1. Kiến thức : + Biết làm thí nghiệm để xác định đường truyền của ánh sáng. Phát biểu được định luật truyền thẳng ánh sáng. Biết vận dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng vào xác định đường thẳng trong thực tế. Nhận biết được đặc điểm của ba loại chùm sáng.
2. Kỹ năng: + Biết dùng thí nghiệm để kiểm chứng lại một hiện tượng về ánh sáng.
+ Biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
3 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1101 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 2 - Tiết 2 - Bài 2 - Sự truyền ánh sáng (tiết 6), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2 Ngày soạn: 16/8/2011
Tiết 2 Ngày dạy
Bài 2. SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG.
I MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : + Biết làm thí nghiệm để xác định đường truyền của ánh sáng. Phát biểu được định luật truyền thẳng ánh sáng. Biết vận dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng vào xác định đường thẳng trong thực tế. Nhận biết được đặc điểm của ba loại chùm sáng.
2. Kỹ năng: + Biết dùng thí nghiệm để kiểm chứng lại một hiện tượng về ánh sáng.
+ Biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
3. Thái độ : + Có tinh thần hợp tác , đoàn kết trong hoạt động nhóm.
II. CHUẨN BỊ :
+ Mỗi nhóm học sinh:
- 1 ống nhựa cong, 1 ống nhựa thẳng = 3mm, dài 200mm. 1 nguồn sáng dùng pin, 3 màn chắn có đục lỗ như nhau, 3 đinh gim mạ mũ nhựa to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Ổn định lớp.
Kiểm tra
+ Khi nào ta nhận biết được ánh sáng?
+ Khi nào ta nhìn thấy vật?
+ Những vật như thế nào thì được gọi là nguồn sáng và vật sáng? Cho ví dụ minh họa.
Yêu cầu HS chữa bài tập 1.1 và 1.2 trong SBT.
Bài mới
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập. (8 phút)
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
GV: Đặt vấn đề: Trong phòng tối , bật đèn ta thấy khắp nơi trong phòng đều sáng, quay mặt về hướng nào cũng thấy sáng. Vậy ánh sáng từ đèn phát ra đã đi theo đường nào đến mắt ta, khiến cho ta thấy sáng? Hãy thử vẽ một đường truyền của ánh sáng từ đèn đến mắt ta khiến ta nhìn thấy trang sách trên bàn.
GV: Yêu cầu HS lên bảng vẽ đường truyền của ánh sáng. Vậy thật khó để trả lời cách vẽ nào đúng vì chúng ta không nhìn thấy đường đi của tia sáng. Bài này chúng ta sẽ tìm cách xác định xem ánh sáng truyền theo đường nào để đi từ đèn đến mắt.
HS: Lên bảng vẽ theo dự đoán của mình về đường truyền của ánh sáng từ đèn đến mắt ta khiến ta nhìn thấy trang sách trên bàn.
Hoạt động 2: Nghiên cứu tìm quy luật về đường truyền của ánh sáng (10 phút)
GV: Yêu cầu HS nêu dự đoán của mình về đường truyền của ánh sáng đi theo đường cong, đường gấp khúc, hay đường thẳng?
GV: Yêu cầu HS làm một TN đơn giản để tìm ra lời dự đoán : đó là TN hình 2.1 SGK.
GV: Nhìn theo ống thẳng hay ống cong ta sẽ thấy dây tóc bóng đèn pin phát sáng ?
GV: Vì sao nhìn theo ống cong lại không thấy ánh sáng?
GV: Nếu không có ống thẳng thì ánh sáng có truyền theo đường thẳng không? Nêu phương án kiểm tra.
GV: Yêu cầu HS tiến hành bố trí TN để kiểm tra như trong câu C2 ở trong SGK.
+ Anh sáng chỉ truyền theo đường nào?
GV: Yêu cầu HS hoàn chỉnh câu kết luận trong SGK.
GV: Kết luận vừa rút ra có đúng cho các TH khác như ánh sáng truyền trong nước, trong thủy tinh, trong các môi trường trong suốt khác hay không?
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu định luật truyền thẳng ánh sáng trong SGK.
I. ĐƯỜNG TRUYỀN CỦA ÁNH SÁNG.
1 Thí nghiệm:
HS: Hoạt động cá nhân đưa ra dự đoán của mình về đường truyền của ánh sáng.
HS: Hoạt động cá nhân lần lượt mỗi HS quan sát dây tóc bóng đèn qua ống thẳng và ống cong.
