Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 22 - Tiết 22 - Chất dẫn điện và chất cách điện dòng điện trong kim loại (tiếp)

- MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nhận biết trên thực tế vật dẫn điện là vật cho dòng điện đi qua, vật cách điện là vật không cho dòng điện đi qua.

- Kể tên được một số vật dẫn điện và vật cách điện thường dùng.

- Biết được dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng.

 

doc7 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1031 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 22 - Tiết 22 - Chất dẫn điện và chất cách điện dòng điện trong kim loại (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 Ngày 02/02/007 Tiết 22 CHẤT DẪN ĐIỆN VÀ CHẤT CÁCH ĐIỆN DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI I- MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Nhận biết trên thực tế vật dẫn điện là vật cho dòng điện đi qua, vật cách điện là vật không cho dòng điện đi qua. Kể tên được một số vật dẫn điện và vật cách điện thường dùng. Biết được dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng. 2. Kĩ năng: Mắc mạch điện đơn giản. Làm thí nghiệm xác định vật dẫn điện, vật cách điện. 3. Thái độ: có thói quen sử dụng điện an toàn. II- CHUẨN BỊ: Cả lớp: Bảng ghi kết quả TN của các nhóm trên giấy A0 hoặc bảng phụ: Hãy đánh dấu X cho vật dẫn điện, 0 cho vật cách điện vào bảng sau: Nhóm Nhóm 1 Nhóm2 Nhóm3 Nhóm4 Nhóm5 Nhóm6 1- Dây đồng 2- Vỏ nhựa 3- Chén sứ 4- Ruột bút chì 5-…… Phiếu học tập cho các nhóm: +Phiếu học tập1: Hãy gạch dưới những bộ phận dẫn điện trên hình vẽ bóng đèn và phích cắm điện với dây nối ở H20.1/55sgk. + Phiếu học tập2: Hãy vẽ thêm mũi tên cho mỗi electron tự do ở hình vẽ 20.4/56sgk để chỉ chiều chuyển dịch có hướng của chúng. *Mỗi nhóm HS: 1 bóng đèn sợi đốt: đui ngạnh hoặc đui xoáy được nối với phích cắm điện bằng 1 đoạn dây điện có vỏ bọc cách điện. 2pin 1 bóng đèn pin, 1 công tắc, 5 đoạn dây nối có mỏ kẹp. 1 số vật cần xác định : 1 đoạn dây đồng, 1 đoạn dây thép, 1 đoạn vỏ nhựa bọc ngoài dây điện, 1 chén sứ. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC TL THẦY TRÒ KIẾN THỨC 5p 20p 110p 10p HĐ1: KTBC- TCTHHT - GV đưa ra một mạch điện hở gồm 2 pin, 1khoá K, 1 bóng đèn và dây dẫn( mạch hở do 2 đầu dây dẫn là 2 mỏ kẹp không nối với nhau) . Hỏi: + Trong mạch điện đã cho có dòng điện chạy qua không? + Muốn có dòng điện chạy trong mạch em phải kiểm tra và mắc lại mạch điện như thế nào? + Dấu hiệu nào giúp em nhận biết có dòng điện trong mạch? * Tổ chức t/h học tập: như sgk HĐ2: Xác định chất dẫn điện và chất cách điện. - Yêu cầu HS đọc mục I/55sgk trả lời câu hỏi: + Chất dẫn điện là gì? + Chất cách điện là gì? - Trong bộ TN của mỗi nhóm đã có sẵn một số vật, gọi 1 HS đại diện 1 nhóm đọc tên các vật trong bộ TN của nhóm mình. - Trước hết các em hãy đoán xem các vật trong khay, vật dẫn điện , vật cách điện và để chúng riêng ra. - Muốn xác định một cách chính xác vật nào dẫn điện, vật nào cách điện chúng ta phải tiến hành TN kiểm tra. Giả sử muốn kiểm tra vỏ bọc nhựa của dây dẫn là vật dẫn điện hay cách địên các em làm thế nào? - Dấu hiệu nào cho ta biết vật cần kiểm tra là dẫn điện hay cách điện? - Yêu cầu mỗi nhóm mắc 1 mạch điện như H20.2 và tiến