.Mục tiêu:
-HS kể tên được một số môi trường truyền âm và không truyền được âm.
-Nêu được ví dụ về sự truyền âm trong chất rắn, lỏng, khí.
II. Chuẩn bị:
*Đối với mỗi nhóm: 2 trống da, 1 que gõ, 1 bình to đựng nước, 1 bình nhỏ có nắp đậy, 1 nguồn phát âm bỏ lọt bình nhỏ.
47 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1211 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 14 - Tiết 14 - Môi trường truyền âm (tiếp theo), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần14
Tiết 14
MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM
NS:
ND:
I.Mục tiêu:
-HS kể tên được một số môi trường truyền âm và không truyền được âm.
-Nêu được ví dụ về sự truyền âm trong chất rắn, lỏng, khí.
II. Chuẩn bị:
*Đối với mỗi nhóm: 2 trống da, 1 que gõ, 1 bình to đựng nước, 1 bình nhỏ có nắp đậy, 1 nguồn phát âm bỏ lọt bình nhỏ.
*Đối với cả lớp:
III. Lên lớp:
1. Ổn định: Điểm danh.(1ph)
2.Kiểm tra: 5ph
-Thế nào là biên độ dao động? Khi nào âm phát ra to, nhỏ, đơn vị về độ to của âm?
3.Bài mới:
Âm đã truyền từ nguồn phát âm đến tai người nghe như thế nào? qua môi trường nào?
Tgian(ph)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
25
10
HĐ 1: Môi trường truyền âm:
-Yêu cầu HS làm TN theo nhóm hình 13.1 và trả lời C1,C2.
-Có hiện tượng gì xảy ra khi gõ mạnh 1 tiếng vào mặt 1 trống?
-GV: mặt trống 2 đóng vai trò như màng nhỉ ở tai người nghe.
-Yêu cầu HS làm TN theo nhóm hình 13.2 để xác định bạn nào thính tai nhất.
-Âm truyền đến tai bạn C qua môi trường nào?
-GV làm TN hình 13.3, yêu cầu HS chú ý lắng tai nghe âm phát ra.
-GV treo hình 13.4 và mô tả TN như SGK.
-Yêu cầu HS tự đọc và hoàn thành kết luận/38.
-Gọi một vài HS đọc kết luận.
-GV chốt lại vấn đề.
-Yêu cầu HS tự đọc phần vận tốc truyền âm.
-Hướng dẫn toàn lớp thảo luận và hoàn thành C6.
HĐ 2: Vận dụng:
-Yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời C7 đến C10.
-GV chốt lại vấn đề.
-Các nhóm tiến hành TN, hoàn thành C1,C2. Đại diện nhóm trả lời.
-Các nhóm làm TN hình 13.2, thảo luận nhómhoàn thành C3.
-Quan sát và lắng tai nghe âm ohát ra.
-Thảo luận chung cả lớp để hoàn thành kết luận.
-Cá nhân đọc phần "vân tốc truyền âm"
-Thảo luận lớp hoàn thành C6.
*Âm có thể truyền qua nhữmg môi trường như rắn, lỏng, khí và không thể truyền qua chân không.
ở các vị trí càng xa nguồn âm thì âm nghe được càng nhỏ và ngược lại
Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí.
-Làm việc cá nhân trả lời.
IV: Củng cố: 4ph
-Gọi một HS đọc phần ghi nhớ.
-Làm bài tập 1,2 /14
V: Dặn dò: 1ph
-Học bài cũ.
-Làm bài tập 3 đến 5 /14
-Xem trước bài mới.”Phản xạ âm – tiếng vang “
----------------------------------------------------------------------------------------
Tuần15
Tiết 15:
PHẢN XẠ ÂM - TIẾNG VANG
NS: 28/11/10
ND: 1/12/10
I.Mục tiêu:
-Mô tả và giải thích được một số hiện tượng liên quan đến tiếng vang.
-Nhận biết được một số vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém.
-Kể tên một số ứng dụng của phản xạ âm.
-Rèn luyện khả năng tư duy từ các hiện tượng thực tế, từ các TN.
II. Chuẩn bị:
*Đối với mỗi nhóm: 1 giá đỡ, 1 tấm gương, 1 nguồn phát âm dùng vi mạch, 1 bình nước.
