Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 13 - Tiết 14 - Bài 13 - Môi trường truyền âm (tiếp theo)

1. Kiến thức:

Hiểu được một số môi trường truyền âm và không truyền âm được.

2. Kĩ năng:

Nêu được một số ví dụ về sự truyền âm trong các chất rắn, lỏng và khí.

3. Thái độ:

-Trung thực,tỉ mỉ, cẩn thận trong khi làm thí nghiệm.

Có tinh thần cộng tác phối hợp với bạn trong hoạt động chung của nhóm

doc3 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 961 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 13 - Tiết 14 - Bài 13 - Môi trường truyền âm (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14 Ngày 29/11/04 Tiết 14 Bài 13 MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM I.MỤC TIÊU Kiến thức: Hiểu được một số môi trường truyền âm và không truyền âm được. Kĩ năng: Nêu được một số ví dụ về sự truyền âm trong các chất rắn, lỏng và khí. Thái độ: -Trung thực,tỉ mỉ, cẩn thận trong khi làm thí nghiệm. Có tinh thần cộng tác phối hợp với bạn trong hoạt động chung của nhóm. II. CHUẨN BỊ: 1.Đồ dùng cho mỗi nhóm: -Hai trống trung thu, hai giá đỡ, 1dùi trống. -Hai quả cầu bấc treo trên 2 sợi chỉ tơ. 2. Đồ dùng cho GV: -Một tranh vẽ H13.4 - Một bình thuỷ tinh to chứa đầy nước. Nguồn âm III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: TL THẦY TRÒ GHI BẢNG 5 25 5 8 HĐ 1: KTBC kết hợp giới thiệu bài mới. -Biên độ dao động là gì? - Đơn vị đo độ to của âm,kí hiệu? GV cần chú ý cho HS phân biệt: +Vật dao động nhanh (chậm) tần số dao động lớn(nhỏ) âm phát ra cao(thấp). +Vật dao động mạnh(yếu) biên độ dao động lớn(nhỏ) âm phát ra to(nhỏ). GV cho HS đọc phần giới thiệu bài như trong SGK. HĐ 2: Môi trường truyền âm. -GV hỏi: Aâm có thể truyền qua những môi trường nào? Từ đó hướng dẫn HS tìm hiểu sự truyền âm qua từng môi trường đã nêu. -GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm H 13.1 theo nhóm để trả lời câu C1 và câu C2 vào SBT .(Chú ý đặt 2 mặt trống // và cách nhau 10cm) -GV cho HS đọc về sự truyền âm trong chất rắn ở SGK tr.37(H13.2) và làm theo sách để trả lời câu C3 . -GV giới thiệu dụng cụ và làm TN như H13.3 SGK, GV hướng dẫn HS lắng nghe âm phát ra và hướng dẫn HS thảo luận để trả lời câu C4 vào SBT. -GV treo tranh vẽ H13.4 SGK và mô tả TN như trong SGK và hướng dẫn HS thảo luận trả lời câu C5. - GV yêu cầu HS tự đọc và hoàn thành phần kết luận sau đó ghi vào VBT.GV có thể gọi một vài HS phát biểu kết luận sau khi đã ghi vào vở. -GV cho HS đoc thông tin về môi trường truyền âm tốt . HĐ 3: Vận tốc truyền âm -GV yêu cầu HS tự đọc mục II của SGK và hướng dẫn toàn lớp thảo luận, thống nhất trả lời câu C6. HĐ 4: Vận dụng -GV cho HS đọc phần “ Có thể em chưa biết” để trả lời các câu hỏi C7, C8, C9, C10 vào VBT. -HS trả lời 2 câu hỏi của GV. -HS tiếp thu và ghi nhớ. -HS đọc theo yêu cầu của GV. -HS trả lời cá nhân. -HS làm thí nghiệm, thảo luận nhóm sau đó trả lời câu C1 và câu C2 vào VBT. -HS đọc và tiến hành làm TN theo nhóm như H13.2 SGK, thảo luận nhóm và trả lời câu C3 vào VBT. -HS chú ý quan sát TN và lắng nghe âm phát ra để thảo luận và trả lời câu C4 vào VBT. -HS thảo luận nhóm và trả lời câu C5 vào VBT . -HS tự kết luận và ghi vào VBT. -HS đọc theo yêu cầu của GV. -HS tự đọc và thảo luận nhóm để trả lời câu C6 vào SBT . -HS làm việc theo yêu cầu của GV, trả lời các câu hỏi còn lại (C7,C8,C9,C10) đồng thời ghi phần ghi nhớ vào vở . Bài 13 MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM I. Môi trường truyền âm: Thí nghiệm 1. Sự truyền âm trong chất khí: H13.1SGK 2. Sự truyền âm trong chất rắn: H13.2SGK 3. Sự truyền âm trong chất lỏng: H13.3SGK 4. Aâm có thể truyền được trong chân không hay không? Kết luận: +Aâm truyền qua những môi trường rắn, lỏng, khí và không thể truyền qua chân không. +Khi truyền trong một môi trường, âm bị hấp thụ dần, nên càng ở xa nguồn, âm càng nhỏ dần đi rồi tắt hẳn. 5. Vận tốc truyền âm. Vận tốc truyền âm trong các môi trường khác nhau là khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. GHI NHỚ : SGKtr.39 IV, DẶN DÒ(2phút) -Học bài : học trong VBT và xem lại trong SGK. -Làm bài tập tr. 14SBT. -Xem trước :Bài 14: Phản xạ âm – Tiếng vang. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docT14.DOC