hành TN kiểm tra xem vật nào dẫn điện, vật nào cách điện. Ghi kết quả vào bảng kết quả TN của nhóm mình. * GV nhắc nhở HS làm TN: đầu tiên phải chập 2 mỏ kẹp để đảm bảo đèn sáng. - Sau khi các nhóm tiến hành xong TN, GV hướng dẫn HS thảo luận kết quả TN: nếu kết quả sai hoặc kết quả các nhóm khác nhau, GV mời HS nhóm đó lên làm lại TN để các bạn ở lớp quan sát, nhận xét những nguyên nhân dẫn đến kết quả sai – chốt lại kết quả đúng ghi vở ví dụ về vật dẫn điện, vật cách điện. - Ở mỗi nhóm đều có hai thiết bị điện rất gần gũi với chúng ta, đó là bóng đèn và phích cắm. Hãy quan sát 1 bóng đèn gồm những bộ phận nào? - Phần đui đèn chúng ta không nhìn thấy được, kết hợp với h20.1sgk, ta tìm hiểu xem bóng đèn và phích cắm gồm bộ phận nào dẫn điện, bộ phận nào cách điện? - GV phát phiếu học tập1(H20.1-sgk), yêu cầu HS gạch dưới những bộ phận dẫn điện nêu trên hình vẽ. - GV cho HS nhận xét kết quả của các nhóm. - Khi cắm phích điện vào ổ điện thì tay ta cầm vào phần nào để cắm? ( lưu ý không giật dây nối vì có thể làm đứt lõi bên trong hoặc làm rạn hở lõi dây rất nguy hiểm). - Hãy kể thêm vật dẫn điện, vật cách điện trong thực tế? (C2) - Yêu cầu HS đọc và trả lời C3. *GV lưu ý: Ở điều kiện thường, không khí không dẫn điện, còn trong đk đặc biệt nào đó thì không khí vẫn có thể dẫn điện. -Ở đk bình thường, nước thường dùng (như nước máy) là chất dẫn điện hay cách điện? GV thông báo: các loại nước thường dùng như nước máy, nước mưa, nước ao hồ…đều dẫn điện trừ nước nguyên chất, vì vậy khi tay ướt ta không nên sờ vào ổ cắm hay phích điện để tránh bị điện giật và các tbị điện cần để ở nơi khô ráo. Vật dẫn điện hay cách điện chỉ có tính chất tương đối, tuỳ thuộc vào từng điều kiện cụ thể. Bài trước chúng ta đã n/c về dđiện, một bạn hãy nhắc lại: Dòng điện là gì? Trong các ví dụ về vật dẫn điện, các em thấy các kim loại đều dẫn điện tốt. Trong kim loại dòng điện là dòng chuyển dời của có hướng của hạt nào? Chúng ta n/c tiếp phần II. HĐ3: Tìm hiểu dòng điện trong kim loại . - GV yêu cầu HS nhớ lại sơ lược cấu tạo nguyên tử H18.4, trả lời câu C4. - Yêu cầu HS chỉ trên mô hình 20.3, trả lời câu hỏi: + Nếu nguyên tử thiếu 1 electron thì phần còn lại của nguyên tử mang điện tích gì? Tại sao? - GV thông báo: các nhà bác học đã phát hiện và khẳng định rằng : trong kim loại có các electron thoát ra khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong kim loại gọi là electron tự do. - GV ghi bảng phần 1: Trong kim loại có các electron tự do. Nhấn mạnh đây là điểm khác với vật cách điện. - GV đưa tranh vẽ mô hình đơn giản của một đoạn dây kim loại khi chưa có dòng điện chạy qua. Yêu cầu HS chỉ ra trên hình kí hiệu nào biểu diễn các electron tự do, kí hiệu nào biểu diễn phần còn lại của nguyên tử? - GV treo hình 20.4 , hình vẽ phóng to dây dẫn kim loại nối bóng đèn với hai cực của pin và một số electron tự do trong dây dẫn đó. - Phát phiếu học tập2 :Yêu cầu HS trả lời câu C6? - Hướng dẫn HS thảo luận trên lớp. *GV chốt lại: Khi có dòng điện trong kim loại các electron không còn chuyển động tự do nữa mà nó chuyển dời có hướng. - Yêu cầu HS hoàn thành kết luận vào vở . - GV thông báo thêm: trên hình 20.3 ta thấy các electron tự do có ở mọi chỗ trong dây dẫn, vì vậy khi đóng mạch điện, các electron tự do trong dây dẫn nhận được tín hiệu gần như cùng một lúc và đồng loạt c/đ có hướng, do đó bóng đèn gần như sáng tức thì, vì thế ta thường hay ví “nhanh như điện” HĐ4: Ghi nhớ- vận dụng –Hướng dẫn về nhà 1) Qua bài học hôm nay các em cần ghi nhớ những vấn đề gì? 2) Vận dụng kiến thức vừa học trả lời câu C7, C8, C9. 