MỤC TIÊU
-On tập, củng cố lại kiến thức về âm thanh.
- Luyện tập cách vận dụng kiến thức về âm thanh vào cuộc sống.
- Hệ thống hoá lại kiến thức của chương I và II.
II. CHUẨN BỊ:
HS chuẩn bị đề cương ôn tập dựa theo phần tự kiểm tra.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
3 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1022 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 17 - Tiết 18 - Bài 16 - Tổng kết chương 2: Âm học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17 Ngày 21/12/04
Tiết 18 Bài 16
TỔNG KẾT CHƯƠNG 2: ÂM HỌC
I.MỤC TIÊU
-Oân tập, củng cố lại kiến thức về âm thanh.
Luyện tập cách vận dụng kiến thức về âm thanh vào cuộc sống.
Hệ thống hoá lại kiến thức của chương I và II.
II. CHUẨN BỊ:
HS chuẩn bị đề cương ôn tập dựa theo phần tự kiểm tra.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TL
THẦY
TRÒ
KIẾN THỨC
HĐ 1:Tổ chức
- Tổ chức cho HS kiểm tra chéo phần tự kiểm tra trong nhóm.
-Yêu cầu kiểm tra đủ (chưa cần kiểm tra nội dung phần tự kiểm tra)
HĐ 2:Yêu cầu lần lượt HS phát biểu phần tự kiểm tra của mình theo các câu.
-Mỗi câu yêu cầu 2 HS trả lời.
HĐ 3: VẬN DỤNG
-Câu 1,2,3 yêu cầu mỗi câu thời gian chuẩn bị 1 phút.
-Câu 4: Để HS thảo luận theo các gợi ý:
+Cấu tạo cơ bản của mũ nhà du hành?
+Tại sao 2 nhà du hành không nói chuyện trực tiếp được ?
+Khi chạm mũ thì nói chuyện được. Vậy âm truyền đi qua môi trường nào?
Câu 5: Phải yêu cầu HS trả lời được là ngõ nào mới có âm được phản xạ nhiều lần và kéo dài – Tạo ra tiếng vang.
Câu 7: Yêu cầu HS xây dựng được các biện pháp chống tiếng ồn, giải thích được tại sao lại sử dụng biện pháp đó?
HĐ 4: TRÒ CHƠI Ô CHỮ
-Yêu cầu 1 HS lên dẫn chương trình . Tuy nhiên thường là các em HS khá đã chuẩn bị trước nên trò chơi sẽ kém hấp dẫn. Vì vậy GV có thể chọn phương án ô chữ khác.
HĐ 5: CỦNG CỐ
HS trả lời các câu hỏi sau, thảo luận đúng ghi vở:
Đặc điểm chung của nguồn âm?
Aâm bổng, âm trầm phụ thuộc vào yếu tố nào?
Độ to của âm phụ thuộc vào yếu tố nào? Đơn vị độ to.
Giới hạn độ to của âm để không ảnh hưởng tới sức khoẻ mà vẫn nghe thấy tốt?
Aâm truyền qua môi trường nào? Trong môi trường nào âm truyền tốt?
Aâm phản xạ là gì? Khi nào nghe được tiếng vang của âm? Vật nào phản xạ âm tốt, vật nào phản xạ âm kém?
Nêu các phương án chống ô nhiễm tiếng ồn.
-HS kiểm tra chéo phần tự kiểm tra trong nhóm của mình.
-HS thảo luận sửa lại các phần còn sai.
- Mỗi câu 2 HS trả lời phần chuẩn bị của mình.
-Thảo luận
-Ghi vở.
- HS thảo luận, ghi vở. Trong mũ có không khí. Do đó âm truyền qua không khí, qua mũ đến tai.
- Ngõ dài.
- HS đưa ra biện pháp của mình.
Thảo luận biện pháp đó thực thi được thì ghi vở.
-HS thảo luận thống nhất câu trả lời.
Giới hạn ô nhiễm tiếng ồn là (70)dB.
-âm phản xạ là âm dội ngược trở lại khi gặp một mặt chắn.
Bài 16
TỔNG KẾT CHƯƠNG 2: ÂM HỌC
I. Tự kiểm tra (SGK)
II. VẬN DỤNG
1. Vật dao động phát ra âm trong đàn ghita là dây đàn.
Vật dao động phát ra âm trong kèn lá là phần lá bị thổi.
Vật dao động phát ra âm trong sáo là cột không khí trong sáo.
Vật dao động phát ra âm trong trống là mặt trống.
2- C. Aâm không thể truyền trong chân không.
3- a) Dao động của các sợi dây đàn mạnh,dây lệch nhiều khi phát ra tiếng to. Dao động của các sợi dây đàn yếu,dây lẹch ít khi phát ra tiếng nhỏ.
b) dao động của các sợi dây đàn nhanh khi phát ra âm cao. Dao động của các sợi dây đàn chậm khi phát ra âm thấp.
4- Tiếng nói đã truyền từ miệng người này qua không khí đến 2 cái mũ và lại qua không khí đến tai người kia.
5- Ban đêm yên tĩnh, ta nghe rõ tiếng vang của chân mình phát ra khi phản xạ lại từ hai bên tường ngõ. Ban ngày tiếng vang bị thân thể người qua lại hấp thụ, hoặc bị tiếng ồn trong thành phố át nên chỉ nghe thấy mỗi tiếng chân.
6- A.Aâm phát ra đến tai cùng một lúc với âm phản xạ.
7- Biện pháp chông ô nhiễm tiếng ồn cho bệnh viện nằm bên cạnh đường quốc lộ:
- Treo biển báo cấm bóp còi gần bệnh viện.
-Xây tường chắn xung quanh bệnh viện, đóng các cửa phòng để ngăn chặn đường truyền âm.
- Trồng nhiều cây xanh xung quanh bệnh viện để hướng âm truyền đi theo đường khác.
-Treo rèm ở cửa ra vào để ngăn chặn đường truyền âm cũng như để hấp thụ bớt âm.
-Dùng nhiều đồ mềm, có bề mặt xù xì để hấp thụ bớt âm.
III. Trò chơi ô chữ.(SGK)
RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- 17.DOC