C1: Nhìn theo ống thẳng thì thấy dây tóc bóng đèn phát sáng.
+ Vì ánh sáng đi thẳng bị thành ống cong chặn lại nên không đến mắt được.
HS: Hoạt động cá nhân nêu ra phương án TN của mình.
HS: Hoạt động theo nhóm đưa ra các cách kiểm tra của nhóm mình:
+ Luồn một que thẳng qua ba lỗ.
+ Luồn một dây chỉ qua ba lỗ rồi kéo căng dây.
+ Đặt thước thẳng ở bên cạnh để ngắm.
2. Kết luận:
Đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường thẳng.
3. Định luật truyền thẳng ánh sáng.
HS: Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi của GV.
HS: Nghiên cứu nội dung của định luật theo hướng dẫn của GV.
+ Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về tia sáng và chùm sáng.(15 phút)
GV: Đặt vấn đề: Ta đã biết ánh sáng truyền đi theo đường thẳng, nhưng thực tế ta không nhìn thấy ánh sáng trên đường đi của nó. Vậy để xác định được đường truyền của ánh sáng ta phải làm như thế nào?
GV: Yêu cầu HS tiến hành TN hình 2.4 SGK.
GV: Thông báo quy ước biểu diễn đường truyền của ánh sáng.
GV: Đường thẳng thì không có kích thước, còn vệt sáng ta nhìn thấy trên TN ở hình 2.4 thì có bề dày xác định. Vậy sáng đó có phải là tia sáng không? Vì sao?
GV: Thông báo: Một vệt sáng dù hẹp thế nào cũng gồm nhiều tia sáng, ta gọi là một chùm sáng. Vậy trong thực tế có thể coi một chùm sáng hẹp song song là một tia sáng.
GV: Yêu cầu HS quan sát TN ở hình 2.5 và nêu đặc điểm của ba loại chùm sáng.
GV: Yêu cầu HS mỗi loại chùm sáng ở hình 2.5 hãy vẽ năm tia sáng tạo thành chùm sáng đó.
II. TIA SÁNG VÀ CHÙM SÁNG.
HS: Hoạt động theo nhóm tiến hành TN và thảo luận để đi đến cách xác định đường truyền của ánh sáng.
HS: Vẽ đường truyền của ánh sáng tử điểm sáng S đến điểm M.
S M
+ Không. Vì tia sáng thì không có kích thước còn vệt sáng thì có kích thước khá to.
HS: Hoạt động cá nhân quan sát hình 2.5 để nêu đặc điểm của các loại chùm sáng.
C3:
a) Chùm sáng song song gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng
b) Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng
c) Chùm sáng phân kì gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng.
HS: Lên bảng vẽ năm tia sáng tạo thành các chùm sáng như yêu cầu của GV.
Hoạt động 4: Vận dụng (8 phút)
GV: Yêu cầu HS giải đáp câu C4.
GV: Yêu cầu HS đọc câu C5 và bằng kinh nghiệm nêu cách điều chỉnh cho ba kim thẳng hàng.
GV: Hướng dẫn HS cách điều chỉnh cho ba kim thẳng hàng. Sau đó yêu cầu HS giải thích .
III. VẬN DỤNG:
HS: Hoạt động cá nhân trả lời câu C4. HS cần nêu được. Anh sáng từ đèn phát đã truyền đến mắt ta theo đường thẳng.
HS: Hoạt động cá nhân tìm cách điều chỉnh cho ba kim thẳng hàng theo yêu cầu của câu C5.
C5: Đầu tiên cắm hai cái kim thẳng đứng trên mặt một tờ giấy. Dùng mắt ngắm sao cho kim thứ nhất che khuất kim thứ hai. Sau đó di chuyển kim thứ ba đến vị trí bị kim thứ nhất che khuất. Vậy kim thứ nhất đã che khuất kim thứ hai và thứ ba. Chứng tỏ ba kim đã thẳng hàng.
4. Củng Cố : (3 phút)
+ Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng.
+ Biểu diễn đường truyền của ánh sáng.
+ Khi ngắm phân đội em xếp thẳng hàng em phải làm như thế nào? Giải thích?
5. Dặn dò. (1 phút)
+ Học thuộc phần ghi nhớ trong SGK. Trả lời lại các câu C1 đến C5 vào vở học.
+ Làm bài tập trong SBT.
+ Về nhà chuẩn bị trước bài 3 cho tiết học sau.
Duyệt của tổ chuyên môn
IV. RÚT KINH NGHIÊM.
File đính kèm:
- li 7 tuan 2.doc