III. Lên lớp:
1. Ổn định: Điểm danh.(1ph)
2.Kiểm tra:5
-Nêu các môi trường truyền âm? Lấy ví dụ minh họa? Làm bài tập 3/14.
3.Bài mới: Tại sao trong các rạp hát, rạp chiếu phim tường lại làm sần sùi, mái thì theo kiểu vòm. Bài học hôm nay giúp ta giải quyết vấn đề này.5
Tgian(ph)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
15
10
10
HĐ 1: Nghiên cứu âm phản xạ, tiếng vang:
-Em đã nghe thấy tiếng vang vọng lại lời nói của mình ở đâu?
-Trong nhà của mình em có nghe rõ tiếng vang không?
-Tiếng vang có được khi nào?
-GV thông báo âm phản xạ.
-Âm phản xạ và tiếng vang có gì giống và khác nhau.
-Yêu cầu cá nhân HS trả lời C1 và thảo luận nhóm trả lời C2,C3.
HĐ 2: Nghiên cứu vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém:
-Yêu cầu HS đọc mục II SGK.
-GV thông báo kết quả TN.
-Qua hình vẽ em thấy âm truyền như thế nào?
-Vật như thế nào phản xạ âm tốt, phản xạ âm kém?
-Yêu cầu HS vận dụng trả lời C4.
HĐ 3: Vận dụng:
-Nếu tiếng vang kéo dài thì tiếng hát và tiếng nói nghe có rõ không?
-Tránh hiện tượng âm bị lẫn do tiếng vang kéo dài thì phải làm thế nào?
-Yêu cầu họat động nhóm hoàn thành C5 đến C8.
-HS trả lời( phòng rộng, giếng, hang động, núi rừng...)
-Không.
-HS trả lời.
+Giống: đều là âm phản xạ.
+Khác:Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm phát ra ít nhất khoảng 1/15 giây
-Cá nhân hoàn thành C1, thảo luận nhóm hoàn thành C2,C3.(s = v.t)
*Âm dội lại khi gặp vật chắn gọi là âm phản xạ.
Nghe được tiếng vang khi âm dội lại đến tai chậm hơn âm truyền trực tiếp đến tai một khoảng thời gian ít nhất là 1/15 giây.
-Đọc mục II SGK và TN(Mặt gương âm nghe rõ hơn, tấm bìa âm nghe không rõ).
-Âm truyền đến vật chắn rồi phản xạ đến tai người.
-Nghiên cứu SGK trả lời.
-Hoàn thành C4.
*Vật cứng, có bề mặt nhẵn, phản xạ âm tốt ( hấp thụ âm kém). Vật mềm, xốp có bề mặt gồ ghề thì phản xạ âm kém.
(Tiếng hát và tiếng nói lẫn lộn nhau nên nghe không rõ).
(Làm tường sần sùi, treo rèm nhung).
-Thảo luận nhóm trả lời.
-1 đến 2 HS đọc ghi nhớ.
-Trả lời các câu hỏi của GV.
(Nếu gặp vật cản, âm phản trở lại làm dơi tránh được).
IV. Củng cố:
-Gọi 1 đến 2 HS đọc ghi nhớ.
-Khi nào có âm phản xạ?
-Có phải cứ có âm phản xạ thì đều có tiếng vang không?
-Tại sao trong hang sâu, ban đêm dơi vẫn bay được mà không bị đâm vào tường đá?(Nếu gặp vật cản, âm phản trở lại làm dơi tránh được).
V. Dặn dò:
-Học bài cũ.
-Làm bài tập 1 đến 6 /15
-Xem trước bài mới. “Chống ô nhiễm tiếng ồn “
.............................................................................................................................
Tuần16
Tiết 16:
CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
NS:6/12/10
ND: 8/12/10
I.Mục tiêu:
-Phân biệt được tiếng ồn và ô nhiễm tiếng ồn.
-Nêu và giải thích được một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.
-Kể tên mmột số vật liệu cách âm.
-Biết được các biện pháp tránh tiếng ồn.
II. Chuẩn bị:
*Đối với GV:
III.Hoạt động dạy và học
1. Ổn định: Điểm danh.(1ph)
2.Kiểm tra: 4
-Thế nào là âm phản xạ, tiếng vang? Làm bài tập 14.2/15
3.Bài mới:
Tgian(ph)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
10
10
15
HĐ 1: Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn:
-Yêu cầu HS quan sát hình 15.1,15.2,15.3 và cho biết tiếng ồn làm ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào?
