1. Kiến thức:
- Nêu được đặc điểm chung của các nguồn âm.
- Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp trong cuộc sống.
2. Kĩ năng:
Quan sát thí nghiệm kiểm chứng để rút ra đặc điểm của nguồn âm là dao động.
3. Thái độ: yêu thích môn học.
4 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1271 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 11 - Tiết 11 - Nguồn âm (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 Ngày 9/11/04
CHƯƠNG II: ÂM HỌC
Tiết 11 NGUỒN ÂM
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Nêu được đặc điểm chung của các nguồn âm.
Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp trong cuộc sống.
2. Kĩ năng:
Quan sát thí nghiệm kiểm chứng để rút ra đặc điểm của nguồn âm là dao động.
3. Thái độ: yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ
GV: -Oáng nghiệm hoặc lọ nhỏ (lọ pênixilin)
-Bộ đàn ống nghiệm gồm 7 ống nghiệm đã được đổ nước đến các mực khác nhau.
-1 cốc không; 1cốc có nước.
HS: mỗi nhómHS:
-1 sợi dây chun mảnh;
-1 cốc thuỷ tinh có thành mỏng;
1dùi và 1 trống;
1 âm thoa và một búa cao su;
1 tờ giấy; vài ba dải lá chuối; một ít giấy vụn hoặc cát khô.
III. THIẾT KẾ HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC
TL
THẦY
TRÒ
GHI BẢNG
5
10
20
5
3
Hoạt động 1: Giới thiệu chương và bài mới
- chúng ta vẫn thường nói chuyện với nhau, lắng những âm thanh phát ra như tiếng đàn du dương, tiếng chim hót líu lo, tiếng cười nói vui vẻ, tiếng ồn ào ngoài đường phố. Vậy âm thanh được tạo ra như thế nào? Những vật phát ra âm có chung đặc điểm gì? Khi nào thì vật phát ra âm trầm, khi nào thì vật phát ra âm bổng ? Aâm truyền qua được những môi trường nào? Chống ô nhiễm tiếng ồn như thế nào? Chương II Aâm học sẽ giúp chúng ta tìm hiểu những vấn đề này. Bài học đầu tiên của chương âm học sẽ tìm hiểu về nguồn âm.
Hoạt động 2: Nhận biết nguồn âm
- Vật phát ra âm gọi chung là nguồn âm. Em hãy kể tên một số âm thường nghe được và cho biết các âm này phát ra từ đâu.
HS có thể đưa ra nhiều âm khác nhau, nhưng có thể chưa nêu được chính xác âm phát ra từ đâu ( chẳng hạn như âm do người hoặc các con vật phát ra, do thổi sáo,….), GV không nhận xét , bình luận.
Đặt vấn đề nghiên cứu tiếp theo: Chúng ta sẽ tìm hiểu xem khi phát ra âm các vật có chung đặc điểm gì.
Hoạt động 3: Nghiên cứu đặc điểm của nguồn âm
1. Yêu cầu HS làm thí nghiệm bật sợi dây cao su theo nhóm, hướng dẫn HS quan sát dây cao su và lắng nghe âm phát ra để trả lời câu hỏi C3.
- Vị trí cân bằng của dây cao su là gì?
Giới thiệu sơ bộ về dao động: Sự rung động(chuyển động) qua lại vị trí cân bằng ban đầu còn gọi là dao động.
2. Hướng dẫn HS làm thí nghiệm (theo nhóm), gõ búa cao su vào thành cốc thuỷ tinh mỏng, nghe được âm phát ra sau khi đã gõ. Sau đó yêu cầu HS xác định vật phát ra âm, dự đoán xem vật đó có dao động không và đưa ra phương án thí nghiệm để khẳng định dự đoán của mình.
(Có thể thay bằng TN gõ trống)
3. Làm TN gõ âm thoa trước toàn lớp và yêu cầu HS thảo luận nhóm để đề ra phương án kiểm tra xem khi phát ra âm thì âm thoa có dao động không.
- GV có thể thực hiện trước toàn lớp một số phương án TN kiểm chứng do HS (hoặc GV đưa ra).
4. Yêu cầu HS thảo luận toàn lớp để rút ra kết luận, chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong phần kết luận của SGK.
Sau khi đã thống nhất toàn lớp, yêu cầu HS ghi vào vở phần kết luận .
Hoạt động 4: Vận dụng
- Yêu cầu một vài HS nhắc lại phần ghi nhớ và làm các bài tập của phần vận dụng.
