Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 20 - Tiết 20 - Chương 3: Điện học sự nhiễm điện do cọ xát

Mô tả một hiện tượng hoặc một thí nghiệm chứng tỏ vật nhiễm điện do cọ xát.

- Nêu được hai biểu hiện của các vật bị nhiễm điện là hút các vật khác hoặc làm sáng bóng đèn bút thử điện.

2- Kĩ năng:

- Giải thích được một số hiện tượng nhiễm điện do cọ xát trong thực tế, làm thí nghiệm.

3- Thái độ:

- Hứng thú trong học tập, hợp tác trong học tập.

 

doc58 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 992 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 20 - Tiết 20 - Chương 3: Điện học sự nhiễm điện do cọ xát, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 20 CHƯƠNG 3: ĐIỆN HỌC SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT Ngày soạn: 02/01/2014 Tiết: 20 I/ MỤC TIÊU: 1- Kiến thức: - Mô tả một hiện tượng hoặc một thí nghiệm chứng tỏ vật nhiễm điện do cọ xát. - Nêu được hai biểu hiện của các vật bị nhiễm điện là hút các vật khác hoặc làm sáng bóng đèn bút thử điện. 2- Kĩ năng: - Giải thích được một số hiện tượng nhiễm điện do cọ xát trong thực tế, làm thí nghiệm. 3- Thái độ: - Hứng thú trong học tập, hợp tác trong học tập. - Bảo vệ an toàn cho người. II/ CHUẨN BỊ: 1- Chuẩn bị của GV: Đồ dùng dạy học: Đồ dùng mỗi nhóm: 1 thước nhựa, 1 mảnh vải, 1 thanh thuỷ tinh, 1 mảnh lụa, 1 thước nhựa, 1 mảnh len, 1 mảnh phim nhựa, 1 mảnh tôn, 1 quả cầu xốp có dây treo, 1 giá thí nghiệm, 1 bút thử điện. Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: Thí nghiệm, theo nhóm. 2- Chuẩn bị của HS: Chép thí nghiệm 1, 2 của bài học vào vở bài tập. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1- Ổn định tình hình lớp: (1 phút) Điểm danh học sinh trong lớp. Chuẩn bị trả bài kiểm tra học kì I. 2- Trả bài kiểm tra học kì I: (3 phút) 3- Giảng bài mới: (1 phút) Giới thiệu bài: Các em đã biết về điện, điện làm đèn sáng lên, làm chạy quạt điện... Để biết do đâu có điện, đo điện và sử dụng điện như thế nào? Tiến trình bài dạy: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là vật nhiễm điện (28 phút) I/ Vật nhiễm điện: Thí nghiệm 1: (SGK) Kết luận 1: Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng hút các vật khác. Thí nghiệm 2: (SGK) Kết luận 2: Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện. - Các vật sau khi bị cọ xát có khả năng hút các vật khác hay làm sáng bóng đèn bút thử điện gọi là các vật nhiễm điện hay các vật mang điện tích. Gv: Các em đọc phần mở đầu bài. Cho biết đã gặp những hiện tượng gì? * Đó là nhiễm điện do cọ xát. Để biết vật nhiễm điện như thế nào? * Ta tìm hiểu qua các thí nghiệm sau. Gv: Các em đọc phần thí nghiệm 1, cho biết làm thí nghiệm như thế nào? - Giới thiệu thước nhựa, thanh thuỷ tinh, mảnh nilông, mảnh phim nhựa, mảnh vải, mảnh lụa, mảnh len. - Các em làm thí nghiệm và ghi kết quả vào bảng ở sách giáo khoa. - Hỏi: Kết quả thí nghiệm khi đặt lại gần các vật em thấy như thế nào? Gv: Các em hoàn thành kết luận 1 được kết luận gì? * Ngoài khả năng hút các vật khác, còn có khả năng nào khác không? Gv: Các em đọc phần thí nghiệm 2, cho biết làm thí nghiệm như thế nào? - Giới thiệu thước nhựa, mảnh