-Yêu cầu HS vận dụng trả lời C3.
-Tiếng ồn gây ô nhiễm là gì?
Gv: biện pháp nào để chống ô nhiễm tiếng ồn?
HĐ 2: Tìm hiểu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn:
-Yêu cầu HS đọc thông tin SGK, tìm hiểu trên thực tế biện pháp đã làm mà tránh được ô nhiễm tiếng ồn.
-Giải thích tại sao làm như vậy có thể chống ô nhiễm tiếng ồn?
-Yêu cầu HS thảo luận câu C3 theo nhóm, GV có thể hướng dẫn theo câu hỏi:
+Tác động vào nguồn âm như thế nào?
+Làm thế nào để phân tán âm trên đường truyền âm?
+Làm thế nào để ngăn chặn không cho âm truyền đến tai?
-Yêu cầu HS hoàn thành C4.
-Gọi vài HS lấy ví dụ về vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm tốt? Thống nhất chung để ghi vở.
HĐ 3: Vận dụng:
-Gọi một số âm trả lời C5.
-Trao đổi xem biện pháp nào khả thi.
-Với câu C6 GV có thể đưa ra tình huống cụ thể như ở gần nhà có người hàng xóm mở Ka rao kê to và lâu. Em có biện pháp gì để chống tiếng ồn trên?
-Gần nhà cú loa phát thanh phát ra âm rất ồn ->biện pháp phải làm như thế nào ?
-Thảo luận nhóm sau khi quan sát thống nhất câu trả lời.
-Trường hợp b,c,d tiếng ồn làm ảnh hưởng sức khỏe nên ô nhiễm tiếng ồn.
-HS trả lời.
*Tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn to, kéo dài, làm ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
-Đọc thông tin ở mục 4 và nêu được biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.
( Cấm bóp còi gần trường học, bệnh viện; xây tường ngăn; trồng cây xanh; làm trần nhà bằng xốp, tường phủ dạ).
-HS trả lời.
-Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời và ghi vào bảng trang 44.
Thảo luận theo nhúm ,trả lời
C3/-Cấm búp cũi
-Trồng cõy xanh
-Xõy tường bờ tụng
-Hoàn thành C4
*Vật để ngăn chặn âm, làm cho âm truyền qua ít như gạch, vải, nhung, len, xốp..
Những vật liệu phản xạ âm tốt được dùng làm vật liệu cách âm: kính, mặt gương, mặt bê tông, mặt đá hoa nhẵn.
-Hoạt động cá nhân trả lời C5.
15.2 /
-Yêu cầu Máy khoan phát ra âm không quá 80dB
-15.3/
-Yêu cầu HS nêu được các biện pháp.
C6/
-Yêu cầu chủ KaRAOKe phải xây tường cách âm
-Xây tường chắn ,
-Đề nghị mắc lại loa phát thanh
IV.Củng cố:3
-Nêu các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn?
-Đọc ghi nhớ +có thể em chưa biết
V. Dặn dò:2
-Học bài cũ.
-Làm bài tập 1 đến 6 /16+17
-Ôn tập từ tiết 1 đến tiết 16 để chuẩn bị kiểm tra học kỳ I.
..........................................................................................................................................
Tuần 17
Tiết 17 KIỂM TRA HỌC KÌ I
........................................................................................................................
Tuần 18
Tiết 18:
TỔNG KẾT CHƯƠNG II : ÂM HỌC
NS: 20/12/10
ND: 22/12/10
I.Mục tiêu:
-Ôn tập, củng cố lại kiến thức về âm thanh.
-Luyện tập vận dụng kiến thức về âm thanh vào cuộc sống.
-Hệ thống lại kiến thức của chương I và II
II. Chuẩn bị:
*Đối với mỗi HS: Đề cương ôn tập theo phần tự kiểm tra.
III. Lên lớp:
1. Ổn định: Điểm danh.(1ph)
2.Kiểm tra:
-Nêu các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn?
3.Bài mới:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
10ph
20ph
10ph
5ph
HĐ 1: Tự kiểm tra:
-Tổ chức cho HS kiểm tra chéo phần tự kiểm tra.
-Mỗi câu yêu cầu 2 HS trả lời.