Yêu cầu HS đọc phần Có thể em chưa biết. Sau đó hướng dẫn HS tìm hiểu vật hoặc các bộ phận nào dao động phát ra âm.
GV thông báo thêm: Các dây âm thanh trong họng dao động làm cho không khí trong họng dao động phát ra âm.
Nếu có điều kiện thì dùng một số nhạc cụ thật,lá chuối, lọ nhỏ, ống nghiệm hoặc chai đựng nước để minh hoạ và cho HS làm từng câu C6,7,8,9.
Có thể đặt thêm câu hỏi sau câu trả lời này như sau: “Làm thế nào để khẳng định là cả ống nghiệm và nước trong ống nghiệm ở câu C9a) phát ra âm?”
Hoạt động 5: Tổng kết bài học
Yêu cầu HS tự đọc phần ghi nhớ.
Gọi một số HS trả lời các câu hỏi:
a)Các nguồn phát ra âm đều có đặc điểm gì chung ?
b) làm thế nào để nhận biết là vật phát ra âm dao động?
Phát biểu chung ở lớp:
-Tiếng chim hót,gà gáy,….phát ra từ họng các con vật.
-Tiếng nói chuyện, tiếng cười đùa, la hét,….phát ra từ họng của người.
-Tiếng nhạc phát ra từ dây đàn ghi ta,tiếng sáo phát ra từ cây sáo,….
-tiếng trống phát ra từ mặt trống ….
-C3:Dây cao su rung động( dao động, chuyển động qua lại,…) và âm phát ra.
-Vị trí cân bằng của dây cao su là vị trí đứng yên, nằm trên đường thẳng.
- Làm TN và thảo luận nhóm.
+ Treo con lắc bấc sát thành cốc. Khi gõ vào thành cốc, thành cốc rung động làm cho con lắc bấc dao động…
C4: Trống phát ra âm, mặt trống có rung động.
*Thảo luận chung ở lớp:
- Đặt con lắc bấc sát một nhánh của âm thoa khi âm thoa phát ra âm thanh.
- Dùng tay giữ chặt hai nhánh của âm thoa thì không nghe thấy âm phát ra nữa.
-C5: Aâm thoa có dao động.
- Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong phần kết luận và ghi kết luận đó vào vở.
-Không khí trong họng của người dao động phát ra âm.
- Các dây đàn ghita, pianô dao động phát ra âm.
- Đầu lá chuối của kèn lá dao động phát ra âm.
- Viên sỏi trong cái còi va đập và không khí trong còi dao động phát ra âm.
-C8: Có thể kiểm tra sự dao động của cột không khí trong lọ bằng cách dán vài tua giấy mỏng ở mệng lọ, sẽ thấy tua giấy rung rung.
-C9: Oáng nghiệm và nước trong ống nghiệm dao động phát ra âm.
- Aâm nghe được khi gõ vào thành ống nghiệm chưa có nước khác so với âm nghe được khi gõ vào thành ống nghiệm đã đổ nước.
- HS đọc phần ghi nhớ SGK.
- Các vật phát ra âm đều dao động.
-Sờ tay vào vật thấy rung động, rắc cát lên vật thấy các hạt cát nảy lên
Chương II
ÂM HỌC
Tiết 11:
Nguồn âm
I. Nhận biết nguồn âm:
-Vật phát ra âm gọi là nguồn âm.
II. Các nguồn âm có chung đặc điểm gì?
Thí nghiệm 1:
H10.1 SGK
Thí nghiệm 2:
H10.2 sgk
Kết luận:
Khi phát ra âm các vật đều dao động.
III. VẬN DỤNG
C6: tờ giấy, đầu nhỏ kèn lá chuối dao động.
C7: Dây đàn ghita, dây đàn bầu, cột không khí trong sáo…
C9: a) Oáng nghiệm và nước trong ống nghiệm dao động.
b) Oáng có nhiều nước nhất phát ra âm trầm nhất, ống có ít nước nhất phát ra âm bổng nhất.
c) Cột không khí trong ống dao động.
d) Oáng có ít nước nhất phát ra âm trầm nhất, ống có nhiều nước nhất phát ra âm bổng nhất
4.Dặn dò:(2phút)
Học bài và làm bài tập 10.1 – 10.5 SBT tr.10;11
Xem trước bài 11: Độ cao của âm.
File đính kèm:
- T11.DOC