tôn, miếng nhựa, bút thử điện. - Các em nhận dụng cụ, làm thí nghiệm và quan sát. - Hỏi: Làm thí nghiệm các em quan sát có kết quả gì? Gv: Các em hoàn thành kết luận 2 được kết luận gì? - Giới thiệu và ghi: Các vật sau khi bị cọ xát có khả năng hút các vật khác hay làm sáng bóng đèn bút thử điện gọi là các vật nhiễm điện hay các vật mang điện tích. Gv: Sét có ảnh hưởng gì đến con người? Gv: Để chống sét ta làm thế nào? - Gặp hiện tượng sấm sét. - Đặt thước nhựa, thanh thuỷ tinh, thanh nhựa lại gần giấy vụn, quả cầu xốp. Cọ xát thước nhựa, thanh thuỷ tinh, thanh nhựa đưa lại gần giấy vụn, quả cầu xốp. - Nhóm làm thí nghiệm và ghi kết quả vào bảng ở sách giáo khoa. - Các vật hút nhau. - Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng hút các vật khác. - Đặt miếng tôn lên miếng nhựa, cầm bút thử điện chạm vào miếng tôn. Cọ xát miếng nhựa, đặt miếng tôn lên miếng nhựa. Chạm bút thử điện vào mảnh tôn. Làm thí nghiệm tương tự thay miếng nhựa bằng thước nhựa. - Nhóm nhận dụng cụ, làm thí nghiệm và quan sát. - Khi chưa cọ xát bóng đèn của bút không sáng. Khi cọ xát bóng đèn của bút sáng. - Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện. - Ghi bài. - Gây tai nạn cho người. - Làm các cột thu lôi. Hoạt động 2: Vận dụng (8 phút) II/ Vận dụng: - C1: Khi chải đầu tóc và lược nhựa đều bị cọ xát. Cả lược và tóc đều bị nhiễm điện. Do đó tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra. - C2: Khi cánh quạt chạy cọ xát với không khí, cánh quạt nhiễm điện hút các hạt bụi nên bụi bám vào cánh quạt. Ở mép ngoài cọ xát mạnh nhiễm điện nhiều hút mạnh nên bụi bám vào nhiều hơn. - C3: Khi dùng vải lau chùi gương soi, cửa kính hay màn hình ti vi thì chúng nhiễm điện hút các bụi vải, nên có bụi vải bám vào chúng. - Các em làm C1: Giải thích tại sao vào những ngày thời tiết khô ráo, đặt biệt là những ngày hanh khô, khi chải đầu bằng lược nhựa, nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra? - Gọi học sinh trả lời, gọi học sinh khác nhận xét. - Các em làm C2: Khi thổi vào mặt bàn, bụi bay đi. Tại sao cánh quạt điện thổi gió mạnh, sau một thời gian lại có nhiều bụi bám vào cánh quạt, đặt biệt ở mép cánh quạt chém vào không khí? - Gọi học sinh trả lời, gọi học sinh khác nhận xét. - Các em làm C3: Vào những ngày thời tiết khô ráo, lau chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình ti vi bằng khăn bông khô thì vẫn có bụi vải bám vào chúng. Giải thích tại sao? - Gọi học sinh trả lời, gọi học sinh khác nhận xét. - C1: Khi chải đầu tóc và lược nhựa đều bị cọ xát. Cả lược và tóc đều bị nhiễm điện. Do đó tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra. - Trả lời theo chuẩn bị. - C2: Khi cánh quạt chạy cọ xát với không khí, cánh quạt nhiễm điện hút các hạt bụi nên bụi bám vào cánh quạt. Ở mép ngoài cọ xát mạnh nhiễm điện nhiều hút mạnh nên bụi bám vào nhiều hơn. - Trả lời theo chuẩn bị. - C3: Khi dùng vải lau chùi gương soi, cửa kính hay màn hình ti vi thì chúng nhiễm điện hút các bụi vải, nên có bụi vải bám vào chúng. - Trả lời theo chuẩn bị. Hoạt động 3: Củng cố (3 phút) - Làm thế nào để một thước nhựa, thanh thuỷ tinh bị nhiễm điện? - Vật bị nhiễm