-GV chốt lại vấn đề.
HĐ 2: Vận dụng:
-Yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời câu 1,2,3.
-Tổ chức thảo luận lớp.
-GV chốt lại vấn đề.
Câu 4:Yêu cầu HS thảo luận nhóm theo các câu hỏi sau:
+Cấu tạo cơ bản của nhà du hành ?
+Tại sao khi chạm mũ thì nói chuyện được. Vậy âm truyền đi qua môi trường nào?
Câu 5: Phải yêu cầu HS trả lời được là ngõ nào mới có âm được phản xạ nhiều lần và kéo dài tạo ra tiếng vang.
Câu 7:Yêu cầu HS xác định được các biện pháp chống tiếng ồn, giải thích được tại sao lại sử dụng biện pháp đó.
HĐ 3: Trò chơi ô chữ:
-Yêu cầu 1 HS lên dẫn chương trình: Gọi các bạn lên điền ô chữ, yêu cầu phải điền được.
-HS kiểm tra chéo.
-Thảo luận, sửa lại các phần còn sai.
-HS trả lời cá nhân và thảo luận lớp để thống nhất câu trả lời.
-Tự ghi vào vở.
-thảo luận nhóm và đưa ra câu trả lời:
*Trong mũ có không khí. Do đó âm truyền qua không khí, qua mũ đến tai từng người.
-Ngõ dài.
-HS đưa ra biện pháp của mình. Thảo luận biện pháp đó thực thi được thì ghi vở.
-Hoạt động cá nhân tham gia trò chơi ô chữ.
IV. Củng cố:
V. Dặn dò:
-Xem trước bài mới và mỗi em chuẩn bị 1 thước nhựa, 1 mảnh ni lông.
---------------------------------------------------------------------------------------
CHƯƠNG TRÌNH HỌC KÌ II
Tuần 20
Tiết 19:
SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT
NS:3/1/11
ND:5/1/11
I.Mục tiêu:
-HS mô tả được 1 hiện tượng hoặc 1TN chứng tỏ vật nhiễm điện do cọ xát.
-Giải thích được một số hiện tượng nhiễm điện do cọ xát trong thực tế.
-Có kĩ năng làm TN nhiễm điện cho vật bằng cách cọ xát.
-Có thái độ yêu thích môn học, ham hiểu biết, khám phá thế giới xung quanh
- Biết cách giảm thiệt hại do hiện tượng nhiễm điện gây ra (ht sấm sét)
II. Chuẩn bị:
*Đối với mỗi nhóm: 1 thước nhựa, 1 thanh thủy tinh hữu cơ, 1 mảnh ni lông, 1 quả cầu nhựa xốp có giá treo, 1 mảnh len, 1 mảnh dạ, 1 mảnh lụa, 1 số mẫu giấy vụn, 1 mảnh tôn, 1 mảnh nhựa, 1 bút thử điện, kẻ sẵn bảng ghi kết quả TN 1 trang 48 SGK.
III. Lên lớp:
1.Ổn định: Điểm danh.(1ph)
2.Kiểm tra: (không)
3.Bài mới:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
15ph
15ph
10ph
HĐ 1: Làm TN phát hiện vật bị cọ xát có khả năng hút các vật khác:
-Yêu cầu HS đọc TN 1, nêu các dụng cụ TN và các bước tiến hành TN.
-GV lưu ý HS trước khi cọ xát các vật phải kiểm tra đưa thước nhựa, mảnh ni lông, thanh thủy tinh lại gần giấy vụn để kiểm tra xem đã có hiện tượng gì xảy ra chưa?
-Khi cọ xát phải cọ mạnh nhiều lần theo một chiều, kiểm tra để ghi kết quả vào bảng TN 1.
-Từ bảng kết quả TN, yêu cầu HS thảo luận để đưa ra kết luận đúng ghi vở.
HĐ 2: Phát hiện vật cọ xát bị nhiễm điện có khả năng làm sáng bóng đèn của bút thử điện
-Vì sao nhiều vật sau khi cọ xát lại có thể hút các vật khác?
-GV hướng dẫn HS kiểm tra với các phương án HS nêu ra VD như: do vật bị cọ xát nóng lên hay vật sau kho cọ xát có tính chất giống như nam châm...
-GV hướng dẫn HS tiến hành TN 2.
