhìn thấy ở hai gương bằng nhau. Không so sánh được. 9/ Cùng một vật lần lượt đặt trước ba gương, cách ba gương cùng một khoảng , gương nào tạo được ảnh ảo lớn nhất? Gương phẳng. Gương cầu lõm. Gương cầu lồi. Không có gương nào cho ảnh ảo lớn nhất. 10/ Khi có hiện tượng nguyệt thực thì: Trái Đất bị Mặt Trời che khuất. Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất. Mặt Trăng không phản xạ ánh sáng nữa. Mặt Trời ngừng không chiếu sáng Mặt Trăng nữa. II- Điền từ thích hợp vào ô trống: 11/ Trong thuỷ tinh trong suốt, ánh sáng truyền đi theo đường. . . . . . . . . . 12/ Ta nhìn thấy một vật khi có . . . . . . . . . . . . . . từ vật đến mắt ta. 13/ Aûnh ảo của một vật tạo bởi các gương có thể nhìn thấy nhưng không thể. . . . . . . . . . . . .trên màn chắn. 14/ Gương . . . . . . . . . . có thể cho ảnh . . . . . . lớn hơn vật, không hứng được trên màn chắn. 15/ Aûnh ảo của một vật nhìn thấy trong gương cầu lõm . . . . . . . . . . . . . . ảnh ảo của vật đo ùnhìn thấy trong gương phẳng. III- Bài tập: 16/ Cho hai điểm sáng S1 và S2 trước gương như hình vẽ: Vẽ ảnh của S1 và S2 qua gương. Vẽ chùm tia tới lớn nhất xuất phát từ S1, S2 qua gương. Vẽ chùm tia phản xạ tương ứng với chùm tia tới đó. Gạch chéo vùng đặt mắt có thể nhìn thấy cả hai ảnh của S1 và S2. 17/ Hãy giải thích vì sao có thể dùng gương cầu lõm để tập trung ánh sáng mặt trời để nung nóng vật ( hoặc có thể đốt cháy những vật như giấy mỏng. . . ). IV-ĐÁP ÁN: I- Câu trả lời đúng (0,5đ): 1C, 2C, 3D, 4C, 5B, 6A, 7C, 8B, 9B, 10B II- Điền từ: 11/ đường thẳng (0,5đ) 12/ ánh sáng (0,5đ) 13/ hứng được (0,5đ) 14/ cầu lõm ; ảo ( 0,5đ) 15 lớn hơn (0,5đ) III- Bài tập: 16/ (1,5đ) S’1 S’2 17/ Chùm tia sáng tới từ Mặt Trời là chùm song song qua gương cầu lõm sẽ phản xạ lại chùm hội tụ trước gương. Nếu đặt vật tại điểm hội tụ ánh sáng này thì vật sẽ nóng lên ( hoặc vật sẽ bị đốt cháy).

File đính kèm:

  • docTiet 10.doc