điện có khả năng gì? - Làm thế nào để nhận biết một vật bị nhiễm điện? - Bài học. - Bài học. - Bài học. 4- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (2 phút) - Về học thuộc bài. - Làm bài tập: 17.1.2.3.4 SBT. - Đọc phần có thể em chưa biết. - Xem trước bài “Hai loại điện tích”. Tuần: 21 HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH Ngày soạn: 08/01/2014 Tiết: 21 I/ MỤC TIÊU: 1- Kiến thức: - Biết chỉ có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm, hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau. - Nêu được cấu tạo nguyên tử gồm: hạt nhân mang điện tích dương và các êlectrôn mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hoà về điện. - Biết được vật mang điện tích âm nhận thêm êlectrôn, vật mang điện tích dương mất bớt êlectrôn. 2- Kĩ năng: Thu thập thông tin, lắp ráp và làm thí nghiệm. 3- Thái độ: Tính cẩn thận, hợp tác trong học tập. Biết bảo vệ môi trường làm việc. II/ CHUẨN BỊ: 1- Chuẩn bị của GV: Đồ dùng mỗi nhóm: 2 thanh nhựa sẫm màu, mảnh len, 1 thanh thuỷ tinh, mảnh lụa, 1 trục quay, 3 mảnh ni lông 13cmX25cm, 1 bút chì, 1 kẹp nhựa. Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: Thí nghiệm, theo nhóm. 2- Chuẩn bị của HS: Chép thí nghiệm 1, 2 của bài học. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1- Ổn định tình hình lớp: (1 phút) Điểm danh học sinh trong lớp. Chuẩn bị kiểm tra bài cũ 2- Kiểm tra bài cũ: (4 phút) Câu hỏi Đáp án Biểu điểm - Các vật nhiễm điện có khả năng gì? - Các vật nhiễm điện có khả năng hút các vật khác hay làm sáng bóng đèn bút thử điện. 5 đ 5 đ - Làm thế nào để nhận biết một vật nhiễm điện? - Để nhận biết vật nhiễm điện ta đặt vật gần các vụn giấy. Nếu vật hút các vụn giấy là vật nhiễm điện. 5 đ 5 đ Gv: gọi Hs nhận xét, Gv: nhận xét, ghi điểm. 3- Giảng bài mới: (1 phút) Giới thiệu bài: Một vật nhiễm điện có khả năng hút các vật khác. Để biết các vật bị nhiễm điện đặt gần nhau thì chúng như thế nào? Tiến trình bài dạy: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Nhận biết vật nhiễm điện do cọ xát có thể hút hoặc đẩy vật thứ hai cũng bị nhiễm điện (20 phút) I/ Hai loại điện tích: Thí nghiệm 1: (SGK) Thí nghiệm 2: (SGK) Kết luận: Có hai loại điện tích. Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, mang điện tích khác loại thì hút nhau. Quy ước: Gọi điện tích thanh thuỷ tinh là điện tích dương (+), điện tích của thanh nhựa là điện tích âm (-). - C1. * Để biết hai vật nhiễm điện đặt gần nhau thì chúng như thế nào? * Ta tìm hiểu qua các thí nghiệm sau. - Hỏi: Các em đọc thí nghiệm 1. Cho biết làm thí nghiệm như thế nào? - Giới thiệu mảnh ni lông kẹp vào bút chì, trục quay, thanh nhựa có lỗ, thanh nhựa không có lỗ. - Các em nhận dụng cụ và làm thí nghiệm xem chúng hút nhau hay đẩy nhau? - Gọi vài nhóm nêu kết quả thí nghiệm? Gv: Các em hoàn thành nhận xét được nhận xét gì? * Ta xét thí nghiệm 2. - Hỏi: Các em đọc thí nghiệm 2. Cho biết làm thí nghiệm như thế nào? - Các em nhận dụng cụ và làm thí nghiệm và trả lời chúng hút nhau hay đẩy nhau? - Gọi vài nhóm trả lời. Gv: Các em hoàn thành nhận xét được nhận xét gì? - Hỏi: Qua các thí nghiệm các em hoàn thành kết luận