-Gv kiểm tra việc tiến hành TN của một số nhóm, nếu có hiện tượng xảy ra chưa đạt phải giải thích cho HS nguyên nhân.
-GV có thể làm lại TN cho HS quan sát lại hiện tượng để hoàn thành kết luận ghi vở.
-GV thông báo các vật bị cọ xát có khả năng hút các vật khác hoặc có thể làm sáng bóng đèn của bút thử điện. Các vật đó được gọi là vật nhiễm điện hay vật mang điện tích.
HĐ 3: Vận dụng
-GV tổ chức ch HS hoạt động nhóm ( 2 em- 1 bàn) thảo luận C1,C2,C3 sau đó thảo luận chung cả lớp.
-Gv chốt lại câu trả lời đúng để HS hoàn thành câu trả lời vào vở.
-Hiện tượng khi cởi áo len đã nêu ở đầu bài tượng tự hiện tượng chớp và sấm sét xảy ra trong tự nhiên như thế nào? Để trả lời câu hỏi này các em đọc phần " có thể em chưa biết".
-Hiện tượng sấm sét có lợi gì và có tác hai gì đối với đời sống chúng ta?
-HS đọc TN 1, nêu được các dụng cụ TN và các bước tiến hành TN.
-Tiến hành TN theo nhóm, mỗi HS trong nhóm đều phải tiến hành ít nhất một lần và ghi vào bảng kết quả TN.
*Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng hút các vật khác.
-HS suy nghĩ, nêu phương án trả lời và cách làm TN kiểm tra.
-Tiến hành Tn 2 theo nhóm. Chú ý quan sát hiện tượng xảy ra, thấy được bóng đèn của bút thử điện sáng.
-Hoàn thành kết luận 2, thoảo luận trên lớp, ghi kết quả đúng vào vở.
* Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng làm sáng bóng đèn của bút thử điện.
-Thảo luận nhóm câu trả lời cho câu C1,C2,C3.
-Tham gia nhận xét câu trả lời của các nhóm trên lớp, sửa chữa nếu sai.
-Đọc phần" có thể em chưa biết" để hiểu nguyên nhân của hiện tượng sấm sét, liên hệ giải thích được hiện tượng cởi áo len trong những ngày hanh khô
Điều hòa không khí gây các phản ứng hóa học giúp cây tươi tốt
Phá hủy nhà cửa công trình, hạn chế xây dựng cột chống sét
IV. Củng cố:2ph
-Qua bài học hôm nay các em cần ghi nhớ điều gì?
V: Dặn dò: 3ph
-Học thuộc phần ghi nhớ.
-Làm bài tập 1, 2, 3/18SBT.
-Đọc trước bài mới: “ Hai loại điện tích”
---------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 21
Tiết 20:
HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH
NS:10/1/11
ND:12/1/11
I.Mục tiêu:
-HS biết được hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm, hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau.
-Nêu được cấu tạo nguyên tử gồm: hạt nhân mang điện tích dương và các êlectrôn mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hòa về điện.
-Biết được vật mang điện âm thừa electrôn, vật mang điện dương thiếu êlectrôn.
-Có kĩ năng làm Tnghiệm về vật nhiễm điện do cọ xát.
-Biết cách làm hạn chế bụi do sự nhiễm
II. Chuẩn bị:
*Đối với mỗi nhóm: 1 thanh thủy tinh hữu cơ, 2 mảnh ni lông, 1 bút chì gỗ + 1 kẹp nhựa, 1 mảnh len hoặc dạ, 2 đũa nhựa có lỗ hổng ở giữa + 1 mũi nhọn đặt trên đế nhựa.
III. Lên lớp:
1.Ổn định: Điểm danh.(1ph)
2.Kiểm tra: 7ph
-Có thể làm cho một vật nhiễm điện bằng cách nào?
-Vật nhiễm điện có tính chất gì?
3.Bài mới:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
15ph
13ph
5ph
HĐ 1: Làm TN tạo ra hai vật nhiễm điện cùng loại và tìm hiểu lực tác dụng giữa chúng:
-GV yêu cầu HS đọc TN 1 tìm hiểu các dụng cụ cần thiết và cách tiến hành TN.
-Gọi 1, 2 HS nêu cách tiến hành TN.
