Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 13 - Tiết 13 - Bài 12 - Độ to của âm (tiết 7)

I. MỤC TIÊU

- Nêu được mối liên hệ giữa biên độ và độ to của âm phát ra.

- Sử dụng được thuật ngữ âm to, âm nhỏ khi so sánh hai âm.

II. CHUẨN BỊ

Đối với mỗi nhóm HS:

- 1thước đàn hồi hoặc lá 1 lá thép mỏng dài khoảng 20-30cm được vít chặt vào hộp gỗ rỗng như ở H12.1sgk.

- 1cái trống và dùi gỗ.

 

doc5 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1078 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 13 - Tiết 13 - Bài 12 - Độ to của âm (tiết 7), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13 Ngày 23/11/04 Tiết 13 Bài 12 Độ to của âm I. MỤC TIÊU Nêu được mối liên hệ giữa biên độ và độ to của âm phát ra. Sử dụng được thuật ngữ âm to, âm nhỏ khi so sánh hai âm. II. CHUẨN BỊ Đối với mỗi nhóm HS: 1thước đàn hồi hoặc lá 1 lá thép mỏng dài khoảng 20-30cm được vít chặt vào hộp gỗ rỗng như ở H12.1sgk. 1cái trống và dùi gỗ. 1 con lắc bấc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC ôån định lớp KTBC(5phút) Em hãy cho biết khi nào thì âm phát ra cao, khi nào thì âm phát ra thấp? ( khi vật dao động nhanh hoặc tần số dao động lớn thì âm phát ra cao và ngược lại.) -Tần số là gì? Đơn vị của tần số? Tai người nghe được âm trong khoảng tần số là bao nhiêu? Bài mới: TL THẦY TRÒ GHI BẢNG 5 HĐ 1: Tổ chức tình huống học tập: GV có thể tạo ra hai âm to và nhỏ bằng cách gọi 1 HS nam và 1 HS nữ lên hát. Sau đó, yêu cầu HS cả lớp xác định ai hát cao, ai hát thấp, ai hát to, ai hát nhỏ. Bài học hôm nay giúp chúng ta biết khi nào thì âm phát ra to, khi nào thì âm phát ra nhỏ? -1 HS thay mặt cả lớp xác định bạn nữ hát cao, bạn nam hát thấp, bạn nam hát to, bạn nữ hát nhỏ. Bài 12: Độ to của âm 17 HĐ 2: Tìm hiểu về biên độ dao động và mối quan hệ giữa biên độ dao động, dao động mạnh hay yếu và độ to của âm phát ra. -Yêu cầu HS tự đọc tr.34,35-mục I của SGK để nắm được toàn bộ hai TN: các dụng cụ, cách làm từng TN và các câu hỏi tương ứng với từng TN. GV kiểm tra thu thập thông tin của HS sau khi đọc SGK: + TN gồm dụng cụ gì? +Tiến hành TN như thế nào? - Qua TN, yêu cầu HS hoàn thành bảng 1 (tr. 34- SGK) -Hướng dẫn HS thảo luận kết quả bảng 1, ghi vào vở. GV thông báo về biên độ dao động. -Yêu cầu HS làm việc cá nhân hoàn thành câu C2. -Kiểm tra khoảng 3 HS ở các đối tượng trả lời câu C2. -Bằng 1 chiếc trống và 1 quả bóng treo trên sợi dây, các em hãy nêu phương án làm TN để kiểm tra nhận xét trên. - Dựa vào phần trình bày của HS, GV sửa chữa hoặc nhắc lại phương án TN, yêu cầu HS làm TN kiểm chứng. - Biên độ quả bóng lớn, nhỏ mặt trống dao động như thế nào? - Yêu cầu HS hoàn thành câu hỏi C3. - GV yêu cầu khoảng 3 HS trả lời câu hỏi(chú ý HS yếu). -Qua các TN, yêu cầu HS tự hoàn thành kết luận tr.35. -Chuyển ý: Đơn vị đo độ to của âm là gì? -Cá nhân HS nghiên cứu SGK. -Các nhóm chuẩn bị dụng cụ TN và tiến hành TN, lưu ý tất cả các HS trong nhóm đều phải tham gia làm TN. - Quan sát và lắng nghe âm phát ra. -Cá nhân HS hoàn thành bảng 1. + Nâng đầu thước lệch nhiều đầu thước dao động mạnh âm phát ra to. + Nâng đầu thước