được kết luận gì? - Giáo viên giới thiệu và ghi: Quy ước: gọi điện tích thanh thuỷ tinh là điện tích dương (+), điện tích của thanh nhựa là điện tích âm (-). - Đọc C1 và trả lời C1. Gv: Bụi trong các nhà máy có ảnh hưởng gì đến con người? Gv: Phải làm gì để giảm lượng bụi? - Chưa cọ xát nhấc hai mảnh ni lông lên. Sau khi cọ xát, nhấc hai mảnh ni lông lên. Chưa cọ xát, đặt hai thanh nhựa gần nhau. Sau khi cọ xát, đặt hai thanh nhựa lại gần nhau. - Làm thí nghiệm, chúng đẩy nhau. - Theo chuẩn bị. - Hai vật giống nhau được cọ xát như nhau thì mang điện tích cùng loại và khi đặt gần nhau thì chúng đẩy nhau. - Chưa cọ xát, đặt thanh thuỷ tinh lại gần thanh nhựa. Sau khi cọ xát, đặt thanh thuỷ tinh lại gần thanh nhựa. - Làm thí nghiệm, chúng hút nhau. - Thanh nhựa và thanh thuỷ tinh khi được cọ xát thì chúng hút nhau do chúng mang điện tích khác loại. - Có hai loại điện tích. Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, mang điện tích khác loại thì hút nhau. - Ghi bài. - C1: Mảnh vải mang điện tích dương. Vì chúng hút nhau nên mang điện tích khác loại với nhựa. - Gây khó thở… - Làm các tấm kim loại nhiễm điện để hút bụi. Hoạt động 2: Tìm hiểu về cấu tạo nguyên tử (10 phút) II/ Sơ lược về cấu tạo nguyên tử: - Ở tâm nguyên tử có một hạt nhân mang điện tích dương. - Xung quanh hạt nhân có các êlectrôn mang điện tích âm chuyển động tạo thành lớp vỏ của nguyên tử. - Tổng điện tích âm của các êlectrôn có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân. Do đó bình thường nguyên tử trung hoà về điện. - Êlectrôn có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác. * Để biết tại sao có hai loại điện tích? Điện tích này từ đâu mà có? - Các em đọc phần II và xem hình 18.4. - Hỏi: Mọi vật được cấu tạo từ nguyên tử, nguyên tử. Mô hình nguyên tử hình 18.4 gồm có gì? Gv: Khi nguyên tử trung hòa về điện thì điện tích âm và dương như thế nào? Gv: Các êlectrôn có thể dịch chuyển ra ngoài nguyên tử không? - Đọc bài và xem hình. - Ở tâm nguyên tử có một hạt nhân mang điện tích dương. Xung quanh hạt nhân có các êlectrôn mang điện tích âm chuyển động tạo thành lớp vỏ của nguyên tử. - Tổng điện tích âm của các êlectrôn có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân. Do đó bình thường nguyên tử trung hoà về điện. - Êlectrôn có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác. Hoạt động 3: Vận dụng (5 phút) III/ Vận dụng: - C2: Mỗi vật đều có điện tích dương và điện tích âm. Điện tích dương tồn tại ở hạt nhân, điện tích âm tồn tại ở các êlectrôn. - C3: Các vật không hút các vụn giấy do các vật không nhiễm điện. Trị số tuyệt đối các điện tích dương bằng điện tích âm. - C4: Thước nhựa nhận thêm êlectrôn, mảnh vải mất bớt êlectrôn. Thước nhựa nhiễm điện âm, mảnh vải nhiễm điện dương. Vật mất bớt êlectrôn là nhiễm điện dương, vật nhận thêm êlectrôn là nhiễm điện âm. * Ta sang phần vận dụng. - Các em làm C2: Trước khi cọ xát, có phải trong mỗi vật đều có điện tích dương và điện tích âm hay không? Nếu có thì các điện tích này tồn tại ở những loại hạt nào cấu tạo nên vật? - Gọi học sinh trả lời, học sinh khác nhận xét. - Các em làm C3: Tại sao trước khi cọ xát, các