-Yêu cầu HS chuẩn bị TN 1 theo nhóm. Yêu cầu đại diện 1 HS trong nhóm cầm kẹp hai mảnh ni lông lên và nêu hiện tượng ban đầu giữa hai mảnh ni lông.
-Cho các nhóm tiến hành TN theo hình 18.1.
-Đại diện các nhóm đứng lên giơ kẹp ni lông của mình và nêu nhận xét hiện tượng xảy ra khi hai mảnh ni lông bị nhiễm điện.
-GV nhận xét kết quả của các nhóm, nhận xét cách tiến hành TN và động viên các nhóm làm TN tốt.
-Hai mảnh ni lông khi cọ xát vào mảnh ni lông khi cùng cọ xát vào mảnh len thì nó nhiễm điện giống nhau hay khác nhau? Vì sao?
-Với hai vật giống nhau khác hiện tượng có như vậy không? Chúng ta tiến hành Tn1 hình 18.2.
-Yêu cầu HS đọc TN, chọn dụng cụ và cách tiến hành TN tương tự như TN hình 18.1. Thống nhất ý kiến hoàn thành nhận xét.
-GV thông báo người đã tiến hành nhiều TN khác nhau và đều rút ra nhận xét như vậy. Yêu cầu Hs ghi vở nhận xét.
ĐVĐ: Hai vật nhiễm điện khác nhau chúng hút hay đẩy nhau. Chúng ta cùng tiến hành TN để kểm tra điều này.
HĐ 2: Làm TN2, phát hiện hai vật nhiễm điện hút nhau và mang điện tích khác loại:
-GV yêu cầu HS đọc TN 2 tìm hiểu các dụng cụ cần thiết và cách tiến hành TN.
-Gv hướng dẫn:
+Đặt đũa nhựa chưa nhiễm điện lên mũi nhọn, đưa thanh thủy tinh chưa nhiễm điện lại gần nhau xem có tương tác với nhau không?
+Cọ xát thanh thủy tinh với lụa, đưa lại gần đũa nhựa, quan sát hiện tượng xảy ra, nêu nhận xét, giải thích?
+Sau đó cọ xát thanh nhựa với mảnh dạ đặt lên mũi nhọn, thanh thủy tinh với mảnh lụa, đưa lại gần quan sát hiện tượng xảy ra .
-Yêu cầu HS hoàn thành nhận xét trang 51 và ghi vở.
-Gv yêu cầu HS trả lời câu hỏi: tại sao em lại cho rằng thanh thủy tinh và thanh nhựa nhựa nhiễm điện khác loại.
-Yêu cầu HS hoàn thành kết luận.
-Yêu cầu HS vận dụng trả lời C1.
HĐ 3: Tìm hiểu sơ lược về cấu tạo nguyên tử:
-Gv treo tranh vẽ mô hình đơn giản của nguyên tử hình 18.4.
-Yêu cầu HS đọc phần II.
-Gv phát tập tập đã được chuẩn bị ra giấy cho các nhóm, yêu cầu hoàn thành bài tập.
-Gọi một HS trình bày sơ lược về cấu tạo của nguyên tử trên mô hình nguyên để HS nhận biết kí hiệu hạt nhân và êlectrôn, đếm số dấu "+" ở hạt nhân và số dấu "-" ở các ê léc trôn nhận biết nguyên tử trung hòa về điện.
-Gọi HS khác nhận xét , Gv sửa chữa nếu cần.
-Hướng dẫn HS trả lời C2, C3, C4.
-Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Khi nào một vật nhiễm điện âm, nhiễm điện dương?
Trong nhà máy có bụi nhiều gây ảnh hưởng sức khỏe Công nhân người ta phải làm gì?
-HS đọc Tn 1, các nhóm chọn dụng cụ và tiến hành TN theo hướng dẫn của GV.
-Nêu hiện tượng xảy ra, nhận xét ý kiến của các nhóm khác.
+Trước khi cọ xát: 2 mảnh ni lông không có hiện tượng gì.
+Sau khi cọ xát: 2 mảnh ni lông đẩy nhau.
-HS nêu được: hai vật giống nhau cùng là ni lông cùng cọ xát vào một vật do đó 2 mảnh ni lông phải nhiễm điện giống nhau.
-HS đọc Tn hình 18.2, các nhóm chọn dụng cụ và tiến hành TN.
