Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần: 13 - Tiết: 13 - Bài 12 - Độ to của âm (tiết 8)

1. Kiến thức:

+ Nêu được mối liên hệ giữa biên độ dao động và độ to của âm.

+ So sánh được âm to, âm nhỏ.

2. Kĩ năng:

+ Khái niện biên độ dao động.

+ Độ to nhỏ của âm phụ thuộc vào biên độ

Thái độ: Nghiêm túc, yêu thích môn học.

 

doc2 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1139 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần: 13 - Tiết: 13 - Bài 12 - Độ to của âm (tiết 8), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 13 Tiết: 13 Bài 12. ĐỘ TO CỦA ÂM I. Mục tiêu: Kiến thức: + Nêu được mối liên hệ giữa biên độ dao động và độ to của âm. + So sánh được âm to, âm nhỏ. Kĩ năng: + Khái niện biên độ dao động. + Độ to nhỏ của âm phụ thuộc vào biên độ Thái độ: Nghiêm túc, yêu thích môn học. II. Chuẩn bị: GV : bảng phụ, phấn màu, thước. HS: - Trống, dùi, giá thí nghiệm - Con lắc bấc, thép lá III. Tiến trình dạy học. 1. Ổn định tỏ chức : 1’ 2. Kiểm tra bài củ : (3’) Tần số là gì? Đơn vị tần số. âm cao (thấp) phụ thuộc như thế nào vào tần số. GV: Đánh giá, ghi điểm cho HS 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Tạo tình huống học tập (3 phút) Câu hỏi kiểm tra Có người thường có thói quen nói to, có người nói nhỏ. Xong kho người ta hét to thấy bị đau cổ. Vậy tại sao lại nói được to hoặc nhỏ? Tại sao nói to quá lại thấy bị đau cổ họng. Ghi đề bài vào vở Bài 12 ĐỘ TO CỦA ÂM Hoạt động 2: Nghiên cứu về biên độ dao động, mối liên hệ giữa biên độ dao động và độ to của âm phát ra (15 phút) Cho HS đọc phần thí nghiệm SGK Thí nghiệm gồm những dụng cụ gì? Yêu cầu các nhóm nhận dụng cụ và làm thí nghiệm Gọi đại diện nhóm trả lời C1 Giới thiệu nội dung biên độ dao động như SGK Yêu cầu HS đọc và hoàn thành câu trả lời C2 Yêu cầu HS hoạt động nhóm làm thí nghiệm 2 Biên độ quả bấc lớn, nhỏ à mặt trống dao động như thế nào? Cho HS đọc và hoà thành câu hỏi C3. Từ kết quả thí nghiệm 1, 2 em hãy hoàn thành kết luận Đọc phần thí nghiệm Thước thép, hộp gỗ Các nhóm nhận dụng cụ và tiến hành làm thí nghiệm Từ kết quả thí nghiệm các nhóm trả lời C1 Đọc và ghi biên độ dao động vào vở C2. Các nhóm làm thí nghiệm gõ nhẹ: âm nhỏ à quả cầu bấc dao động biên độ nhỏ và ngược lại. Từ kết quả thí nghiệm trả lời C3 Hoàn thành nội dung phần kết luận I. Âm to, âm nhỏ. Biên độ dao động. Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó được gọi là biên độ dao động Kết luận: Aâm phát ra càng to thì biên độ dao động của nguồn âm càng lớn. Hoạt động 3: Độ to của một số âm (10 phút) Đơn vị độ to của âm là gì? Kí hiệu. Thông báo: Để đo độ to của âm người ta sử dụng máy đo. Giới thiệu: độ to của một số âm Độ to của âm bao nhiêu thì làm đau tai Đọc thông tin SGK để trả lời câu hỏi của GV Xem bảng 2 về độ to của một số âm Độ to của âm lớn hơn hoặc bằng 130 dB làm đau nhức tai II. Độ to của một số âm Độ to của âm đo bằng đơn vị đêxiben Kí hiệu dB Người ta dùng máy để đo độ to của âm. Hoạt động 4: Vận dụng (8 phút) Cho HS đọc và trả lời các câu hỏi C4, C5, C6, C7. Khi gảy mạnh một dây đàn, tiếng đàn sẽ to hay nhỏ? Tại sao? Gọi HS trả lời C5, C6, C7. Hoạt động cá nhân trả lời C4, C5, C6, C7. C4. Khi gảy mạnh một dây đàn, tiếng đàn sẽ to. Vì khi gảy mạnh dây đàn sẽ lệch nhiều, tức là biên độ dao động của dây đàn lớn nên âm phát ra to. C7. Ước lượng khoảng 50-70dB Lần lượt HS trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV. Củng Cố: 3’ - Thế nào là biên độ dao động? - Đơn vị đo của âm là gì? Kí hiệu. Dặn dò: 2’ - Đọc mục có thể em chưa biết. Học bài. - Xem những thông tin độ to của một số âm SGK trang 35. - Xem trước bài “Môi trường truyền âm”. IV. Rút Kinh Nghiệm: Tổ trưởng kí duyệt Hoàng Vĩnh Hoàn

File đính kèm:

  • docTuan 13.doc