lệch ít đầu thước dao động yếu âm phát ra nhỏ. -HS ghi vở : Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó được gọi là biên độ dao động. -Yêu cầu HS nêu được: đầu thước lệch khỏi vị trí cân bằng càng nhiều(ít), biên độ dao động càng lớn(nhỏ), âm phát ra càng to(nhỏ). - HS nêu phương án thí nghiệm. -HS tự bố trí TN theo nhóm.Tiến hành TN, quan sát và lắng nghe âm phát ra để nêu nhận xét: + Gõ nhẹ: âm nhỏ quả bóng dao động với biên độ nhỏ. + Gõ mạnh: âm to quả bóng dao động với biên độ lớn. -HS hoàn thành câu C3: Quả cầu bấc lệch càng nhiều (ít), chứng tỏ biên độ dao động của mặt trống càng lớn (nhỏ), tiếng trống càng to(nhỏ). - HS tự điền vào chỗ trống, hoàn thành kết luận, thảo luận trên lớp kết luận đúng,ghi kết luận vào vở. I. Aâm to, âm nhỏ-Biên độ dao động: Thí nghiệm1: H 12.1 tr.34 Thí nghiệm 2: H12.2 tr.35 Kết luận: Aâm phát ra càng to khi biên độ dao động của nguồn âm càng lớn. 8 HĐ3: Tìm hiểu độ to của một số âm -Yêu cầu HS đọc SGK trả lời câu hỏi: Đơn vị đo độ to của âm là gì? Kí hiệu? - Để đo độ to của âm người ta sử dụng máy đo. GV giới thiệu độ to của một số âm trong bảng 2 tr.35. - Tiếng sét to gấp mấy lần tiếng ồn? - Độ to của âm là bâo nhiêu thì làm đau tai? GV có thể thông báo cho HS : Trong chiến tranh, máy bay địch thả bom xuống, người dân ở gần chỗ bom nổ, tuy không bị chảy máu nhưng lại bị điếc tai do độ to của âm lớn hơn 130dB làm cho màng nhĩ bị thủng. -HS đọc SGK và ghi vở. - Nêu được độ to của âm > 130dB làm đau nhức tai. II. Độ to của một số âm: Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben (dB). 10 HĐ 4: Vận dụng- củng cố- hướng dẫn về nhà - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời câu C4,C5,C6 trong 3 phút. -GV kiểm tra HS rồi cho HS trao đổi thảo luận chung cả lớp. - Câu C5: Yêu cầu HS tự xét khoảng cách nào là biên độ. GV kiểm tra xem HS có kẻ MO vuông góc với dây đàn ở vị trí cân bằng không? -Tại sao người ta nói “ mở đài to đến nỗi thủng cả màng màng loa” Câu nói đó có ý đúng không? Giải thích. - Cho HS ước lượng tiếng ồn trên sân trường trong giờ ra chơi. GV thông báo tiếng ồn ở sân trường vào khoảng 70-80dB. GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi củng cố: +Độ to, nhỏ của âm phụ thuộc như thế nào vào nguồn âm? + Đơn vị đo độ to của âm là gì? - GV thông báo “ có thể em chưa biết “: Aâm truyền đến tai màng nhĩ dao động. Aâm to màng nhĩ dao động với biên độ lớn màng nhĩ bị căng quá nên thủng điếc tai. Vậy các em có biết trong trận đánh bom của địch, người dân thường có động tác gì để bảo vệ tai? * Hướng dẫn về nhà : Học thuộc phần ghi nhớ cuối bài. Làm bài tập 12.1 đến 12.5 9tr.13- SBT). -HS ghi vở : C4: Gảy mạnh dây đàn Aâm to. C5: -HS trao đổi, trả lời : Aâm to(âm nhỏ) thì biên độ dao động của màng loa lớn (nhỏ) màng loa rung mạnh(rung nhẹ). Câu C7: Tiếng ồn ở sân trườngkhoảng 70-80Db. -HS trả lời câu hỏi, đó cũng chính là nội dung phần ghi nhớ cuối bài. HS ghi nhớ kiến thức ngay tại lớp. -HS có thể nêu được : Lấy hai tay bịt vào tai hoặc lấy bông bịt tai…. IV. RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docT13.DOC
Giáo án liên quan