-Thảo luận kết quả TN: Hai thanh nhựa cùng cọ xát vào mảnh vải khô thì đẩy nhau.
-HS các nhóm cùng thống nhất hoàn thành nhận xét/50.
*Hai vật giống nhau, được cọ xát như nhau thì mang điện tích cùng loại và khi được đặt gần nhau thì chúng đẩy nhau.
-HS đọc Tn 2, các nhóm chọn dụng cụ và tiến hành TN theo nhóm,yêu cầu thấy được hiện tượng xảy ra:
+Đũa nhựa, thanh thủy tinh chưa nhiễm điện: Chưa có hiện tượng gì.
+Thanh thủy tinh nhiễn điện lại gần thước nhựa: Thanh thủy tinh hút thước nhựa.
+Nhiễm điện cả hai thanh thủy tinh và thước nhựa: Thanh thủy tinh hút thước nhựa mạnh hơn.
-Qua TN 2 HS thấy được:
+1 vật nhiễm điện có thể hút vật khác không nhiễm điện: hút yếu.
+ 2 vật nhiễm điện khác loại hút nhau mạnh hơn.
-HS các nhóm thống nhất ý kiến và chọn từ thcíh hợp điền vào chỗ trống hoàn thành nhận xét /51và ghi vở.
*Nhận xét: Thanh nhựa sẫm màu và thanh thủy tinh khi cọ xát thì chúng hút nhau do chúng mang điện tích khác loại.
-HS nêu được: thanh thủy tinh và thước nhựa nhiễm điện khác loại vì nếu nhiễm điện cùng loại nó phải đẩy nhau.
-Hoàn thành kết luận và ghi vở
*Kết luận: Có hai loại điện tích. Các vật mang điện tích khác loại thì hút nhau, các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau.
-Vận dụng hoàn thành C1
II. Sơ lược về cấu tạo nguyên tử:
-Đọc phần II, thảo luận theo nhóm hàon thành bài tập. Yêu cầu điền đúng các từ theo thứ tự.
-Một HS lên bảng kết hợp với hnì vẽ nêu sơ lược cấu tạo nguyên tử trên mô hình cấu tạo.
-Vận dụng trả lời câu C2,C3, C4.
-HS trả lời và ghi vở:
*Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm êlectrôn, nhiễm điện dương nếu mất bớt êlec trôn.
+Sơ lược về cấu tạo nguyên tử (SGK)
- bố trí các tấm kim loại tích điện trong nhà máy khi bụi nhiễm điện sẽ bị hút vào tránh ô nhiễm môi trường
IV: Củng cố: 2ph
-Qua bài học này các em biết thêm được những gì?
V: Dặn dò: 3ph
-Học bài cũ.
-Làm bài tập 1,2,3,4/19.
-Xem trước bài mới.
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần22
Tiết 21:
DÒNG ĐIỆN - NGUỒN ĐIỆN
NS: 17/1/11
ND: 19/1/11
I.Mục tiêu:
-Mô tả một TN tạo ra dòng điện, nhận biết có dòng điện và nêu được dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
-Nêu được tác dụng chung của nguồn điệnlà tạo ra dòng điện và nhận biết các nguồn điện thường dùngvới hai cực của chúng.
-Mắc và kiểm tra để đảm bảo một mạch điện kín gồm pin, bóng đènpin, công tắc và dây nối hoạt động, đèn sáng.
-Có kĩ năng làm Tn, sử dụng bút thử điện.
II. Chuẩn bị:
*Đối với mỗi nhóm: 1 số loại pin thật, 1 mảnh tôn, 1 bút thử điện, 1 bóng đèn pin lắp sẵn vào đế đèn, 1 công tắc, 5 đoạn dây nối có vỏ cách điện.
*Đối với Gv : Phóng to hình 19.1,19.2,19.3; 1 ắc quy
III. Lên lớp:
1.Ổn định: Điểm danh.(1ph)
2.Kiểm tra: 7ph
-Có mấy loại điện tích? Nêu sự tương tác giữa các vật mang điện tích?
-Thế nào là vật mang điện tích âm, vật mang điện tích dương?
3.Bài mới: (sgk)
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
10ph
7ph
10ph
5ph
HĐ 1: Tìm hiểu dòng điện là gì?
