Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 15 - Tiết 15 - Bài 14: Mặt phẳng nghiêng (tiếp)

1.Kiến thức :

 - Nêu dược tác dụng của đòn bẩy. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế

2. Kĩ năng :

 - Sử dụng được đòn bẩy phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể và chỉ rõ lợi ích của nó.

3. Thái độ :

 - Trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ, có tinh thần hợp tác với các thành viên trong nhóm.

 

doc3 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 988 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 15 - Tiết 15 - Bài 14: Mặt phẳng nghiêng (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 15 Ngày soạn : 30/11/2012 Tiết : 15 Ngày dạy : 04/12/2012 BÀI 14: MẶT PHẲNG NGHIÊNG I . Mục tiêu : 1.Kiến thức : - Nêu dược tác dụng của đòn bẩy. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế 2. Kĩ năng : - Sử dụng được đòn bẩy phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể và chỉ rõ lợi ích của nó. 3. Thái độ : - Trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ, có tinh thần hợp tác với các thành viên trong nhóm. II. Chuẩn bị : 1. Giáo viên: - Đọc kĩ nội dung bài dạy và các tài liệu liên quan. - 1 lực kế GHĐ 3N, 1 quả nặng, giá đỡ và thanh ngang, kẻ bảng 15.1 vào vở. 2. Học sinh : - Đọc kĩ nội dung bài học trước ở nhà. III. Tổ chức hoạt động dạy và học : 1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số vệ sinh lớp . 6A1……….. 6A2…………. 6A3………….. 6A4………….. 6A5…………. 6A6…………. 2. Kiểm tra bài cũ : - Dùng mặt phẳng nghiêng để kéo 1 vật lên có lợi gì? Dùng mặt phẳng nghiêng kéo 1 vật 25kg thì ta dùng lực nào sau đây : a) 20kg, b) 250N, c) 200N, d) 300N ? 3. Bài mới: GV tổ chức các hoạt động Hoạt động của học sinh Kiến thức cần đạt Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới Yêu cầu HS quan sát hình 15.1 đến 15.3 SGK và cho biết vì sao người ta không trực tiếp dùng tay để làm các công việc đó mà lại dùng các dụng cụ như vậy ? Trong bài học hôm nay ta sẽ xét xem dùng các dụng cụ đó có lợi gì? Những dụng cụ đó có tên chung là “đòn bẩy” - Học sinh lắng nghe. Hoạt động 2 : Tìm hiểu cấu tạo của đòn bẩy. * Đặt các câu hỏi sau : - Trong hình 15.2 người thanh niên cầm dụng cụ tên là gì? - Trong hình 15.3 dùng dụng cụ gì để nhổ đinh? * Giới thiệu cho học sinh cac dụng cụ này đều là đòn bẩy. Một đòn bẩy nào cũng có 3 điểm 0, 01 , 02 . * GV đặt các câu hỏi sau : - Điểm 01 do lực nào tác dụng lên? - Điểm 02 do lực nào tác dụng lên? - Điểm 0 dùng để làm gì? - Giới thiệu 0 là điểm tựa của đòn bẩy. Yêu cầu học sinh làm C1. HS trả lời: - Hình 15.2: Đòn - Hình 15.3: Búa nhổ đinh HS làm việc cá nhân . H15.2 : 1) 01, 2) 0,3) 02 . H 15.3 : 4) 01, 5) 0, 6) 02 . I/ Tìm hiểu cấu tạo của đòn bẩy: Mỗi đòn bẩy đều có. - Điểm tựa 0 - Điểm tác dụng của lực F1 là 01 - Điểm tác dụng của lực F2 là 02 C1: 1) 01, 2) 0 , 3) 02 .4) 01 , 5) 0 , 6) 02 . Hoạt động 3 : Tìm hiểu ích lợi của của đòn bẩy. * GV yêu cầu học sinh đọc mục đặt vấn đề và dự đoán? (xem hình 15.4) Muốn trả lời câu hỏi này,các em sẽ làm thí nghiệm. - Yêu cầu các nhóm trưởng nhận dụng cụ thí nghiệm theo hình 15.4 sau đó tiến hành đo rồi ghi kết quả vào bảng thí nghiệm * Yêu cầu học sinh làm C3 . - Học sinh dự đoán: + 001 > 002 + 001 = 002 + 001 < 002 -HS làm việc theo nhóm, làm thí nghiệm 3 lần và ghi kết quả đo vào bảng. C3: (1) nhỏ hơn (2) lớn hơn II/ Đòn bẩy giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào? 1)Đặt vấn đề 2) Thí nghiệm C2 : 3) Rút ra kết luận C3: (1) nhỏ hơn, (2) lớn hơn . Hoạt động 4: Vận dụng - Gọi các nhân học sinh trả lời C4,C5,C6 - Hướng dẫn học sinh trả lời. -HS làm việc cá nhân và trả lời theo chỉ định của giáo viên. -HS làm việc cá nhân và trả lời theo sự chỉ định của giáo viên. -HS thảo luận nhóm tìm cách cải tiến đòn bẩy ở hình 15.1 và đại diện nhóm trả lời theo chỉ định của giáo viên. -HS trả lời cá nhân và ghi vở sau khi giáo viên xác định đúng. - HS tiếp thu thông tin III/ Vận dụng C6: Trong hình 15.5 muốn giảm lực kéo hơn thì ta phải tăng khoảng cách OO2 và giảm khoảng cách OO1 bằng cách dịch chuyển điểm tựa O lạ gần vị trí điểm O1 hơn. IV. Củng cố: - Mỗi đòn bẩy đều có 3 điểm nào? - Khi nào thì lực kéo nhỏ hơn trọng lượng vật? V. Hướng dẫn về nhà: - Ôn tập toàn bộ các bài học từ bài 1 đến bài 15 (trả lời 13 câu hỏi ôn tập trang 53 SGKVL6 ) , làm lại 1 số bài tập trong SBTVL6. - Đọc mục “ Có thể em chưa biết” trang 46 SGKVL6. - Làm bài tập 15.1, 15.2. 15,4 trang 19,20 SBTVL6.

File đính kèm:

  • doctuan16ly6tiet16.doc