vật không hút các vụn giấy nhỏ? - Gọi học sinh trả lời, học sinh khác nhận xét. - Các em làm C4: Sau khi cọ xát, vật nào trong hình 18.5b nhận thêm êlectrôn, vật nào mất bớt êlectrôn? Vật nào nhiễm điện dương, vật nào nhiễm điện âm? - Gọi học sinh trả lời, học sinh khác nhận xét. Gv: Khi nào vật nhiễm điện dương, vật nhiễm điện âm? - C2: Mỗi vật đều có điện tích dương và điện tích âm. Điện tích dương tồn tại ở hạt nhân, điện tích âm tồn tại ở các êlectrôn. - Theo chuẩn bị. - C3: Các vật không hút các vụn giấy do các vật không nhiễm điện. Trị số tuyệt đối các điện tích dương bằng điện tích âm. - Theo chuẩn bị. - C4: Thước nhựa nhận thêm êlectrôn, mảnh vải mất bớt êlectrôn. Thước nhựa nhiễm điện âm, mảnh vải nhiễm điện dương. - Theo chuẩn bị. - Vật mất bớt êlectrôn nhiễm điện dương, vật nhận thêm êlectrôn nhiễm điện âm. Hoạt động 4: Củng cố (4 phút) - Có mấy loại điện tích, là điện tích gì? - Khi nào vật mang điện tích âm, vật mang điện tích dương? - Bài học. - Bài học. 4- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (1 phút) - Về học thuộc bài. - Làm bài tập: 18.1.2.3 SBT. - Đọc phần có thể em chưa biết. - Xem trước bài “Dòng điện – nguồn điện”. Tuần: 22 DÒNG ĐIỆN – NGUỒN ĐIỆN Ngày soạn: 14/01/2014 Tiết: 22 I/ MỤC TIÊU: 1- Kiến thức: - Mô tả một thí nghiệm tạo ra dòng điện, nhận biết có dòng điện (bóng điện sáng, quạt điện quay...) và nêu được dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. - Nêu được tác dụng chung của nguồn điện là tạo ra dòng điện. 2- Kĩ năng: Mắc được mạch điện kín gồm pin, bóng đèn, công tắc và dây nối. 3- Thái độ: Tính tích cực, hứng thú và hợp tác trong học tập. II/ CHUẨN BỊ: 1- Chuẩn bị của GV: Đồ dùng mỗi nhóm: 1 nguồn điện, 1 bóng đèn, 1 công tắc, 5 dây nối. Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: Thí nghiệm, trực quan, theo nhóm. 2- Chuẩn bị của HS: Chép thí nghiệm ở phần 2: Mạch điện có nguồn điện bài 19: dòng điện – nguồn điện. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1- Ổn định tình hình lớp: (1 phút) Điểm danh học sinh trong lớp. 2- Kiểm tra bài cũ : (6 phút) Tại sao khi cọ xát thước nhựa vào miếng vải, đặt thước nhựa lại gần các vụn giấy, thước nhựa hút các vụn giấy? 3- Giảng bài mới: Giới thiệu bài: (1 phút) Các em đã biết vật trung hoà về điện thì giá trị tuyệt đối của điện tích âm bằng điện tích dương, vật không nhiễm điện. Còn vật nhiễm điện âm nhận thêm êlectrôn, vật nhiễm điện dương mất bớt êlectrôn. Để biết khi đặt bóng đèn bút thử điện vào vật nhiễm điện thì các điện tích và bóng đèn như thế nào? Tiến trình bài dạy: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Tìm hiểu sự tương tự giữa dòng điện và dòng nước (12 phút) I/ Dòng điện: - C2. Kết luận: Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. Gv: Các em đọc phần mở đầu bài. Cho biết khi nào đèn điện sáng, quạt điện quay? * Để biết dòng điện là gì? Gv: Để hiểu về dòng điện các em tìm hiểu sự tương tự giữa dòng điện và dòng nước ở hình 19.1. Cho biết cái gì tương tự với nhau? - Các em làm C1: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống các câu được các câu gì? - Các em trả lời C2: Khi nước ngừng chảy ta phải đổ thêm nước vào bình A để nước lại chảy qua ống xuống bình B. Đèn bút thử điện ngừng sáng, làm thế nào để đèn này lại sáng? Gv: Các em hoàn thành nhận xét được nhận xét gì? - Hỏi: Dòng các điện tích dịch chuyển có hướng gọi là dòng điện. Vậy dòng điện là gì? Gv: Khi có dòng điện chạy qua đèn điện và quạt điện thì chúng như thế nào? - Khi có dòng điện chạy qua chúng. - Điện tích trên mảnh phim nhựa tương tự nước trong bình. Điện tích dịch chuyển qua bút đến tay tương tự nước chảy từ bình A qua vòi đến bình B. - C1: a) Điện tích của mảnh phim nhựa tương tự như nước trong bình. b) Điện tích dịch chuyển từ mảnh phim nhựa qua bóng đèn đến tay ta tương tự như nước chảy từ bình A xuống bình B. - C2: Dùng vải cọ xát vào mảnh nhựa. - Bóng đèn bút thử điện sáng khi các điện tích dịch chuyển qua nó. - Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. - Đèn điện sáng, quạt điện quay. Hoạt động 2: Tìm hiểu nguồn điện thường dùng và cách mắc mạch điện (12 phút) II/ Nguồn điện: 1- Các nguồn điện thường dùng: - Nguồn điện có khả năng cung cấp dòng điện để các dụng cụ điện hoạt động. - Mỗi nguồn điện đều có hai cực: Cực dương (kí hiệu dấu +), cực âm (kí hiệu dấu -). - C3. 2- Mạch điện có nguồn điện: - Mạch điện gồm các thiết bị điện như bóng đèn, công tắc nối với hai cực của nguồn điện bằng dây điện. * Các em đã biết về đèn điện. Muốn làm cho đèn sáng lên ta phải làm gì? * Để biết nguồn điện là gì? - Các em đọc phần 1 và làm C3. Gv: Dùng nguồn điện để làm gì? Gv: Trên mỗi nguồn điện có các cực gì? - Trả lời C3: Hãy kể tên các nguồn điện có trong hình 19.2 và một vài nguồn điện mà em biết và chỉ ra đâu là cực dương, cực âm của mỗi nguồn điện? * Để biết cách mắc mạch điện có nguồn điện để đèn sáng lâu ta phải làm như thế nào? - Các em đọc phần 2. - Hỏi: Em thấy hình 19.3 có các bộ phận gì? - Các em làm thí nghiệm mắc mạch điện như hình 19.3 rồi đóng công tắc cho đèn sáng. - Giáo viên theo dõi, hướng dẫn và nhận xét kết quả các nhóm. - Làm thí nghiệm ta được mạch điện. Vậy mạch điện gồm các thiết bị điện như bóng đèn, công tắc nối với hai cực của nguồn điện bằng dây điện. - Đọc bài và làm C3. - Nguồn điện có khả năng cung cấp dòng điện để các dụng cụ điện hoạt động. - Cực dương (kí hiệu dấu +), cực âm (kí hiệu dấu -). - C3: Ác quy, pin tròn, pin tiểu, pin vuông. Chỗ dấu – là cực âm, dấu + là cực dương. - Đọc bài. - Có nguồn điện pin, bóng đèn, công tắc, dây nối. - Nhóm làm thí nghiệm mắc mạch điện như hình 19.3 rồi đóng công tắc cho đèn sáng. - Ghi bài. Hoạt động 3: Vận dụng (10 phút) III/ Vận dụng: - C4: Đèn điện sáng khi có dòng điện chạy qua. Quạt điện quay khi có dòng điện chạy qua. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. - C5: Đèn pin, máy tính, đồng hồ điện tử, đài, bộ điều khiển từ xa ti vi... - C6: Ấn đầu đi na mô vào bánh xe và quay bánh xe thì đèn sáng. - Các em trả lời C4: Cho các từ và cụm từ sau đây: đèn điện, quạt điện, điện tích, dòng điện. Hãy viết ba câu, mỗi câu có sử dụng hai trong số các từ, cụm từ đã cho. - Trả lời C5: Hãy kể tên năm dụng cụ hay thiết bị điện sử dụng nguồn điện là pin? - Trả lời C6: Ở nhiều xe đạp có một bộ phận là nguồn điện gọi là đi na mô tạo ra dòng điện để thắp sáng đèn. Hãy cho biết làm thế nào để nguồn điện này hoạt động thắp sáng đèn? - C4: Đèn điện sáng khi có dòng điện chạy qua. Quạt điện quay khi có dòng điện chạy qua. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. - C5: Đèn pin, máy tính, đồng hồ điện tử, đài, bộ điều khiển từ xa ti vi... - C6: Ấn đầu đi na mô vào bánh xe và quay bánh xe thì đèn sáng. Hoạt động 4: Củng cố (2 phút) - Dòng điện là gì? - Nguồn điện có tác dụng gì? - Muốn cho dòng điện chạy trong mạch điện thì mạch điện phải có điều kiện gì? - Bài học. - Bài học. - Bài học. 4- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (1 phút) - Về học thuộc bài. - Làm bài tập: 19.1.2.3 SBT. Tuần: 23 CHẤT DẪN ĐIỆN VÀ CHẤT CÁCH ĐIỆN DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI Ngày soạn: 20/01/2014 Tiết: 23 I/ MỤC TIÊU: 1- Kiến thức: - Nhận biết được chất dẫn điện và chất cách điện qua thí nghiệm. - Kể tên một số vật (hoặc vật liệu) dẫn điện và cách điện thường dùng. - Nêu được dòng điện trong kim loại là dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng. 2- Kĩ năng: Thu thập, xử lí thông tin, lắp ráp và làm thí nghiệm. 3- Thái độ: Tính trung thực, cẩn thận, hợp tác trong học tập. II/ CHUẨN BỊ: 1- Chuẩn bị của GV: Đồ dùng mỗi nhóm: 1 nguồn điện pin, 1 bóng đèn, 2 dây nối, 2 dây có mỏ kẹp, 1 đoạn thép, 1 đoạn đồng, 1 đoạn nhôm, 1 đoạn ruột bút chì, 1 đoạn nhựa. Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: Thí nghiệm, trực quan, theo nhóm. 2- Chuẩn bị của HS: Đọc phần I bài 20 và chép thí nghiệm gồm phần 1, 2, 3. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1- Ổn định tình hình lớp: (1 phút) - Điểm danh học sinh trong lớp. - Trả bài kiểm tra 15 phút. 3- Giảng bài mới: (1 phút) Giới thiệu bài: Dòng điện ở gia đình nếu chạy qua cơ thể người sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy để đảm bảo an toàn, các dụng cụ và thiết bị điện phải được chế tạo gồm những bộ phận dẫn điện và bộ phận cách điện. Để biết bộ phận dẫn điện và cách điện là gì? Tiến trình bài dạy: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Tìm hiểu chất dẫn điện và chất cách điện (16 phút) I/ Chất dẫn điện và chất cách điện: - Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. - Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. - C1. Thí nghiệm: (SGK) - C2. - C3. * Để biết bộ phận dẫn điện và cách điện là gì? Gv: Các em đọc phần I. Cho biết chất dẫn điện là gì? Chất cách điện là gì? - Trả lời C1: Hãy quan sát hình 20.1 và cho biết các bộ phận dẫn điện là gì? Các bộ phận cách điện là gì? * Để biết cách xác định vật dẫn điện và vật cách điện như thế nào? Ta xét thí nghiệm sau. Gv: Các em đọc thí nghiệm và cho biết làm thí nghiệm như thế nào? - Hỏi: Khi kẹp vật vào đèn sáng thì vật đó là vật gì? Khi kẹp vật vào đèn không sáng thì vật đó gọi là vật gì? - Giáo viện giới thiệu dụng cụ, cho các nhóm nhận dụng cụ, làm thí nghiệm quan sát và ghi kết quả vào bảng. - Gọi vài nhóm nêu kết quả: vật dẫn điện là gì, vật cách điện là gì? - Trả lời C2: Hãy kể tên ba vật liệu thường được dùng để làm vật dẫn điện và ba vật liệu thường được dùng để làm vật cách