-Treo tranh vẽ hình 19.1, yêu cầu HS các nhóm quan sát tranh, tìm hiểu sự tương tự giữa dòng điện với dòng nước, hoàn thành C1.
-Hướng dẫn thảo luận trên lớp, chốt lại câu trả lời đúng và ghi vở.
-Y/c HS trả lời C2: Làm Tn 19.1 c) kiểm tra lại khi bút thử điện ngừng sáng, làm thế nào để đèn này lại sáng?
-GV thông báo khái niệm dòng điện.
-Y/c HS nêu dấu hiệu nhận biết có dòng điện chạy qua các thiết bị điện.
-GV lưu ý HS thực hiện an toàn khi sử dụng điện.
HĐ 2: Tìm hiểu các nguồn điện thường dùng:
-Thông báo tác dụng của nguồn điện, nguồn điện có hai cực là cực dương (kí hiệu: +), cực âm (kí hiệu: -)
-Gọi 1 vài HS nêu ví dụ về các nguồn điện trong thực tế?
-Gọi HS chỉ ra cực âm, cực dương trên pin và ắc qui cụ thể.
HĐ 3: Mắc mạch điện đơn giản:
-GV treo hình 19.3, yêu cầu HS mắc mạch điện trong nhóm theo hình 19.3.
-Nếu đèn không sáng thì phải thảo luận nhóm để phát hiện chỗ hở mạch, lí do mạch hở và cáchkhắc phục.
-Gv kiểm tra hđ của các nhóm và giúp đỡ nhóm yếu.
-Sau khi các nhóm mắc song mạch đảm bảo đèn sáng, yêu cầu các nhóm ghi lên bảng nguyên nhân mạch hở của nhóm mình và cách khắc phục.
-Qua TN của các nhóm Gv nhận xét, đánh giá khen động viên HS.
-Gọi 1 - 2 HS nêu cách phát hiện và kiểm tra để đảm bảo mạch điện kín và đèn sáng, ghi vở.
HĐ 4: Vận dụng
-Yêu cầu HS làm bài tập 19.1/20 SBT.
-GV hướng dẫn thảo luận kết quả sđúng và thông báo đó là những điều các em cần ghi nhớ trong bài học hôm nay.
-Yêu cầu cá nhân HS trả lời C4, C5, C6.
I. Dòng điện:
-Quan sát hình 19.1, thảo luận nhóm (2em) thống nhất ý kiến, điền từ thcíh hợp vào chỗ trống..
-Tham gia thảo luận, sửa chữa nếu sai sót.
-Dự đoán C2. Làm Tn kiểm chứng theo nhóm, hoàn thành nhận xét và ghi vở:
*Bóng đèn bút thử điện sáng khi có các điện tích dịch chuyển qua nó.
-HS ghi kết luận vào vở:
*Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng
- Lưu ý thực hiện an toàn khi sử dụng điện.
II. Nguồn điện:
1. Các nguồn điện thường dùng:
-HS nắm được tác dụng của nguồn điện, ghi vở:
*Nguồn điện có khả năng cung cấp dòng điện để các dụng cụ điện hoạt động. Nguồn điện có hai cực là cực dương (kí hiệu: +), cực âm (kí hiệu: -)
-Nêu ví dụ về các nguồn điện trong thực tế: Pin, ắc quy, ổ lấy điện trong gia đình...
-Chỉ ra được cực âm, cực dương trên pin và ắc qui.
2. Mạch điện có nguồn điện:
-HS mắc mạch điện theo nhóm, đóng góp ý kiến trong nhóm để tìm ra nguyên nhân mạch hở, cách khắc phục và mắc lại mạch để đảm bảo mạch kín, đèn sáng.
-Đại HS các nhóm lên điền vào bảng nguyên nhân và cách khắc phục của nhóm mình.
-Nêu được cách kiểm tra, phát hiện chỗ hở mạch chung cho toàn mạch điện. Ghi vở.
III. Vận dụng:
-Cá nhân HS làm bài tập .Thảo luận chung ở lớp và ghi nhớ kiến thức.
-Cá nhân HS trả lời C4,C5,C6, Thảo luận chung ở lớp thống nhất câu trả lời.
IV: Củng cố: 3ph
Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ
V: Dặn dò: 2ph
-Học bài cũ.
-Làm bài tập 2,3/20
--------------------------------------------------------
File đính kèm:
- giao an vat ly 7(15).doc