Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 16 - Tiết 16 - Bài 15 - Chống ô nhiễm tiếng ồn (tiết 5)

1. Kiến thức: + Phân biệt được tiếng ồn và ô nhiễm tiếng ồn; Nêu được và giải thích được một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn; Kể tên một số vật liệu cách âm.

2. Kỹ năng: + Rèn luyện phương pháp tránh tiếng ồn.

3. Thái độ: + Nghiêm túc trong học tập, có ý thức vận dụng vào trong cuộc sống.

II. CHUẨN BỊ:

 1 trống, dùi trống, 1 hộp sắt.

 

doc3 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1108 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 16 - Tiết 16 - Bài 15 - Chống ô nhiễm tiếng ồn (tiết 5), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16 Ngày soạn: 17/11/2011 Tiết 16 Ngày dạy Bài 15. CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN I MỤC TIÊU: Kiến thức: + Phân biệt được tiếng ồn và ô nhiễm tiếng ồn; Nêu được và giải thích được một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn; Kể tên một số vật liệu cách âm. Kỹ năng: + Rèn luyện phương pháp tránh tiếng ồn. Thái độ: + Nghiêm túc trong học tập, có ý thức vận dụng vào trong cuộc sống. II. CHUẨN BỊ: 1 trống, dùi trống, 1 hộp sắt. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Ổn định lớp Kiểm tra + Khi nào thì có tiếng vang, Tiếng vang và âm phản xạ có điểm gì giống nhau và khác nhau? + Vật nào phản xạ âm tốt, vật nào phản xạ âm kém? + Yêu cầu HS chữa bài tập 14.2 và14.3 trong SBT. Bài mới Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và Tổ chức tình huống học tập. (5 phút) Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. GV: Đặt vấn đề: Tiếng động lớn , kéo dài ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hoạt động của con người. Vậy cần phải làm như thế nào? Để trả lời câu hỏi này được thì chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay. -HS theo dõi Hoạt động 2: Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn. (12 phút) GV: Yêu cầu HS quan sát hình 15.1, 15.2, 15.3 SGK và cho biết tiếng ồn làm ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào? GV: Gọi một vài HS trả lời. Các HS khác nhận xét để đi đến thống nhất câu trả lời. GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân hoàn thành câu kết luận. GV: Gọi một vài HS đọc kết luận của mình. Các HS khác nhận xét bổ sung để thống nhất câu kết luận. GV: Yêu cầu HS vận dụng để trả lời câu C2. I. NHẬN BIẾT Ô NHIỄM TIẾNG ỒN. HS: Hoạt động cá nhân quan sát hình 15.1, 15.2, 15.3 SGK trao đổi thống nhất trả lời câu C1. C1: + H15.1: Tiếng ồn to nhưng không kéo dài nên không ảnh hưởng tới sức khỏe nên không gây ô nhiễm tiếng ồn. H 15.2, 15.3: Tiếng ồn của máy khoan , của chợ kéo dài làm ảnh hưởng tới công việc và sức khỏe. Nên gây ô nhiễm tiếng ồn. HS: Hoạt động cá nhân hoàn thành câu kết luận. * Kết luận: Tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn to và kéo dài làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sinh hoạt của con người. HS: Hoạt động cá nhân trả lời câu C2. C2: Trường hợp b, c, d. Tiếng ồn làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt nên gây ô nhiễm tiếng ồn. Hoạt động 3: Tìm hiểu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn (12 phút) GV: Yêu cầu HS đọc thông tin của mục II SGK, tìm hiểu trên thực tế biện pháp đã làm tránh ô nhiễm tiếng ồn. Nêu các biện pháp? GV: Yêu cầu HS giải thích tại sao làm như vậy lại giảm ô nhiễm tiếng ồn. GV: Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm câu C3. GV có thể hướng dẫn HS trả lời. GV: Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức bài 14 về vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém để hoàn thành câu C4. GDMT. – Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to, kéo dài, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người.=> Gây ra tác hại: mệt mỏi toàn thân, nhức đầu, choáng váng, ăn không ngon, gầy yếu, có thể làm giảm thị lực (về sinh lí). Gây khó chịu, lo lắng, bực bội, cáu gắt, sợ hãi, ám ảnh…. - Để tránh ô nhiễm tiếng ồn cần giảm độ to của tiếng ồn phát ra, ngăn chặn đường truyền âm, làm cho âm truyền theo hướng khác =>Biện pháp: trồng cây, lắp đặt thiết bị giảm âm, lập bảng thông báo về việc gây ồn, … II. TÌM HIỂU BIỆN PHÁP CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN. HS: Đọc thông tin mục II SGK nêu được các biện pháp trống ô nhiễm tiếng ồn. HS: Hoạt động theo nhóm thảo luận và hoàn thành câu C3. C3: + Tác động vào nguồn âm:Cấm bấm còi… + Phân tán âm trên đường truyền: Trồng cây xanh… + Ngăn không cho âm truyền đến tai: Xây tường chắn, làm trần nhà, tường nhà bàng xốp, tường phủ dạ, đóng cửa… HS: Hoạt động cá nhân hoàn thành câu C4. C4: + Những vật thường dùng để ngăn chặn âm, làm cho âm truyền qua ít là: gạch, bê tông, gỗ… + Những vật vật liệu phản xạ âm tốt được dùng để cách âm như: kính , lá cây… Hoạt động 4: Vận dụng (12 phút) GV: Yêu cầu Hs hoạt động cá nhân hoàn thành câu C5, C6. GV: Gọi một vài HS nêu biện pháp của mình. GV: Yêu cầu HS thảo luận trên lớp để đưa ra các biện pháp để xem biện pháp nào khả thi nhất. GV: Yêu cầu với câu C6: GV có thể đưa ra tình huống cụ thể như ở gần nhà người hàng xóm mở karaôkê to và lâu. Em có biện pháp gì để chống tiếng ồn? GV: Yêu cầu HS nêu một số tình huống và nêu biện pháp để chống tiếng ồn. III. VẬN DỤNG. HS: Hoạt động cá nhân hoàn thành câu C5, C6. C5: Biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn có thể thực hiện là: + H 15.2: Yêu cầu trong giờ làm việc tiếng ồn máy khoan phát ra không quá 80dB, người thợ khoan cần dùng bông nút kín tai hoặc đeo cái bịt tai lúc làm việc… + H15.3: Ngăn cách giữa lớp học và chợ bằng cách đóng các cửa phòng học, treo rèm, xây tường chắn, trồng cây xung quanh, chuyển lớp học hoặc chợ đi nơi khác…. HS: Hoạt động cá nhân nêu một số tình huống và nêu biện pháp để chống tiếng ồn. Thảo luận trên lớp để thống nhất các biện pháp. 4. Củng Cố: ( 3 phút) + Đặc điểm của ô nhiễm tiếng ồn là gì? Hậu quả của nó tác động như thế nào đến sức khỏe của con người? + Có những biện pháp nào để chống ô nhiễm tiếng ồn giao thông? + GV: Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. 5. Dặn dò. (1 phút) + Về nhà học bài theo vở ghi + SGK. Trả lời lại các câu từ C1 đến C6 vào vở học. + Làm bài tập trong SBT. Chuẩn bị trước phần tổng kết chương để tiết sau ôn tập chương II: Am học. IV. Rút kinh nghiệm. Duyệt của tổ chuyên môn Nguyễn Hoàng Khải

File đính kèm:

  • docli 7 tuan 16.doc
Giáo án liên quan