Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần: 16 - Tiết: 16 - Bài 15 - Chống ô nhiễm tiếng ồn (tiết 7)

Kiến thức:

+ Phân biệt được tiếng ồn và ô nhiễm tiếng ồn.

+ Nêu được và giải thích được vài biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.

+ Kể tên một số vật liệu cách âm.

 Kĩ năng: Phương pháp tránh tiếng ồn.

 Thái độ: Yêu thích môn học.

 

doc3 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 927 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần: 16 - Tiết: 16 - Bài 15 - Chống ô nhiễm tiếng ồn (tiết 7), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 16 Tiết: 16 Bài 15. CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN I. Mục tiêu: Kiến thức: + Phân biệt được tiếng ồn và ô nhiễm tiếng ồn. + Nêu được và giải thích được vài biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn. + Kể tên một số vật liệu cách âm. Kĩ năng: Phương pháp tránh tiếng ồn. Thái độ: Yêu thích môn học. II. Chuẩn bị: GV: Tranh vẽ hình 15.1 ; 15.2; 15.3 SGK HS: dụng cụ học tập, SGK, SBT. III. Tiến trình dạy học. 1. Ổn định lớp: 1’ 2. Kiểm tra 15’ KIỂM TRA 15’ MÔN : VẬT LÝ 7 I. Trắc nghiệm : (3 điểm) 1. Một vật thực hiện được 30 dao động trong 5 giây. Tần số dao động của vật là : A. 6Hz B. 5Hz C. 30Hz D. 150Hz 2. Độ cao của âm phụ thuộc vào : A. Tần số dao động. B. Biên độ dao động. C. Kích thước của vật dao động. D. Môi trường. 3. Đơn vị của đo độ to của âm là : A. dB B. Hz C. m/s D. N/m3 II. Tự luận : (7 điểm) Câu 1 : Khi nào vật phát ra âm bổng, âm trầm ? (1điểm) Câu 2: tàu dò độ sâu đáy biển phát ra sóng siêu âm và thu vào trong thời gian là 3 giây. Tính độ sâu của biển, biết vận tốc truyền âm trong nước biển là 1500m/s Câu 3 : So sánh vận tốc truyền âm trong các chất rắn, lỏng, khí ? Ở 20OC vận tốc truyền âm trong chất khí là bao nhiêu ? (1điểm) ĐÁP ÁN : I. Trắc nghiệm: (mỗi câu 1 đ) 1 – A 2 – B 3 - A II. Tự luận CÂU NỘI DUNG ĐIỂM 1 Âm phát ra càng cao (càng bổng) khi tần số dao động càng lớn. Âm phát ra càng thấp (càng trầm) khi tần số dao động càng nhỏ. 1đ 1đ 2 Quãng đường sóng phát ra và thu vào là: S=v.t = 1500.3 = 4500m Độ sâu của biển là: H = S/2 = 4500/2 = 2250m 1 đ 1đ 3 - Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí. - Vkk = 340m/s 2đ 1đ 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Tạo tình huống học tập (1 phút) Tạo tình huốg học tập như nội dung đầu bài của bài Hs chú ý lắng nghe Ghi đề bài vào vở. Bài 15. CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN Hoạt động 2: Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn (10 phút) Cho HS hoạt động nhóm lamg và trả lời câu hỏi C1 trong thời gian 5 phút. Gọi đại diện nhóm trả lời Cho HS các nhóm khác nhận xét Thông qua câu trả lời C1 các em hãy hoàn thành phần kết luận Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi C2 Cac nhóm tiến hành hoạt động để giải C1 Hình 15.2. Vì tiếng ồn máy khoan to, gây ảnh hưởng đến việc gọi điên thoại và gây điêc tai người thợ khoan. Hình 15.3. Vì tiếng ồn to, kéo dài từ chợ, gây ảnh hưởng đến việc học tập của HS Hoạt động cá nhân hoàn thành phần kết luận. To – kéo dài – sức khoẻ sinh hoạt. C2. Chọn câu b, chọn câu d I. Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn Kết luận: Tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn to và kéo dài làm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và sinh hoạt của con người. Hoạt động 3: Tìm hiểu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn (10 phút) Cho HS đọc thông tin SGK Tìm hiểu trên thực tế biện pháp đã làm tránh ô nhiễm tiếng ồn. Yêu cầu HS hoạt động nhóm trả lời C3 trong thời gian 3 phút. Gọi đại diện nhóm trả lời. Vậy các biện pháp nào dùng để chống ô nhiễm tiếng ồn. Yêu cầu HS đọc và trả lời nội dung câu hỏi C4. Cho HS khác nhận xét Giới thiệu vật liệu cách âm. Đọc thông tin tìm hiểu về các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn giao thông. Các nhóm hoàn thành câu trả lời C3 C3. Cấp bóp còi Trồng cây xanh Xây tường chắn, làm tường nhà bằng xốp, đóng cửa. Vận dụng các thông tin từ C3 để trả lời các câu hỏi của GV Trả lời C4 a. Gạch, bê tông, gỗ,. . . b. Kính, lá cây, . . . II. Tìm hiểu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn Để chống ô nhiễm tiếng ồn cần làm giãm độ to của tiếng ồn phát ra, ngăn chặn đường truyền âm, làm cho âm truyền theo hướng khác. Những vật liệu được dùng làm giãm tiếng ồn truyền đến tai gọi là vật liệu các âm. Hoạt động 4: Vận dụng (4 phút) Vận dụng các kiến thức trong bài để trả lời C5. Gọi HS nêu các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn Đề ra một số biện pháp chống sự ô nhiễm tiếng ồn đó. Tiếng ồn như thế nào là tiếng ồn ô nhiễm Các biện pháp làm giãm ô nhiễm tiếng ồn. Các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn Hình 15.2. Máy khoan không làm vào giờ làm việc. Hình 15.3. Xây tường ngăn giữa chợ và lớp học. Các biện pháp chống ô nhiễm Đề nghị mở nhỏ, tránh giờ làm việc và học tập Phòng hát đãm bảo không truyền âm ra bên ngoài. 4. Củng cố: 3’ - Gọi HS đọc to phần ghi nhớ và có thể em chưa biết. - Em hãy chỉ ra những trường hợp gây ô nhiễm tiếng ồn gần nơi em sống. 5. Dặn dò: 1’ - Ôn tập các nội dung kiến thức của chương âm học - Trả lời phần tự kiểm tra trong tổng kết chương II. Âm học IV: Rút Kinh Nghiệm Tổ trưởng kí duyệt Hoàng Vĩnh Hoàn

File đính kèm:

  • docTuan 16.doc
Giáo án liên quan