điện? - Trả lời C3: Hãy nêu một số trường hợp chứng tỏ rằng không khí ở điều kiện bình thường là chất cách điện? - Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. - C1: Bộ phận dẫn điện: dây tóc, dây trục, lõi dây. Bộ phận cách điện: trụ thuỷ tinh, thuỷ tinh đen, vỏ dây. - Lắp mạch điện như hình 20.2. Chập hai mỏ kẹp cho đèn sáng. Kẹp hai mỏ kẹp vào hai đầu vật cần xác định, quan sát bóng đèn và ghi kết quả. - Đèn sáng là vật dẫn điện. Đèn không sáng là vật cách điện. - Nhóm nhận dụng cụ, làm thí nghiệm quan sát và ghi kết quả vào bảng. - Vật dẫn điện đồng, nhôm... Vật cách điện: dây nhựa... - C2: Ba vật liệu dẫn điện: đồng, nhôm, thép. Ba vật liệu cách điện: nhựa, sứ, cao su. - C3: Công tắc điện để hở ở giữa là không khí cách điện nên đèn không sáng. Hoạt động 2: Tìm hiểu dòng điện trong kim loại (12 phút) II/ Dòng điện trong kim loại? 1- Êlectrôn tự do trong kim loại: - C4. Trong kim loại các êlectrôn thoát ra kHỏi nguyên tử chuyển động tự do gọi là các êlectrôn tự do. - C5. 2- Dòng điện trong kim loại: - C6. - Dòng điện trong kim loại là dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng. * Đồng, nhôm, thép ... là kim loại. Để biết dòng điện trong kim loại như thế nào? * Trong kim loại cũng có các êlectrôn. Để biết các êlectrôn đó như thế nào? - Các em đọc phần a và trả lời C4: Trong nguyên tử hạt nào mang điện tích dương, hạt nào mang điện tích âm? - Hỏi: Các em đọc phần b. Cho biết êlectrôn như thế nào là êlectrôn tự do? - Trả lời C5: Hãy nhận biết trong mô hình hình 20.3. Kí hiệu nào biểu diễn các êlectrôn tự do? Kí hiệu nào biểu diễn phần còn lại của nguyên tử. Chúng mang điện tích gì? Vì sao? * Còn dòng điện trong kim loại là gì? - Các em đọc phần 2 và trả lời C6: Hãy cho biết các êlectrôn tự do bị cực nào của pin đẩy, bị cực nào của pin hút. Hãy vẽ thêm mũi tên cho mỗi êlectrôn tự do này để chỉ chiều dịch chuyển có hướng của chúng. - Hỏi: Các em hoàn thành kết luận được kết luận gì? Gv: Vậy dòng điện trong kim loại là gì? - C4: Hạt nhân mang điện tích dương, các êlectrôn mang điện tích âm. - Trong kim loại các êlectrôn thoát ra kHỏi nguyên tử chuyển động tự do gọi là các êlectrôn tự do. - C5: Kí hiệu vòng tròn nhỏ có dấu – là biểu diễn êlectrôn tự do. Kí hiệu vòng tròn lớn có dấu + biểu diễn phần còn lại của nguyên tử. Chúng mang điện tích dương, vì mất bớt êlectrôn. - C6: Các êlectrôn tự do bị cực âm của pin đẩy, bị cực dương của pin hút. Đánh dấu mũi tên cho mỗi êlectrôn tự do chỉ chiều dịch chuyển có hướng của chúng. - Các êlectrôn tự do trong kim loại dịch chuyển có hướng tạo thành dòng điện chạy qua nó. - Dòng điện trong kim loại là dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng. Hoạt động 3: Vận dụng (8 phút) III/ Vận dụng: - Làm C7: B. Một đoạn ruột bút chì. - Làm C8: Vật liệu sử dụng nhiều nhất là nhựa. - C9: C. Một đoạn dây nhựa. - Trả lời C7: Vật nào dưới đây là vật dẫn điện? A. Than gỗ khô; B. Một đoạn ruột bút chì; C. Một đoạn dây nhựa; D. Thanh thuỷ tinh. - Trả lời C8: Trong các dụng cụ và thiết bị điện thường dùng, vật liệu cách điện đư

File đính kèm:

  • docGiao an vat li 7 HKII nam hoc 20132014 theo PPCT huyen A Luoi.doc