1.Kiến thức :
- Mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của các chất lỏng.
- Nhận biết được các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
2. Kĩ năng :
- Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất lỏng để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế.
3. Thái độ :
- Trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ, có tinh thần hợp tác với các thành viên trong nhóm.
3 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1166 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 23 - Tiết 22 - Bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 23 Ngày soạn :19/01/2013
Tiết : 22 Ngày dạy : 22/01/2013
BÀI 19: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG
I . Mục tiêu :
1.Kiến thức :
- Mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của các chất lỏng.
- Nhận biết được các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
2. Kĩ năng :
- Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất lỏng để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế.
3. Thái độ :
- Trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ, có tinh thần hợp tác với các thành viên trong nhóm.
II. Chuẩn bị :
1. Giáo viên:
- Đọc kĩ nội dung bài dạy và các tài liệu liên quan.
- 1 bình cầu chứa nước màu đậy bằng nút có gắn ống thủy tinh, 1 ca đựng nước lạnh, một phích nước nóng dùng chung, 1 ca không .
- Giáo viên vẽ hình 19.3 và hình vẽ minh họa cho C7
2. Học sinh :
- Chuẩn bị kĩ nội dung bài 19 trước ở nhà.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học :
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số vệ sinh lớp .
6A1……….. 6A3………….. 6A4………….. 6A5…………. 6A6………….
2. Kiểm tra bài cũ :
- Các chất rắn nở vì nhiệt như thế nào?
- Tại sao các tấm tôn lợp mái nhà phải làm hình gợn sóng?
3. Bài mới:
GV tổ chức các hoạt động
Hoạt động của học sinh
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới
- Gọi 2 học sinh đọc phần mở bài SGK. Bạn Bình trả lời đúng hay sai? Vì sao? =>Bài mới.
- Học sinh lắng nghe.
Hoạt động 2 : Làm thí nghiệm.
-Hướng dẫn học sinh sằp xếp, chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm và sau đó cung cấp cho mỗi nhóm học sinh 1 chậu nước nóng. Dặn dò học sinh quan sát mực chất lỏng trong ống thủy tinh trước và sau khi nhúng bình vào nước nóng.
-Yêu cầu học sinh đọc kĩ phần làm thí nghiệm, quan sát hình vẽ SGK. Gv hướng dẫn tránh để học sinh bị bỏng bởi nước nóng.
-HS : Làm việc theo nhóm.
1. L àm thí nghiệm :
2. Trả lời câu hỏi :
C1: Mực nước trong ống dâng lên. Vì nước nóng lên nở ra.
C2 : Mực nước trong ống thủy tinh tụt xuống. Vì nước lạnh đi, co lại.
C3: Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
Hoạt động 3 : Trả lời câu hỏi.
Sau khi các nhóm làm song TN.
Ghi tên mục 2 lên bảng và yêu cầu HS trả lời câu C1:
Yêu cầu HS tiến hành TN và trả lời câu C2.
Treo hình 19.3 phóng to lên bảng.
Yêu cầu HS mô tả TN trong hình vẽ.
Yêu cầu HS dựa vào kết quả TN trên hình để rút ra kết luận về sự nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau.
HS: Nghiên cứu trả lời câu C1.
C1: Mực nước trong ống thuỷ tinh dâng lên, vì nước nóng lên, nở ra.
HS: Tiến hành TN để kiểm chứng:C2:
HS: Quan sát hình 19.3 và mô tả TN ở hình này.
Nhận xét: Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
2. Trả lời câu hỏi :
C2 : Mực nước trong ống thủy tinh tụt xuống. Vì nước lạnh đi, co lại.
C3: Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
Hoạt động 4: Giải thích thí nghiệm và rút ra kết luận
GV: Yêu cầu HS hoàn thành câu trả lời câu C4.
GV: Yêu cầu HS rút ra kết luận chung cho bài học hôm nay:
GV: Gọi HS đọc kết luận của nhóm mình và nhận xét.
HS: Hoạt động cá nhân trả lời câu C4:
C4: (1) tăng (2) giảm
không giống nhau
- Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
3. Rút ra kết luận
C4 : a) (1) tăng , (2) giảm b) (3) không giống nhau.
Hoạt động 5 : Vận dụng
Gọi cá nhân học sinh trả lời câu C5 C6
* Hướng dẫn học sinh trả lời C7
- Chất lỏng nở vì nhiệt như thế nào?
- Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt như thế nào?
- Học sinh thảo luận và trả lời C5,C6,C7
C5:
C6: Để tránh nắp chai bị bật ra khi chất lỏng trong chai nở vì nhiệt.
C7: Mực chất lỏng trong ống nhỏ dâng lên nhiều hơn. Vì thể tích chất lỏng dâng lên như nhau, ống có tiết diện nhỏ hơn mực chất lỏng nhiều hơn.
4. Vận dụng
C5: Vì khi đun nóng nước trong ống nở ra và tràn ra ngoài C6: Để tránh nắp chai bị bật ra khi chất lỏng trong chai nở vì nhiệt.
C7: Mực chất lỏng trong ống nhỏ dâng lên nhiều hơn.
IV. Củng cố:
- Yêu cầu HS trình bày nội dung phần ghi nhớ.
- Giải thích một số hiện tượng sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
V. Hướng dẫn về nhà:
- Đọc mục có thể em chưa biết trang 61 SGK.
- Làm bài tập ở nhà bài 19.1, 19.2, 19.3 SBT.
- Trả lời câu hỏi sau : “ Tại sao không nên bơm bánh xe đạp quá căng rồi để ngoài nắng?”.
File đính kèm:
- tuan23ly6tiet22.doc