3) Hướng dẫn về nhà: Học thuộc phần ghi nhớ. Làm BT20.1 đến 20.4 SBT - 1 HS lên bảng trả lời câu hỏi. Yêu cầu nêu được: + Chưa có dòng điện trong mạch vì đèn chưa sáng. + HS mắc lại mạch điện: nối 2 mỏ kẹp với nhau. +Đèn sáng – có dòng điện chạy trong mạch. - HS đọc phần thông báo mục I để trả lời câu hỏi của GV. - 1 HS nêu tên các vật trong bộ TN của nhóm mình. - 1HS nêu phần đoán nhận của mình về vật dẫn điện, vật cách điện. - HS nêu cách tiến hành TN. - HS nêu được: ở TN trên, nếu đèn sáng thì vật cần kiểm tra là dẫn điện, nếu đèn không sáng thì vật cần kiểm tra là cách điện. - HS các nhóm tiến hành TN, điền kết quả vào bảng kết quả TN của nhóm mình trên bảng. - HS nêu nhận xét về kết quả TN của các bạn trong lớp. - Ghi vở ví dụ về vật dẫn điện, vật cách điện: + Vật dẫn điện: dây thép, đồng, ruột bút chì… +Vật cách điện: vỏ nhựa bọc điện, sứ, cao su, nhựa… - HS qs bóng đèn, nêu một số bộ phận của bóng đèn. - HS hoàn thành phiếu học tập theo nhóm: + Bộ phận dẫn điện: Bóng đèn: Dây tóc, dây trục, hai đầu dây đèn. Phích cắm điện: Hai chốt cắm, lõi dây. + Bộ phận cách điện: Bóng đèn:Trụ thuỷ tinh, thuỷ tinh đen. Phích cắm: vỏ nhựa của phích cắm, vỏ dây. - HS nêu được khi cắm hoặc rút phích điện tay phải cầm vào vỏ nhựa của chốt cắm để đảm bảo an toàn. Cá nhân HS nêu ví dụ C2: +Vật liệu dẫn điện: bạc, đồng, nhôm, axit, nước… +Vật liệu cách điện: nước nguyên chất, cao su, thuỷ tinh, không khí khô sạch… - Cá nhân HS nêu ví dụ trả lời C3: + Các đường dây tải điện đi xa, không có vỏ bọc cách điện, tx trực tiếp với không khí. Giữa chúng không có dòng điện nào chạy qua không khí. + Giữa 2 chốt công tắc là k2 , khi ngắt công tắc đèn không sáng. Vậy bình thường k2 là chất cách điện. - HS lắng nghe, ghi nhớ để thực hiện an toàn về điện. -HS nêu được dòng điện là gì. - Cá nhân HS suy nghĩ trả lời câu hỏiC4: hạt nhân của nguyên tử mang điện tích dương, các electron mang điện tích âm. +Nếu nguyên tử thiếu electron phần còn lại của nguyên tử mang điện tích dương. - 1 HS lên bảng chỉ trên hình vẽ kí hiệu electron tự do, và phần còn lại của nguyên tử mang điện tích dương vì nguyên tử khi đó thiếu electron.( câu C5) - HS hoàn thành theo nhóm phiếu học tập2. C6: Electron tự do mang điện tích âm bị cực âm đẩy, bị cực dương hút. Chiều mũi tên từ cực âm qua bóng đèn sang cực dương của pin. - Tham gia thảo luận trên lớp. - HS trả lời phần ghi nhớ. - cá nhân HS trả lời phần vận dụng. I- Chất dẫn điện và chất cách điện + Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. + Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. II- Dòng điện trong kim loại 1. Electron tự do trong kim loại - Trong kim loại có các electron tự do. 2. Dòng điện trong kim loại Kết luận: Các electron tự do trong kim loại chuyển dịch có hướng tạo thành dòng điện chạy qua nó. Rút kinh nghiệm – Bổ sung: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doc22.DOC